ĐỌC
Chia sẻ với bạn câu chuyện về thời niên thiếu của một nhà bác học mà em đã được đọc hoặc được nghe ké.
NHÀ PHÁT MINH 6 TUỔI
Ma-ri-a sinh ra trong một gia đình sáu đời có người là giáo sư đại học. Cô bé rất thích quan sát. Hồi có 6 tuổi, có lần, gia đình tổ chức bữa tiệc. Cô bé nhận thấy một điều lạ: Mỗi lần gia nhân bưng trà lên, tách đựng trà thoạt đầu trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì những tách trà kia bỏng nhiên dùng chuyển động, cứ như bị cái gì đó ngăn lại. Ma-ri-a nghĩ mãi mà vẫn không hiểu vì sao. Thế là cô lặng lẽ rời khỏi phòng khách.
Cô bé vào bếp, lấy một bộ đồ trà ra và tự mình làm đi làm lại thí nghiệm. Cuối cùng cô cũng hiểu ra: Khi giữa tách trà và đĩa có một chút nước thì tách trà sẽ đứng yên. Lúc ấy, Ma-ri-a chợt thấy cha đang vào bếp. Cô liền nói với cha phát hiện của mình. Cha cô hết sức vui mừng. Ông nâng bổng có con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: "Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!".
Về sau, Ma-ri-a trở thành giáo sư nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ. Năm 1963, bà vinh dự được tặng Giải thưởng Nô-ben Vật lí.
(Theo Gương hiếu học của 100 danh nhân đoạt giải Nô-ben)
Từ ngữ
- Gia tộc: tập hợp gồm nhiều gia đình có cùng huyết thống.
- Giải thưởng Nô-ben: giải thưởng quốc tế mang tên nhà khoa học Nô-ben, được trao thưởng hằng năm (bắt đầu từ năm 1901) cho những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực vật lí, hoá học, y học, văn học, kinh tế và hoà bình.
1. Điều lạ mà cô bé Ma-ri-a quan sát được khi gia nhân bưng trà lên là gì?
2. Tìm trong bài đọc các thông tin về việc làm thí nghiệm của Ma-ri-a.
Địa điểm làm thí nghiệm
Dụng cụ làm thí nghiệm
Mục đích làm thí nghiệm
3. Câu trả lời Ma-ri-a tìm được sau khi làm thí nghiệm là gì?
4. Câu nói của người cha: "Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!" thể hiện điều gì?
5. Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Ma-ri-a.
1. Tìm trong bài đọc Nhà phát minh 6 tuổi những từ có chứa tiếng "gia", nêu nghĩa của những từ đó.
2. Chuyến câu sử dụng dấu ngoặc kép sau đây thành câu sử dụng dấu gạch ngang.
Ông nàng bổng cô con gái nhỏ lên vai, đi thẳng ra phòng khách, hân hoan nói: "Đây sẽ là giáo sư đời thứ bảy của gia tộc tôi!"
VIẾT
TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN
1. Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Em được mẹ tặng cuốn sách có nhan đề "100 câu chuyện có tích hay nhất thế giới". Đối với em, thú vị nhất trong cuốn sách là câu chuyện "Cô bé Lọ Lem".
Ngày xửa ngày xưa, ở một đất nước xa xôi, có có bé xinh đẹp tên là Lọ Lem. Chuyện kể rằng, sau khi mẹ Lọ Lem mất, bố có lấy vợ mới. Người vợ mới có hai cô con gái riêng và chẳng yêu thương Lọ Lem chút nào. Không lâu sau, bố Lọ Lem cũng qua đời, cuộc sống của cô càng khổ cực
Một ngày nọ, vua tổ chức vũ hội. Mẹ kế và hai cô con gái đi dự hội, bắt Lọ Lem ở nhà nhặt đậu lẫn trong đồng tro. Lọ Lem khóc nức nở. Thế rồi, một bà tiên xuất hiện giúp cô nhặt đậu, hoá phép cho cô váy dạ hội và đôi giày thuỷ tinh tuyệt đẹp. Bà còn biến quả bí ngô thành cỗ xe ngựa đưa Lọ Lem đi dự hội. Bà dặn Lọ Lem phải về trước 12 giờ đêm, nếu không mọi phép thuật sẽ tan biến.
