ĐỌC
Trao đổi với bạn những điều em biết về một nhạc cụ dân tộc như khèn, đàn bầu, đàn t'rưng, đàn đá,...
G: Em có thể nói về hình dáng, cấu tạo, cách chơi,... nhạc cụ đó.
THANH ÂM CỦA NÚI
Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng... Âm thanh cây khèn của người Mông có thể làm đắm say cả những du khách khó tính nhất.
Khèn của người Mông được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Sáu ống trúc tượng trưng cho tình anh em tụ hợp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khèn. Nhìn và tưởng tượng thêm một chút thấy chúng như dòng nước đang trôi. Dòng nước đó chở thứ âm thanh huyền diệu, chảy mãi từ nguồn lịch sử cho đến tận bến bờ hiện tại.
Tiếng khèn gắn bó với người Mông mỗi khi lên nương, xuống chợ. Tiếng khèn hoà với tiếng cười reo vang náo nức khắp làng bản mỏi độ xuân về. Tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông xưa truyền lại cho các thế hệ sau.
Đến Tây Bắc, bạn sẽ gặp những nghệ nhân người Mông thối khèn nơi đỉnh núi mênh mang lộng gió. Hình bóng họ in trên nền trời xanh hệt như một tuyệt tác của thiên nhiên. Núi vút ngàn cao, rừng bao la rộng cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn đầy khát khao, dạt dào sức sống.
(Theo Hà Phong)
Từ ngữ
- Tây Bắc: vùng núi phía tây ở miền Bắc nước ta.
- Vấn vương (như vương vấn): thường cử phải nghĩ đến, nhớ đến, không dứt ra được
- Huyền diệu: rất kì lạ, không thể hiểu hết được.
1. Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
2. Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn.
- Vật liệu làm khèn
- Những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn. (...)
3. Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
4. Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
5. Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi. Chọn câu trả lời đúng.
A. Nét đặc sắc của văn hoá các vùng miền trường tồn cùng thời gian.
B. Các nhạc cụ dân tộc thể hiện sự sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam.
C. Tiếng khèn của người Mông là nét văn hoá quý báu, cần được lưu giữ, bảo tồn.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ BIỆN PHÁP NHÂN HOÁ
1. Tìm vật, hiện tượng được nhân hoá trong các đoạn dưới đây. Cho biết chúng được nhân hoá bằng cách nào.
Gọi vật, hiện tượng bằng những từ ngữ chỉ người | Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để kể, tả về vật, hiện tượng | Trò chuyện, xưng hô với vật, hiện tượng như với người |
a. Nước đang nằm nhìn mây
Nghe bò, cười nhoên miệng
Bóng bò chợt tan biến
Bò tưởng bạn đi đâu
Cứ ngoái trước nhìn sau
"Ậm ờ" tìm gọi mãi..
(Phạm Hồ)
b. Chắc bão có chân
Mới hay chạy nhảy
Vừa xô cây ấy
Đã rung cành này.
Chắc bão có tay
Móng dài vuốt sắc
Vườn nhà xơ xác
Bão cào đó thôi.
(Vũ Thế Hùng)
c. Vườn cây đầy ắp tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích cho nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm...
(Theo Nguyễn Kiên)
2. Em thích hình ảnh nhân hoá nào trong đoạn thơ dưới đây? Nêu tác dụng của hình ảnh nhân hoá đó.
Chẳng đâu bằng chính nhà em
Có đàn chim sẻ bên thềm líu lo.
Có nàng gà mái hoa mơ
Cục ta, cục tác khi vừa đẻ xong.
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
3. Đặt 2-3 câu có hình ảnh nhân hoá nói về cảnh vật, hiện tượng thiên nhiên.
M: Những chị mây đang dạo chơi trên bầu trời.
VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
Đề bài: Viết đoạn vân tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
1. Dựa vào phần tìm ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 18, viết đoạn văn theo yêu cầu của đề bài.
2. Đọc soát đoạn văn.
G:
? | Nội dung đoạn văn tưởng tượng kết nối với câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe. |
Những điều tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe tạo được sự bất ngờ, thủ vị cho người đọc hoặc người nghe. | |
Cách viết mở đoạn hoặc kết đoạn mới mẻ, hấp dẫn. | |
Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. | |
(...) |
3. Sửa lỗi đoạn văn (nếu có).
Chia sẻ với người thân về nội dung tưởng tượng trong đoạn văn em viết