(Trang 86)
Hãy nhìn sâu vào thiên nhiên,
bạn sẽ thấu hiểu mọi thứ rõ ràng hơn.
An-be Anh-xtanh
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
|
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
|
(Trang 87)
|
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Mục đích của văn bản thông tin, mối quan hệ giữa thông tin khách quan và ý kiến chủ quan
- Văn bản thông tin có mục đích chính là cung cấp thông tin xác thực về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Chính vì vậy, đối với loại văn bản này, tính khách quan của cách đưa thông tin và bản thân thông tin là điều có tầm quan trọng đặc biệt.
- Muốn đưa thông tin khách quan, người viết cần công phu tra cứu tài liệu, biết tiếp cận thực tế và ghi chép tỉ mỉ, cẩn thận những gì mình thu nhận được với sự hỗ trợ của các phương tiện tác nghiệp chuyên dụng.
- Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, bên cạnh việc cung cấp thông tin, tác giả văn bản còn cần thể hiện quan điểm đánh giá của mình về đối tượng được đề cập, xem như là một cách định hướng giá trị. Tuy vậy, ý kiến chủ quan của tác giả phải được đặt độc lập với phần cung cấp thông tin khách quan, đảm bảo thông tin đưa đến cho người tiếp nhận không bị bóp méo, sai lạc.
Văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên
Đây là loại văn bản phổ biến trên báo chí và các tài liệu khoa học, được thực hiện nhằm làm sáng tỏ bản chất, nguyên nhân xuất hiện và những tác động tích cực hoặc tiêu cực có thể có đối với đời sống con người của một hiện tượng tự nhiên nào đó. Trước khi giải thích hiện tượng bằng những căn cứ và lập luận khoa học, người thực hiện văn bản phải miêu tả được hiện tượng với những biểu hiện điển hình, có thể kèm theo những hình ảnh trực quan, kết quả của việc ghi nhận tại chỗ hoặc khai thác từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy.
Văn bản giới thiệu một bộ phim
Loại văn bản này thường hướng tới mục đích quảng bá các sản phẩm điện ảnh hay giúp khán giả có được những hiểu biết thường thức về điện ảnh. Tuỳ vào loại phim được phân chia theo các tiêu chí khác nhau (phim nhựa, phim truyền hình; phim tài liệu, phim truyện; phim hành động, phim dã sử, phim tâm lí xã hội, phim giả tưởng;...) mà người viết xác định điểm nhấn và chọn cách triển khai khác nhau. Tuy nhiên, văn bản giới thiệu nào cũng cần nêu được thông tin về nhà sản xuất, năm phát hành, các thành viên chủ chốt của đoàn làm phim, nội dung phim, những giá trị nổi bật của phim,... Văn bản giới thiệu có sự kết hợp linh hoạt giữa thông tin khách quan và đánh giá chủ quan, giữa phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (thường là ảnh chụp pa-nô quảng cáo hoặc một số cảnh phim đặc sắc), được trình bày hấp dẫn, có sức thu hút đối với người tiếp nhận.
(Trang 88)
Câu phân loại theo mục đích nói, câu phủ định và câu khẳng định
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói
- Câu hỏi (nghi vấn): kiểu câu chủ yếu được dùng để hỏi, thường có sự xuất hiện của những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả, (có)... không, (đã)... chưa hoặc từ hay dùng để nối các vế câu biểu đạt quan hệ lựa chọn. Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
- Câu khiến (cầu khiến): kiểu câu dùng để ra mệnh lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..., thường có mặt các từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... Khi viết, câu khiến được kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm, tuỳ vào mức độ nhấn mạnh của người nói đối với yêu cầu được phát ra.
- Câu cảm (cảm thán): kiểu câu được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói hay người viết, thường có sự hiện diện của những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ôi (ơi), chao ôi (ơi), trời ơi (ôi), thay, biết (xiết) bao, biết chừng nào,... Khi viết, người ta thường kết thúc câu cảm bằng dấu chấm than.
- Câu kể (trần thuật): kiểu câu cơ bản, phổ biến nhất trong giao tiếp, đảm nhiệm chức năng chính là kể, nhận định, thông báo, miêu tả,... nhưng cũng có khi được dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ cảm xúc. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm, cũng có khi bằng dấu chấm than hay chấm lửng.
