Sách Giáo Khoa 247

Địa Lí 10 - Bài 2: Phương Pháp Biểu Hiện Các Đối Tượng Địa Lí Trên Bản Đồ | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 2: Phương Pháp Biểu Hiện Các Đối Tượng Địa Lí Trên Bản Đồ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Địa Lí 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 7

Các bản đồ địa lí có nội dung rất phong phú và đa dạng, bao gồm các đối tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội. Muốn sử dụng, khai thác bản đồ có hiệu quả, chúng ta phải có những hiểu biết về các phương pháp biểu hiện các đối tượng trên bản đồ. Có những phương pháp nào biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ? Các phương pháp đó có gì khác biệt?

NHÀ MÁY ĐIỆN

Nhiệt điện Thuỷ điện

                        Trên 1 000 MW

                            Dưới 1 000 MW

HỆ THỐNG TRẠM VÀ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN

Trạm 500 KV

Trạm 200 KV

Đường dây 500 KV

Đường dây 200 KV

Biên giới quốc gia

Hình 2.1. Bản đồ một số nhà máy điện ở Việt Nam, năm 2020

? Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, trình bày phương pháp kí hiệu (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).

1. Phương pháp kí hiệu

Phương pháp kí hiệu dùng để thể hiện các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể (đỉnh núi, các mỏ khoáng sản,...) hay những đối tượng tập trung trên những diện tích nhỏ mà không thể biểu hiện trên bản đồ theo tỉ lệ (nhà máy, điểm dân cư, trường học, ...).

Trên bản đồ, người ta dùng các dạng kí hiệu bản đồ khác nhau để thể hiện cho từng đối tượng, được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

Phương pháp kí hiệu có khả năng thể hiện về mặt chất lượng, số lượng, cấu trúc, sự phát triển và phân bố của đối tượng thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước, ... của kí hiệu.

Trang 8

2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động dùng để thể hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, kinh tế – xã hội trên bản đồ.

Trên bản đồ, sự di chuyển của các đối tượng được thể hiện bằng các mũi tên.

Đặc điểm của đối tượng, hiện tượng được thể hiện thông qua màu sắc, độ rộng và hướng của mũi tên.

GIÓ

Gió mùa hạ

Gió mùa đông

Gió Tây khô nóng

BÃO (Hướng di chuyển và tần suất)

Từ 0,3 đến 1 cơn bão/tháng

Từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng

Từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng

Biên giới quốc gia

Hình 2.2. Bản đồ hoạt động của gió và bão ở Việt Nam

? Dựa vào thông tin trong mục 2 và hình 2.2, hãy trình bày phương pháp kí hiệu đường chuyển động (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).

Trang 9

3. Phương pháp bản đồ – biểu đồ

Phương pháp bản đồ – biểu đồ thể hiện giá trị tổng cộng của đối tượng địa lí theo từng lãnh thổ (đơn vị hành chính) bằng cách đặt các biểu đồ vào phạm vi của các đơn vị lãnh thổ đó. Ví dụ: giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của các quốc gia; số dân của một tỉnh, sản lượng lúa của các tỉnh trong quốc gia, ...

Trên bản đồ, người ta có thể sử dụng các loại biểu đồ khác nhau: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, ...

Phương pháp này thể hiện được các đặc điểm về số lượng, chất lượng của các đối tượng và thường dùng để thể hiện trên bản đồ kinh tế – xã hội.

Diện tích và sản lượng lúa các tỉnh, thành phố

Diện tích trồng lúa (1 mm tương ứng 50.000 ha)

Sản lượng lúa (1 mm tương ứng với 100.000 tấn).

Các tỉnh, thành phố đánh số trên bản đồ

1. Bắc Ninh 2. Cần Thơ 3. Đồng Tháp

4. Hà Nam 5. Hải Dương 6. TP. HỒ CHÍ MINH 

7. Hưng Yên 8. Long An 9. Ninh Bình

10. Tây Ninh 11. Vĩnh Long 12. Vĩnh Phúc

Ranh giới tỉnh

Biên giới quốc gia

Hình 2.3. Bản đồ diện tích và sản lượng lúa cả năm của các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, năm 2020

? Dựa vào thông tin trong mục 3 và hình 2.3, hãy trình bày phương pháp bản đồ – biểu đồ (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).

Trang 10

4. Phương pháp chấm điểm

Phương pháp chấm điểm biểu hiện các đối tượng phân tán nhỏ lẻ trên lãnh thổ bằng sự phân bố của các điểm chấm trên bản đồ. Mỗi một điểm chấm tương ứng với một số lượng của đối tượng nhất định.

Phương pháp này chủ yếu thể hiện về số lượng của đối tượng.

Đô thị từ 20 triệu người trở lên

Đô thị từ 10 đến dưới 20 triệu người

Đô thị từ 5 đến dưới 10 triệu người

Mỗi chấm tương ứng 500 000 người Biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia

Biên giới quốc gia chưa xác định hoặc đang tranh chấp

Hình 2.4. Bản đồ phân bố dân cư châu Á, năm 2020

? Dựa vào thông tin trong mục 4 và hình 2.4, hãy trình bày phương pháp chấm điểm (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).

Trang 11

5. Phương pháp khoanh vùng

Phương pháp khoanh vùng thể hiện những đối tượng phân bố theo vùng nhưng không đều khắp trên lãnh thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định. Ví dụ: vùng phân bố các dân tộc khác nhau, vùng rừng, đồng cỏ,...

Có nhiều cách khác nhau để khoanh vùng trên bản đồ như dùng các đường nét liền, đường nét đứt, màu sắc, kí hiệu hoặc viết tên đối tượng vào vùng đó.

Cây thuốc nam

a) Khoanh vùng có ranh giới rõ rệt

b) Khoanh vùng không có ranh giới rõ rệt

Hình 2.5. Một số cách khác nhau thể hiện vùng trồng cây thuốc nam

? Dựa vào thông tin trong mục 5 và hình 2.5, hãy trình bày phương pháp khoanh vùng (đối tượng, hình thức và khả năng thể hiện).

Ngoài các phương pháp thể hiện bản đồ nói trên, còn có các phương pháp khác để thể hiện các đối tượng địa lí lên bản đồ như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp nền chất lượng, phương pháp bản đồ – mật độ và phương pháp biểu đồ định vị.

LUYỆN TẬP

1. Lập bảng để phân biệt một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (về đối tượng, hình thức, khả năng thể hiện của phương pháp).

2. Phương pháp nào sẽ được sử dụng khi biểu hiện các đối tượng, hiện tượng sau trên bản đồ?

– Mỏ khoáng sản

– Sự di dân từ nông thôn ra đô thị

– Phân bố dân cư nông thôn

– Số học sinh các xã, phường, thị trấn

– Cơ sở sản xuất

VẬN DỤNG

Sưu tầm một số bản đồ, tìm hiểu các đối tượng và phương pháp đã được sử dụng để biểu hiện các đối tượng đó trên bản đồ.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Địa Lí 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

tap-viet-1-tap-mot-35

TẬP VIẾT 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

tieng-anh-4-tap-hai-1085

Tiếng Anh 4 - Tập Hai

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-6-tap-2-117

Toán 6 - Tập 2

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

toan-4-tap-mot-1573

Toán 4 - Tập Một

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Toán 4 (Tập 1)

tieng-anh-7-tap-2-853

Tiếng Anh 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.