Trang 5
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
⏹ Công nghệ và đời sống
⏹ Hệ thống kĩ thuật
⏹ Công nghệ phổ biến
⏹ Một số công nghệ mới
⏹ Đánh giá công nghệ
⏹ Cách mạng công nghiệp
⏹ Ngành nghề kĩ thuật, công nghệ
Trang 6
Sau khi học xong bài này, em sẽ:
⏹ Nêu được các khái niệm khoa học, kĩ thuật, công nghệ và mối liên hệ giữa chúng.
⏹ Mô tả được mối quan hệ giữa công nghệ với tự nhiên, con người và xã hội.
Hình 1.1
Quan sát Hình 1.1 em hãy kể tên một số sản phẩm công nghệ có trong hình. Mô tả vai trò của sản phẩm công nghệ đối với đời sống con người.
I – KHÁI QUÁT VỀ KHOA HỌC, KĨ THUẬT, CÔNG NGHỆ
1. Khoa học
Khám phá
Isaac Newton
Marie Curie
Louis Pasteur
Hình 1.2. Một số nhà khoa học và phát minh nổi bật
Quan sát Hình 1.2 em hãy cho biết phát minh nổi bật tương ứng với ba nhà khoa học.
Trang 7
Khoa học là hệ thống tri thức về mọi quy luật và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy. Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực của khoa học, có mục đích nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các sự vật, hiện tượng và quy luật tự nhiên dựa trên những bằng chứng có được từ quan sát và thực nghiệm.
Khoa học tự nhiên bao gồm các lĩnh vực Vật lí, Hoá học, Sinh học, Thiên văn học và Khoa học Trái Đất.
Những thành tựu của Khoa học tự nhiên không chỉ nâng cao hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng và các quy luật của tự nhiên mà còn được ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tạo dựng môi trường sống cho con người, định hình cho sự phát triển của kinh tế, xã hội, ...
Thông tin bổ sung
Một số phát minh khác về khoa học tự nhiên:
• Mikhail Vasilyevich Lomonosov (1711 - 1765): định luật bảo toàn vật chất và chuyển động, thuyết nhiệt động học phân tử, ...
• Dmitri Ivanovich Mendeleev ( 1834 – 1907): định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, ...
• Albert Einstein ( 1879 – 1955): thuyết tương đối, thuyết lượng tử, ...
Kết nối nghề nghiệp
Nhà khoa học là người làm công tác nghiên cứu khoa học với các phương pháp nghiên cứu khác nhau trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, phục vụ cho mọi mặt đời sống của con người.
2. Kĩ thuật
Khám phá
Hình 1.3. Ứng dụng khoa học trong cuộc sống
Quan sát Hình 1.3 và cho biết:
- Vấn đề cần giải quyết trong mỗi tình huống là gì?
- Vấn đề đã được giải quyết như thế nào?
- Cơ sở khoa học nào đã được sử dụng để giải quyết vấn đề?
Kĩ thuật là việc ứng dụng các nguyên lí khoa học vào việc thiết kế, chế tạo, vận hành các máy móc, thiết bị, công trình, quy trình và hệ thống một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
Kết quả của nghiên cứu kĩ thuật góp phần tạo ra các giải pháp, sản phẩm, công nghệ mới. Nhờ có kĩ thuật, các nguyên lí khoa học được ứng dụng trong thực tiễn biểu hiện qua các thiết bị, máy móc hay hệ thống phục vụ nhu cầu của đời sống, sản xuất, kiến tạo môi trường sống.
Kĩ thuật được chia thành các lĩnh vực khác nhau như kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện, kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật hoá học, ...
Trang 8
Thông tin bổ sung
Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng đòn bẩy, bánh xe, ròng rọc ,... hoặc các thiết bị dùng làm vũ khí công thành như móc Archimedes, súng thần công, máy bắn đá, máy bắn tên, ...
Kết nối nghề nghiệp
Kĩ sư là người làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật. Họ có kiến thức về toán học, khoa học tự nhiên, có tư duy thiết kế, năng lực giải quyết vẫn đề một cách sáng tạo.
3. Công nghệ
Khám phá
a) Phương pháp địa canh b) Phương pháp thuỷ canh c) Phương pháp khi canh
Hình 1.4. Các phương pháp trồng cây
Quan sát Hình 1.4, em hãy mô tả các phương pháp trồng cây và đánh giá ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp này.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kĩ thuật có hoặc không kèm theo công cụ. phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm, dịch vụ. Trong mối quan hệ với kĩ thuật, công nghệ là kết quả của hoạt động kĩ thuật. Công nghệ có tính chuyển giao và luôn luôn được đổi mới nhờ sự phát triển của khoa học, kĩ thuật.
Công nghệ rất đa dạng, phong phú và có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau. Theo lĩnh vực khoa học có công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, ... Theo lĩnh vực kĩ thuật có công nghệ cơ khí, công nghệ điện, công nghệ xây dựng, công nghệ vận tải, ...; Theo đối tượng áp dụng có công nghệ ô tô, công nghệ vật liệu, công nghệ nano, công nghệ trồng cây trong nhà kính, ...
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, công nghệ luôn là yếu tố có tính dẫn dắt, định hình và chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi có sự đột phá về công nghệ, đó là thời điểm diễn ra cách mạng công nghiệp.
Thông tin bổ sung
Công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D là những công nghệ đột phá và là nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Kết nối nghề nghiệp
Kĩ sư công nghệ là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài năng lực chuyên môn, họ sớm được tiếp cận với những công nghệ mới để mang lại cuộc sống tiện nghi cho con người.
4. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
Khám phá
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, công nghệ luôn là yếu tố có tính dẫn dắt, định hình và chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi có sự đột phá về công nghệ, đó là thời điểm diễn ra cách mạng công nghiệp.
Thông tin bổ sung
Công nghệ nano, công nghệ sinh học, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ in 3D là những công nghệ đột phá và là nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trang 9
Kết nối nghề nghiệp
Kĩ sư công nghệ là người làm việc trong lĩnh vực công nghệ. Ngoài năng lực chuyên môn, họ sớm được tiếp cận với những công nghệ mới để mang lại cuộc sống tiện nghi cho con người.
4. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
Khám phá
KĨ THUẬT
Tạo ra
CÔNG NGHỆ
Cơ sở
KHOA HỌC
Hình 1.5. Mối liên hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ
Quan sát Hình 1.5 và cho biết mối quan hệ giữa khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
Khoa học, kĩ thuật, công nghệ có mối quan hệ mật thiết với nhau được thể hiện trên Hình 1.5. Cu the:
- Khoa học là cơ sở của kĩ thuật; kĩ thuật thúc đẩy phát triển khoa học: kết quả nghiên cứu khoa học là những tri thức về sự vật, hiện tượng, các quy luật của thế giới tự nhiên. Kĩ thuật dựa trên các tri thức do khoa học khám phá ra để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ví dụ, khoa học phát minh ra lực đẩy Archimedes, kĩ thuật dựa trên lực đẩy Archimedes thiết kế ra tàu, thuyền nổi và di chuyển được trên mặt nước.
- Kĩ thuật tạo ra công nghệ mới, dựa trên công nghệ hiện có: một mặt, kĩ thuật giải quyết vấn đề thực tiễn dựa trên tri thức khoa học (cơ sở khoa học của kĩ thuật), kết quả là tạo ra hay cải tiến sản phẩm, công nghệ; mặt khác, công nghệ hiện có lại là cơ sở quan trọng của kĩ thuật (cơ sở công nghệ của kĩ thuật) để giải quyết vấn đề thực tiễn. Ví dụ, dựa trên nguyên lí lực từ tác động lên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua, kĩ thuật tạo ra công nghệ về động cơ điện; các động cơ điện sau khi được sáng chế ra, làm cơ sở để kĩ thuật giải quyết các vấn đề khác.
- Công nghệ thúc đẩy khoa học; khoa học là cơ sở để phát triển công nghệ: sự phát triển của công nghệ tạo điều kiện thúc đẩy khoa học phát triển qua các công nghệ, thiết bị đo lường, phân tích trong quá trình khám phá thế giới tự nhiên. Ví dụ, kính thiên văn điện tử (công nghệ) giúp quá trình nghiên cứu về thiên văn học hiệu quả hơn.
Trang 10
II - CÔNG NGHỆ VỚI TỰ NHIÊN, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1. Công nghệ với tự nhiên
Khám phá
Hình 1.6. Công nghệ hỗ trợ phòng chống thiên tai
Quan sát các Hình 1.6, 1.7, 1.8 hãy cho biết mối quan hệ giữa công nghệ, tự nhiên, con người và xã hội.
Công nghệ ảnh hưởng tới khoa học, giúp cho quá trình khám phá tự nhiên tốt hơn, đạt được những thành tựu cao hơn.
Công nghệ giúp xử lí những vấn đề về môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu (Hình 1.6).
Công nghệ phát triển giúp con người khai thác nhưng cũng làm cạn kiệt tài nguyên. Một số công nghệ ảnh hưởng môi trường, thế giới tự nhiên và con người.
2. Công nghệ với con người
Hình 1.7. Công nghệ mang lại sự tiện nghi
Công nghệ mang lại sự tiện nghi, đáp ứng nhu cầu và thay đổi cuộc sống của con người (Hình 1.7.)
Công nghệ làm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động của con người.
Công nghệ tạo ra hệ thống sản xuất thông minh nhưng đầy con người đối mặt với tỉnh trạng thất nghiệp.
3. Công nghệ với xã hội
Hình 1.8. Công nghệ giúp khai thác năng lượng từ thiên nhiên
Công nghệ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, quản lí tốt xã hội (Hình 1.8).
Công nghệ tác động đến cách nghĩ, lối sống của con người nhưng cũng làm con người bị lệ thuộc vào công nghệ.
Luyện tập
Lấy các ví dụ cụ thể về tác động tích cực, tiêu cực của công nghệ đối với tự nhiên, con người và xã hội trong phạm vi gia đình, cộng đồng nơi em đang sinh sống.
Vận dụng
Hãy liệt kê một số công nghệ, sản phẩm công nghệ sử dụng trong gia đình em; đánh giá về tác động của công nghệ, sản phẩm công nghệ đó với cuộc sống của em và gia đình.