Lưu ý: Mỗi kiểu câu thường có một hình thức thể hiện điển hình, dễ nhận biết. Nhưng trong thực tế giao tiếp, việc mượn hình thức điển hình của kiểu câu này để thể hiện mục đích của kiểu câu kia diễn ra khá phổ biến. Ví dụ, hình thức câu hỏi có thể được sử dụng với mục đích cầu khiến: "Cậu có tránh ra không thì bảo?" hoặc với mục đích bộc lộ cảm xúc: “Sao lại thế này hả trời?". Còn trong câu sau, mục đích cầu khiến lại được thể hiện thông qua hình thức quen thuộc của câu kể: “Bác cứ dùng bữa tự nhiên.".
Câu phủ định và câu khẳng định
- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),... Câu phủ định dùng để: a) thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (phủ định miêu tả); b) phản bác một ý kiến, một nhận định (phủ định bác bỏ).
- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu phủ định. Câu khẳng định xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó.
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ, Lê Anh Tuấn của chúng ta", Lâm Lê VĂN BẢN 2. Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta", Lâm Lê VĂN BẢN 3. Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn (Seattle), Xi-át-tơn |
(Trang 89)
VĂN BẢN 1
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Hãy nêu tên một sáng tác dân gian có nói đến hiện tượng lũ lụt. Theo em, trong sáng tác đó, lũ lụt đã để lại ấn tượng nổi bật gì?
2. Em hiểu thế nào về nội dung của thành ngữ sống chung với lũ? Thử suy đoán về nguồn gốc của thành ngữ này.
ĐỌC VĂN BẢN
Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lū
LÊ ANH TUẤN(1)
Khi “lũ" không về hoặc về ít đi trong nhiều năm liền, các nhà quản lí mới nhận ra Đồng bằng sông Cửu Long không thể “sống” thiếu lũ, điều mà người nông dân ở đây đã nhận ra từ hàng trăm năm nay và đặt cho mùa đặc biệt này cái tên “mùa nước nổi”.
Theo dõi Phần sa-pô báo hiệu điều gì sẽ được triển khai trong văn bản? |
Đã đến lúc Việt Nam cần thay đổi về tư duy đối với vùng đất quan trọng này, từ “sống chung với lũ” mang nặng hàm ý chấp nhận và chịu đựng sang “chào đón” lũ.
Theo dõi Tác giả giải thích như thế nào về quá trình kiến tạo đồng bằng nói chung? |
Tất cả các vùng châu thổ của vùng hạ lưu sông thường được hình thành và phát triển hình thể từ các trận lũ hàng năm của con sông mà giới khoa học thường gọi là quá trình kiến tạo đồng bằng.
Hàng trăm năm, hàng ngàn năm tại các đứt gãy địa chất của các thung lũng sông và các dòng rãnh ở những sườn dốc của đồi, núi,... nước mưa từ trời rơi xuống thấm vào lòng đất, cây rừng và các thảm thực vật hấp thu và chảy tràn theo nguyên tắc trọng lực xuống các đường rãnh hình thành nên các mạch nước, dòng suối, nhánh sông và tụ tập ra sông lớn xuôi về hạ lưu rồi đổ ra biển cả như một phần của chu trình thuỷ văn.
Trên quá trình xuôi chảy theo những sườn dốc, các mạch ngầm, dòng nước âm thầm hoà tan những chất vi lượng, các thành phần hữu cơ phân huỷ, cuốn theo đất, cát, sỏi cuội đưa dần về phía nơi thấp hơn. Hiện tượng lũ lụt lớn hay nhỏ sẽ tạo nên những đợt trầm tích(2) bùn cát khác nhau.
Một quy luật thuỷ văn là dòng chảy ở trên cao sẽ có lưu tốc lớn, sức nước mạnh đi trên những dải hẹp sẽ mang những vật liệu trầm tích đi xa, nhưng khi dần xuống vùng
(1) Lê Anh Tuấn sinh năm 1960, quê ở Thừa Thiên Huế, chuyên gia nghiên cứu về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, về biến đổi khí hậu, thành viên Ban cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và Mạng lưới Đồng bằng sông Mê Kông vì bảo vệ môi trường và thích nghi với biến đổi khí hậu; đã xuất bản hơn 50 bài báo, tài liệu hội thảo, sách cả tiếng Việt và tiếng Anh.
(2) Trầm tích: chất do các vật thể trong nước hồ, sông, biển lắng đọng lâu ngày kết lại mà thành.
(3) Lưu tốc: tốc độ của dòng chảy.
(Trang 90)
thung lũng và đồng bằng, địa hình dần thoải hơn, khu vực ngập nước càng mở rộng, dòng sông chia thành nhiều nhánh nhỏ và lưu tốc chậm dần, khi gần ra đến biển, tác dụng của thuỷ triều ngược lại sẽ gia tăng khả năng tích tụ trầm tích, các chất bùn cát dần dần tích luỹ tạo nên những vùng đồng bằng trù phú và những châu thổ điển hình.