Ở vũ hội, Lọ Lem xinh đẹp đến mức hoàng tử chỉ khiêu vũ với mình cô. Đến 12 giờ, vì vội ra về, Lọ Lem làm rơi một chiếc giày. Hoàng tử sai người đi khắp nơi tìm chủ nhân của chiếc giày. Hai cô chị cũng ướm thử giày nhưng không vừa. Tới lượt Lọ Lem thì vừa như in. Hoàng tử vui mừng đón có về cung. Từ đó, họ sống bên nhau hạnh phúc đến cuối đời.
Em rất thích câu chuyện này vì cái kết thật có hậu. "Cô bé Lọ Lem” xứng đáng là một trong những câu chuyện cổ tích hay nhất thế giới.
(Nguyễn Ngọc Mai Chi)
a. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
b. Dựa vào câu chuyện được kế trong phần thân bài, nói tiếp diễn biến của các sự việc dưới đây:
Sự việc 1 Bối cảnh: Khi mẹ Lọ Lem mất Diễn biến: Bố Lọ Lem lấy vợ mới. Người vợ mới có hai con gái riêng. | Sự việc 2 Bối cảnh: Khi bố Lọ Lem qua đời Diễn biến: (...) | Sự việc 3 Bối cảnh: Khi vua tổ chức vũ hội Diễn biến: (...) |
Sự việc 4 Bối cảnh: Khi Lọ Lem khóc vì không được đi dự vũ hội Diễn biến: (...) | Sự việc 5 Bối cảnh: Khi Lọ Lem đi dự vũ hội Diễn biến: (...) | Sự việc 6 Bối cảnh: Khi hoàng tử sai người đi tìm chủ nhân của chiếc giày Diễn biến: (...) |
c. Trong bài văn, câu chuyện được kể lại theo cách nào?
Theo sự việc diễn ra trong câu chuyện
Theo đặc điểm của nhân vật chính (ngoại hình, hành động, lời nói...)
Tập trung vào một chỉ tiết má người viết thích nhất
d. Những từ được in đậm trong bài văn có tác dụng gì?
2. Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện.
- Bố cục của bài văn.
- Trình tự của các sự việc.
- Từ ngữ dẫn dắt và kết nối các sự việc.
Ghi nhớ
Bài văn kể lại một câu chuyện thường gồm 3 phần:
- Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện (tên câu chuyện, lí do biết câu chuyện hoặc nêu ấn tượng về câu chuyện,...).
- Thân bài: Kể tóm tắt câu chuyện theo trình tự diễn ra các sự việc (chú ý sử dụng từ ngữ kết nối các sự việc).
- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện, mong muốn sau khi đọc câu chuyện hoặc bài học rút ra từ câu chuyện.
ĐỌC MỞ RỘNG
1. Đọc bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm trong cuộc sống.
G:
Bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm cùng gia đình: đi du lịch, về quê,... | Bài thơ, bài văn viết về trải nghiệm ở trường học: học tập, vui chơi, đi thư viện, làm kế hoạch nhỏ, trồng cây.... |
2. Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH | ||
Tên bài thơ, bài văn: (...) | Tác giả: (...) | Ngày đọc: (...) |
Trải nghiệm trong cuộc sống được nhắc đến: (...) | ||
Suy nghĩ của em về trải nghiệm: (...) | ||
Em đã có trải nghiệm này chưa? Cùng với ai?: (...) | ||
Mức độ yêu thích: ☆☆☆☆☆ |
3. Trao đổi với bạn về một trải nghiệm thú vị của em cùng người thân.
Sưu tầm thêm những câu chuyện về các thần đồng hoặc nhà bác học nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam.