ĐỌC
Trao đổi với bạn một điều thú vị mà em biết về thế giới loài vật.
CON VẸT XANH
Một hôm, trong vườn nhà Tú xuất hiện một con vẹt nhỏ bị thương ở cánh. Thương vẹt, Tú chăm sóc nó rất cần thận. Anh của Tú bảo, vẹt có thể bắt chước tiếng người nên Tủ rất háo hức được nghe nó nói.
Đi học về, Tú chạy đến bên con vẹt nhỏ. Nhận ra Tú, vẹt nhảy nhót há mỏ đòi ăn. Tú vừa cho ân, vừa nói với nó như nựng trẻ con:
- Vẹt à, dạ!
Vẹt xù lông cổ, rụt đầu, gù một cái, không thành tiếng dạ, nhưng Tú cũng xuýt xoa:
- Giỏi lắm!
Chợt anh của Tú gọi:
- Tú ơi!
Tủ phụng phịu:
- Cái gì?
- Anh gọi mà em trả lời vậy à? Ra phụ anh đi.
Tú buồn bực, vừa đi vừa lấm bẩm:
- Kêu chi kêu hoài!
Lần nào Tú cũng phụng phịu như thế với anh khi đang chơi với vẹt.
Vẹt mỗi ngày một lớn, lông xanh óng ả, biết huýt sáo lảnh lót nhưng vẫn không nói tiếng nào. Một hôm, Tủ gọi:
- Vẹt à!
Ngờ đâu một giọng the thé gắt lại:
- Cái gì?
Trời ơi, con vẹt nói! Tú sướng quá, nhảy lên reo hò. Tú khoe khắp nơi. Hôm sau, mấy đứa bạn tới nhà. Tú hãnh diện gọi:
- Vẹt à, dạ!
Vẹt đáp the thẻ:
- Cái gì?
Các bạn ngạc nhiên thích thú, cười ầm lên. Tú vờ nghiêm mặt:
- Anh chăm sóc vẹt cực khổ, vậy mà anh gọi, vẹt trả lời "cái gì" à?
- Kêu chi kêu hoài!
Các bạn cười bò, tranh nhau gọi vẹt. Nhưng Tú sửng sốt ngồi lặng thinh.
Bạn về rồi, Tú vẫn ngồi lặng như thế. Tú nhớ lại bao lần anh gọi, Tú đã trả lời “Cái gì?" và căn nhàn "Kêu chi kêu hoài". Tú hối hận quá, chỉ mong anh gọi đề Tủ "dạ" một tiếng thật to, thật lễ phép. Con vẹt nhìn Tủ, dường như cũng biết lỗi nên xù lông có, rụt đầu, gù một cái nghe như tiếng: "Dạ!".
(Theo Lý Lan)
1. Tú đã làm gì khi thấy con vẹt bị thương trong vườn nhà?
2. Những chi tiết nào cho thấy Tú yêu thương vẹt?
3. Nêu tâm trạng, cảm xúc của Tú trong mỏi tình huống dưới đây:
Nghe anh trai nói vẹt có thể bắt chước tiếng người.
Lần đầu tiên nghe vẹt bắt chước tiếng mình.
Nghe thấy vẹt bắt chước những lời mình nói trống không với anh.
4. Đoạn kết của câu chuyện cho biết Tú đã nhận ra điều gì và sẽ thay đổi như thế nào?
5. Sắp xếp các câu dưới đây thành đoạn văn tôm tắt nội dung câu chuyện Con vẹt xanh.
a. Một ngày, vẹt bắt chước tiếng nói của Tú khiến Tú rất vui.
b. Tú nhận ra mình đã không lễ phép với anh và rất hối hận về điều đó.
c. Nhưng khi vẹt nói nhiều hơn, Tú thấy vẹt toàn bắt chước những lời Tú nói trống không với anh trai.
d. Có một chú vẹt nhỏ bị thương ở cánh được Tú yêu thương và chăm sóc cẩn thận.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
1. Tìm tiếp các động từ chỉ trạng thái theo mẫu.
a. Chứa tiếng "yêu" M: yêu quý
b. Chứa tiếng "thương" M: thương mến
c. Chưa tiếng "nhớ" M: nhớ mong
d. Chứa tiếng "tiếc" M: tiếc nuối
2. Tìm động từ chỉ trạng thái thể hiện tình cảm, cảm xúc thay cho bông hoa (mỗi từ chỉ dùng một lần).
Mẹ ơi!
Con 🌸 mẹ quá! Sao mẹ đi công tác lâu thế? Tối nào em Chi cũng khóc đòi mẹ. Con 🌸 em lắm. Chúng con rất mong mẹ về.
Hôm nay con vừa giành được giải Nhất cuộc thi cờ vua mẹ a. Ai cũng 🌸 con. Còn con, con rất 🌸 bác Dũng đã dạy con học cờ. Thế mà hồi xưa khi mới học cờ, con 🌸 môn này thế. Con còn 🌸 mẹ vì mẹ cứ thuyết phục con học. Bây giờ thì con 🌸 cờ vua lắm.
Mai con lại nhân tin tiếp cho mẹ nhé. Con 🌸 mẹ!
Con gái
3. Chọn động từ chỉ trạng thái để đặt câu phù hợp với tranh.
ốm sốt
mệt nhức
khát đau
VIẾT
LUYỆN VIẾT MỞ BÀI, KẾT BÀI CHO BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
1. Xếp các mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp.
Ngày xửa ngày xưa, ở một đất nước xa xôi, có cô bé xinh đẹp tên là Lọ Lem.
Em được mẹ tăng cuốn sách có nhan đề "100 truyện cổ tích hay nhất thế giới. Đối với em, thú vị nhất là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".
Tối nào cũng vậy, bằng giọng ấm áp, bà lại kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích từ ngày xửa ngày xưa. Trong những câu chuyện bà kể, em nhớ mãi câu chuyện Cô bé Lọ Lem với bao nhiêu phép biến hoá nhiệm màu.
Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện.
Mở bài giản tiếp: Giới thiệu câu chuyện bằng nhiều cách (nêu bối cảnh nghe, đọc câu chuyện; nêu cảm nghĩ về câu chuyện; nêu một kỉ niệm gần với câu chuyện...).
2. Xác định kiểu kết bài của mỗi đoạn dưới đây:
Từ đó, họ sống hạnh phúc bên nhau đến cuối đời.
Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
Câu chuyện "Cô bé Lọ Lem” dù đã kết thúc nhưng thế giới của những hoàng tử công chúa, những bà tiên với phép màu kì diệu vẫn khiến em thao thức mãi. Ước gì trong giấc mơ, em được bước vào thế giới thần tiên ấy.
Kết bài mở rộng: Nêu suy nghĩ, cảm xúc... sau khi nghe hoặc đọc câu chuyện.
Kết bài không mở rộng: Chỉ nêu kết thúc của câu chuyện.
3. Viết mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng cho bài văn kể lại câu chuyện Cô bé Lọ Lem.
Ghi nhớ
Có hai cách viết mở bài và hai cách viết kết bài cho bài văn kể lại một câu chuyện:
- Mở bài trực tiếp là kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. Mở bài gián tiếp là nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.
- Kết bài mở rộng là nêu suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện,... Kết bài không mở rộng là chỉ nêu kết thúc của câu chuyện.
Kể cho người thân nghe câu chuyện Con vẹt xanh và chia sẻ với người thân cảm nghĩ của em về câu chuyện.