Chú ý Những điểm đặc biệt trong sự hình thành vùng châu thổ sông Cửu Long là gì? |
Vùng châu thổ sông Cửu Long cũng không ngoài quy luật đó và càng đặc biệt hơn với vùng địa mạo có tuổi địa chất trẻ, nằm tận cùng của một lưu vực sông rộng nhất Đông Nam Á, chảy qua nhiều vùng địa chất khác nhau đổ dài từ các răng của dãy Hi-ma-lay-a (Hymalaya) cao nhất thế giới, băng qua vùng cao nguyên Tây Tạng, bổ sung nước từ hai phía tả ngạn và hữu ngạn của các khu rừng mưa nhiệt đới rậm rạp hình thành ở các vùng đồi núi dãy Trường Sơn, tiếp nối với cao nguyên trung phần Việt Nam hùng vĩ và tiếp tục xuôi về phía đồng bằng của đất nước Chùa Tháp, kết nối với Biển Hồ bao la và cuối cùng đổ về vùng châu thổ sông Cửu Long thấp và phẳng của Việt Nam trước khi hoà mình với Biển Đông.
Quá trình trầm tích vùng châu thổ xảy ra liên tục hơn 5000-7000 năm và theo quy luật vật lí của sự phân bố bùn cát, những hạt vật chất lớn như đá, sỏi cuội to, sỏi nhỏ và cát thô sẽ trầm tích ở phía trên trong khi các hạt cát trung, cát mịn và phù sa lơ lửng xuôi về vùng châu thổ tiếp giáp với biển, giúp cho vùng châu thổ nâng dần cao độ và mở rộng ra phía nam của thềm lục địa Tổ quốc.
Mênh mang đồng lũ An Giang, ảnh của Lê Anh Tuấn
Vùng châu thổ sông Cửu Long nghèo nàn về vật liệu xây dựng và khoáng sản kim loại, ngoại trừ vài vùng núi của tỉnh An Giang và Kiên Giang. Cát xây dựng và san lấp cũng khá ít ỏi so với nhu cầu, trong khi nền địa chất yếu về kết cấu, nhưng bù lại về thổ nhưỡng(1) và sinh thái(2) vùng châu thổ lớn nhất Việt Nam có lớp đất mặt giàu dinh dưỡng với thành phần chính là đất sét và đất thịt, có thêm nguồn nước dồi dào giúp cho việc sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản phát triển mạnh, với năng suất sinh học vô cùng lớn.
Hình dung Sự trù phú của vùng Đồng bằng sông Cửu Long được biểu hiện như thế nào? |
Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn. Với một vụ mùa mua 3 – 4 tháng, người nông dân có thể thu hoạch xấp xỉ 5 triệu tấn rau củ và trái cây các loại. Đặc biệt, những năm có lũ lớn, người dân đầu nguồn sông Cửu Long có thể đánh bắt 1,2 – 1,5 triệu tấn cả tôm và các loài thuỷ sản khác nhau.
(1) Thổ nhưỡng: đất đai (dùng để chỉ vùng đất mềm, xốp, thuận lợi cho việc canh tác, nơi các sinh vật sinh sống. phát triển mạnh mẽ).
(2) Sinh thái: quan hệ giữa sinh vật (trong đó có con người) và môi trường.
(Trang 91)
Theo dõi Vì sao có lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi? |
Những vị lão nông trì điển(1) vùng đồng bằng khẳng định, năm nào có lũ lớn là năm đó cá nhiều, chim nhiều, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,...) nhiều và chắc chắn năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ. Cuối mùa lũ cũng là mùa thu hoạch vụ mùa cuối năm, lúc đó những đàn chim én tụ về, bay lượn kiếm ăn trên những cánh rừng, theo các hàng cây cối vườn tược xanh tươi ở vùng đất ngập nước và những khu đất trũng lung bàu(2).
