Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 10 - Bài 10: Hình Cắt Và Mặt Cắt | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 10: Hình Cắt Và Mặt Cắt và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 57

Sau khi học xong bài này, em sẽ: Vẽ được hình cắt, mặt cắt của vật thể.

Hình 10.1

Hình 10.1 a, b cùng biểu diễn một vật thể, hãy cho biết sự khác nhau của hai hình này.

I - KHÁI NIỆM MẶT GẮT, HÌNH BẮT

1. Khái niệm chung

Hình cắt, mặt cắt dùng để thể hiện các cấu tạo bên trong của vật thể. Mặt cắt và hình cắt được hình thành như sau:

- Quan sát vật thể.

- Tưởng tượng, dùng một mặt phẳng cắt vật thể đó ra làm hai phần.

- Bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt.

- Chiếu vuông góc phần vật thể còn lại lên mặt phẳng hình chiếu song song với mặt phẳng cắt.

- Hình biểu diễn phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt gọi là mặt cắt.

- Hình biểu diễn bao gồm mặt cắt và hình chiếu của phần vật thể còn lại gọi là hình cắt.

Hình 58

Khám phá

1. Quan sát Hình 10.2 và sắp xếp trình tự các hình a, b, c, d, e, g theo đúng trình tự hình thành mặt cắt, hình cắt ở trên.

2. Phân biệt khái niệm mặt cắt và hình cắt.

a) Mặt phẳng cắt

b) Mặt phẳng cắt

c)

d)

e) Kí hiệu vật liệu

Mặt phẳng hình chiếu

g)

Hình 10.2. Sự hình thành mặt cắt, hình cắt

Trang 59

2. Kí hiệu mặt cắt, hình cắt và kí hiệu vật liệu

- Kí hiệu mặt cắt và hình cắt (Hình 10.3) bao gồm:

+ Vị trí mặt phẳng cắt vẽ bằng nét gạch dài chấm đậm (nét cắt).

+ Hướng chiếu là hai mũi tên vẽ vuông góc với nét cắt.

+ Tên hình cắt, mặt cắt viết bằng chữ hoa ở bên cạnh nét cắt và ở phía trên hình cắt, mặt cắt.

- Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt:

Kí hiệu vật liệu trên mặt cắt được vẽ theo quy định trong tiêu chuẩn (TCVN 7:1993). Hình 10.4 mô tả cách vẽ kí hiệu vật liệu của ba loại vật liệu khác nhau.

a) Hình cắt

b) Mặt cắt

Hình 10.3. Kí hiệu hình cắt, mặt cắt

a) Kim loại;

b) Bê tông;

c) Chất dẻo, vật liệu cách điện, ...

Hình 10.4. Kí hiệu một số loại vật liệu

Luyện tập

Quan sát Hình 10.5 và cho biết các hình 1, 2, 3, 4 thuộc loại hình biểu diễn nào và tên gọi của mỗi hình.

 

a)

b)

Hình 10.5. Thân máy: a) Các hình chiếu; b) Hình cắt, mặt cắt

Trang 60

II – PHÂN LOẠI HÌNH GẮT, MẶT BẮT

1. Phân loại hình cắt

Tuỳ theo cấu tạo của vật thể mà dùng các loại hình cắt khác nhau.

- Hình cắt toàn bộ: là hình cắt sử dụng một mặt phẳng cắt để cắt toàn bộ vật thể (Hình 10.6).

Hình 10.6. Hình cắt toàn bộ

- Hình cắt bán phần: là hình biểu diễn với một nửa là hình chiếu, một nửa đối xứng kia là hình cắt, được sử dụng khi vật thể đối xứng.

Hình 10.7. Hình cắt một nửa

Hình cắt cục bộ: là hình biểu diễn một phần của vật thể dưới dạng hình cắt, được ghép với hình chiếu của phần còn lại bằng nét lượn sóng mảnh (Hình 10.8).

Hình 10.8. Hình cắt cục bộ

Trang 61

2. Phân loại mặt cắt

- Mặt cắt rời: là mặt cắt vẽ ở ngoài hình chiếu (Hình 10.9a).

- Mặt cắt chập: là mặt cắt được vẽ ngay trên hình chiếu (Hình 10.9b).

a) Mặt cắt rời

b) Mặt cắt chập

Hình 10.9. Mặt cắt rời và mặt cắt chập

Khám phá

Quan sát Hình 10.9 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- So sánh mức độ phức tạp của hai mặt cắt.

- Tìm sự khác nhau về nét vẽ đường bao quanh của hai mặt cắt.

III – VẼ HÌNH CẮT, MẶT CẮT

Hình cắt, mặt cắt thường được vẽ theo các bước sau đây. Ví dụ: Cho các hình chiếu vuông góc của giá đỡ, vẽ hình cắt, mặt cắt A − A (Hình 10.10).

Hình 10.10. Giá đỡ

Hình 10.11. Mô hình không gian của giá đỡ

Trang 62

Bước 1. Đọc bản vẽ các hình chiếu vuông góc: Hình dung ra được hình dáng và cấu tạo của vật thể (Hình 10.11).

Bước 2. Xác định vị trí cắt: Cắt qua vị trí rỗng cần biểu diễn (Hình 10.12).

Hình 10.12. Xác định vị trí cắt

Hình 10.13. Phần vật thể còn lại

Bước 3. Vẽ hình cắt, mặt cắt:

- Tưởng tượng bỏ đi phần vật thể giữa người quan sát và mặt phẳng cắt (Hình 10.13).

- Chiếu phần vật thể còn lại lên mặt phẳng song song với mặt phẳng cắt nhận được hình cắt (Hình 10.14b).

- Phần vật thể nằm trên mặt phẳng cắt tưởng tượng là mặt cắt (Hình 10.15).

a) Chiếu phần vật thể còn lại

b) Hình cắt

Hình 10.14. Vẽ hình cắt

Hình 10.15. Mặt cắt

Trang 63

Thực hành

1. Cho hai hình chiếu một vật thể (Hình 10.16). Hãy vẽ hình cắt toàn bộ A – A.

Hình 10.16. Để

2. Cho hai hình chiếu một vật thể (Hình 10.17). Hãy vẽ hình cắt một nửa B – B.

Hình 10.17. Gối đỡ

Vận dụng

Hãy vẽ hình cắt, mặt cắt một số đồ vật trong gia đình.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-10-3207

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

NXB Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 10

khoa-hoc-tu-nhien-8-946

Khoa Học Tự nhiên 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

vo-bai-tap-mi-thuat-2-1038

Vở bài tập MĨ THUẬT 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

am-nhac-8-913

Âm Nhạc 8

Sách Lớp 8 Cánh Diều

lich-su-10-823

Lịch Sử 10

Sách Lịch Sử Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 phần, 40 bài.

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.