ĐỌC
Trao đổi với bạn: Khi muốn miêu tả một sự vật, làm thế nào để tả đúng đặc điểm của sự vật đó?
TẬP LÀM VĂN
Cuối tuần, ba cho tôi về quê để tôi tìm được nhiều ý cho bài văn "Tả cây hoa nhà em." Ngồi đò dọc ba mươi cây số, tôi đã viết mở bài thế này:
Chiều thứ Bảy về quê, tôi gặp lại cây hoa hồng mà ngoại đã trồng ở mảnh vườn trước cửa.
Nhưng về tới quê thì trời sập tối. Bụi hồng, bụi dạ lí, bụi mẫu đơn trông không khác gì nhau nên tôi đành để dở dang bài văn.
Hôm sau, trời còn mù sương, tôi đã có mặt ngoài vườn. Gió xào xạc trên tàu dừa. Cây hoa hồng bỗng giật mình, rung rinh, những giọt sương từ mặt lá rơi xuống. Ý văn cũng như sương lã chã:
Thân cây hoa to bằng ngón tay cái. Cành hoa nhỏ như ngón tay út, xoè ra nhiều là hình trái tim viền răng cưa. Sương như những hòn bi ve tí xíu tụt từ là xanh xuống bông đỏ, đi tìm mùi thơm ngào ngạt núp đầu giữa những cánh hoa...
Tới đây thì bí quá! Tôi định chạy lại bậc thêm để đọc câu hỏi gợi ý trong sách, chẳng may đánh rơi cuốn vở dưới gốc cây hồng, Cúi xuống nhặt vở thì tay tôi bị gai cào một vết. Hoá ra cây hoa hồng còn có gai. Quên xuýt xoa, tôi nghĩ tiếp về bài văn của mình:
Hồng không phải mít mà cũng có gai. Gai hồng không nhể được ốc luộc như gai bưởi. Gai hồng giữ cho bông hồng thả sức đẹp...
Tới đây có thể kết luận được rồi. Tôi đọc gợi ý cuối cùng trong sách: "Em đã chăm sóc, bảo vệ cây hoa đó như thế nào?." Khó ghê! Ông bà trồng và chăm sóc đấy chứ! Nhưng vẫn còn kịp. Tôi vào bếp lấy cái bình, múc nước rồi hăm hở bước theo ý văn của mình và té cái "oạch" trước khi viết đoạn kết:
Từ tay tôi, cái bình tưới như chú voi con dễ thương đung đưa vòi, rắc lên cây hoa hồng một cơn mưa rào nhỏ.
(Theo Trấn Quốc Toàn)
Từ ngữ
- Xào xạc: từ mô phỏng tiếng như tiếng là cây lay động va chạm nhẹ vào nhau.
- Lã chã (nước mắt, mồ hôi): nhỏ xuống thành giọt, nối tiếp nhau không dứt.
1. Mục đích về quê của bạn nhỏ là gì?
2. Khi ở quê, bạn nhỏ đã làm gì để tả được cây hoa theo yêu cầu?
3. Những câu văn nào là kết quả của sự quan sát kết hợp với trí tưởng tượng phong phú của bạn nhỏ?
4. Em thích câu văn nào nhất trong bài văn của bạn nhỏ? Theo em, bài văn của bạn nên viết thêm những ý nào?
5. Em học được điều gì về cách viết văn miêu tả sau khi đọc câu chuyện trên?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
1. Chọn động từ trong ngoặc đơn thay cho bông hoa trong mỗi đoạn văn dưới đây:
a. Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Bỗng một con gà trống 🌸 cánh phành phạch và cất tiếng 🌸 lanh lảnh ở đầu bản. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy 🌸 te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau 🌸 ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều... Bản làng đã thức giấc.
(Theo Hoàng Hữu Bội)
(gáy, kêu, vỗ)
b. Buổi trưa, nương rẫy im vắng. Mặt trời đứng thẳng trên đỉnh đầu. Không một con chim 🌸, không một con thú 🌸. Đàn khướu làm tổ trong bụi nửa vừa 🌸 véo von, giờ đã im bặt. Buổi trưa dần qua. Trời bớt oi ả. Gió rừng lại nổi. Bầy khướu nhảy lách tách trên cành 🌸 sâu. Tiếng là xào xạc trong gió.
(Theo Vũ Hùng)
(tìm, kêu, hót)
2. Dựa vào tranh, tìm động từ chỉ hoạt động.
3. Đặt câu với các động từ chỉ hoạt động di chuyển tím được ở bài tập 2.
VIẾT
VIẾT BÀI VĂN THUẬT LẠI MỘT SỰ VIỆC
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về sự việc đó.
1. Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 10, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát và chỉnh sửa bài viết.
a. Đọc lại bài làm của em để phát hiện lỗi.
Trình tự sắp xếp các việc | Dùng từ, đặt câu | Chính tả, chữ viết |
Cách thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về hoạt động đã chứng kiến hoặc tham gia |
b. Sửa lỗi trong bài làm (nếu có).
3. Nghe thầy cô nhận xét bài làm và chỉnh sửa bài.
Viết vào vở hoặc số tay các từ ngữ chỉ những việc em làm trong ngày.
Đánh dấu vào những động từ.
M: đọc truyện