Chú ý Hiện tượng ngập lụt đã tạo nên những kết nối quan trọng nào? |
Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật. Thứ nhất là kết nối dòng chảy giữa đoạn sông thượng lưu và đoạn sông hạ lưu trong quá trình chuyển nước, cá và phù sa. Thứ hai là sự kết nối giữa sông và hai bên bờ mùa mưa lũ, nước theo các sườn dốc, cuốn các chất hữu cơ (thực và động vật) và các khoáng vô cơ (đất đá, chất khoáng vi lượng) xuống dòng sông, chảy mạnh xuống hạ lưu, đến vùng thấp hơn và xuống đồng bằng thì nước sông đủ lớn và nhiều, “nước nhảy” lên bờ tràn ngập nhiều vùng rộng lớn, mang theo phù sa màu mỡ và tôm cá. Cuối cùng, thứ ba, là sự kết nối thuỷ vực(3) từ dòng sông và cửa sông ra vùng ven biển, thềm lục địa và biển cả tạo nên nguồn dinh dưỡng cho sinh vật vùng cửa sông và cung cấp vật liệu bồi đắp nuôi dưỡng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nếu không có sự kết nối thứ ba này, vùng cửa sông sẽ nghèo nàn tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng ngập mặn khó tồn tại.
Khoảng những năm sau mùa lũ lịch sử năm 2000, vùng châu thổ dấy lên khẩu hiệu “sống chung với lũ”. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng hoang địa(4) châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.
Ngược dòng lịch sử, vùng hạ lưu sông Mê Kông đã từng có nhiều trận lũ lớn. Ngày nay, thỉnh thoảng khi đào nền nhà, đào kinh(5), đào móng công trình, người ta gặp những hòn đá tròn lắn, hình ô-van(6), có màu xanh trắng hoặc xanh đen như đá gra-nít(7), đường kính trung bình khoảng 10 – 15 xen-ti-mét hoặc đôi khi xấp xỉ 20 xen-ti-mét giống như các hòn đá tròn ngoài bãi biển, nhưng ở đây chìm sâu trong lớp đất nội đồng. Nhiều người thấy lạ, đặt trên bàn thờ “ông Thiên” gọi đó là “đầu ông Địa, ông Tả(9)"
(1) Lão nông trì điền: (thành ngữ) người nông dân tuổi cao am hiểu đồng ruộng, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
(2) Lung bàu: kết hợp của hai từ đơn là lung và bàu, vốn có chung nét nghĩa chỉ vùng đất trũng ngập nước giữa đồng hoặc giữa rừng.
(3) Thuỷ vực: vùng nước.
(4) Hoang địa: đất hoang, nơi không được con người chăm sóc hay sử dụng đến.
(5) Kinh: kênh, công trình dẫn nước thường được đào bằng xáng (phương tiện di chuyển dưới nước để đào kênh, vét bùn) hoặc bằng tay nhằm phục vụ giao thông, thuỷ lợi.
(6) Hình ô-van: hình bầu dục.
(7) Đá gra-nít: đá hoa cương, loại đá rất cứng gồm nhiều hạt khoáng vật khác nhau.
(8) Ông Thiên: ông Trời, thường được thờ cúng nơi ban thờ đặt trước sân nhà hay sân đình, chùa.
(9) Ông Địa, ông Tả: hai vị thần gần gũi với người dân, luôn mang lại điều lành, có khi được thờ cúng trong cùng một ngôi miếu (ông Địa: thổ thần trong tín ngưỡng của người Việt và người Hoa, trông coi việc từng nhà hay cai quản một vùng đất, địa điểm; ông Tả: vị thần có nguồn gốc từ tín ngưỡng của người Khơ-me, đảm nhiệm việc bảo hộ cho một cộng đồng dân cư ở làng quê).
(Trang 92)
Thực chất, những trận lũ lớn lịch sử đã cuốn những hòn đá to từ thượng nguồn. Lúc đầu đá có sắc cạnh, sau được dòng nước nhiều năm bào mòn và di đáy, dần dần “trôi” xuống đồng bằng.
Tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt trong thập niên vừa qua, trong khi mùa khô ngày càng kéo dài và căng thẳng, tương ứng với sự gia tăng sâu hơn mức độ xâm nhập mặn vào đồng bằng. Điều này dẫn đến chiến lược điều chỉnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa và gia tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản, nhằm sử dụng hợp lí nguồn nước, bảo đảm cấp nước sinh hoạt ở các thời đoạn khó khăn.
Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất. Có lũ lớn, sẽ có phù sa, sẽ có nguồn cá và sau lũ, chim chóc, cây cỏ, cá tôm vẫy mình chào đón một vòng chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Người dân châu thổ mong được đón lũ là vậy.
Suy luận Đoạn văn này có sự kết nối như thế nào với nhan đề của văn bản? |
(Theo Lê Anh Tuấn, tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online, ngày 06/02/2022)
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Thông tin chính mà tác giả muốn chuyển tải qua văn bản này là gì?
2. Có thể xếp Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ vào kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên được không? Vì sao?
3. Thông tin trong văn bản được trình bày theo trật tự hay quan hệ nào? Nêu nhận xét về hiệu quả của cách trình bày đó.
4. Trong văn bản, hiện tượng lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long đã được soi chiếu từ những góc nhìn nào? Sự phối hợp các góc nhìn như vậy có ý nghĩa gì?
5. Vì sao trong văn bản, tác giả hầu như không nói đến tác hại của lũ, dù không quên nhắc đến một số “trận lũ lớn lịch sử"?
6. Những thông tin được đưa đến trong văn bản có điểm gì mới so với điều em đã biết?
7. Theo em, những nhận định của tác giả về lũ ở miền châu thổ sông Cửu Long có thể được áp dụng để nói về lũ ở mọi lưu vực sông khác hay không? Vì sao?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu những thu nhận bổ ích của em qua đọc văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ.
(Trang 93)
Thực hành tiếng Việt
CÁC KIỂU CÂU PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH NÓI
1 Xác định kiểu câu của các câu sau và cho biết căn cứ giúp em xác định như vậy: a. Khó tìm đâu ra một vùng đồng bằng nào trên thế giới mà chỉ trong vòng 100 ngày, người dân ở đây có thể sản xuất ra một lượng lúa đến 7 – 8 triệu tấn. (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ) b. Để có hơn 400 phút phím sống động đến từng giây, nhà sản xuất A-lớt-xtơ Phơ-dơ-gheo và nhóm làm phim lên tới 60 người đã bỏ tới 4 năm để quay tại hơn 50 quốc gia với công nghệ quay phim hiện đại nhất. (Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim “Hành tinh của chúng ta") c. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng? (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) d. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) 2 Xác định kiểu câu của từng câu sau và cho biết: Tại sao cùng có chung một số dấu hiệu hình thức mà hai câu có thể được xếp vào hai kiểu khác biệt? a. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) b. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) 3 Tìm trong các văn bản đọc ở Ngữ văn 8, tập hai những ví dụ về hiện tượng: người nói hay người viết đã thể hiện mục đích của kiểu câu này bằng hình thức mang tính điển hình của một kiểu câu khác. | Nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiển, câu cảm, câu kể Các kiểu câu này được nhận biết căn cứ vào:
Ví dụ: – Anh bảo cuốn sách còn có ở trên bàn nữa không? Câu được đặt trong mạch đối thoại; trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp; có từ không và dấu chấm hỏi → câu hỏi. – Mở cổng nhanh lên! Câu hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện (mở); có dấu chấm than kết thúc - câu khiển. - Tôi thấy nhỏ nhà cái mùi nồng mặn quá! (Tế Hanh, Quê hương) Câu được dùng để trực tiếp nêu cảm xúc của người viết; có từ quả và dấu chấm than kết thúc → câu cảm. – Trên quá trình xuôi chảy theo những sườn dốc, các mạch ngầm, dòng nước âm thầm hoà tan những chất vi lượng, các thành phần hữu cơ phân huỷ, cuốn theo đất, cát, sỏi cuội đưa dần về phía nơi thấp hơn. (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ) Câu dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm → câu kể. Lưu ý: Để xác định đúng kiểu câu, cần chú ý đồng thời vừa đặc điểm hình thức của câu, vừa nội dung câu và ngữ cảnh.
|
VĂN BẢN 2
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. Em đã từng xem những bộ phim nào nói về sự sống trên Trái Đất? Hãy chia sẻ điều em tâm đắc về một trong những bộ phim ấy.
2. Trong những năm gần đây, khi bàn về môi trường tự nhiên trên Trái Đất, có một số cụm từ hay hình ảnh được các phương tiện truyền thông nhắc đến rất nhiều lần. Theo tìm hiểu của em, đó là những cụm từ hay hình ảnh nào?
ĐỌC VĂN BẢN
Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim Hành tinh của chúng ta(1)
LÂM LÊ(2)
Loạt phim tài liệu Hành tinh của chúng ta đưa lời cảnh báo về sự nóng lên của toàn cầu, những môi trường sống bị huỷ diệt và nhiều loài biến mất, đồng thời mang đến một thông điệp sống còn: “Hãy cứu lấy hành tinh của chúng ta trước khi quá muộn!”.
Vẫn qua giọng dẫn chuyện hấp dẫn tuyệt vời của nhà làm phim, nhà nghiên cứu tự nhiên Đê-vít Át-tin-bo-râu(David Attenborough), tám tập phim tài liệu của Hành tinh của chúng ta mới phát trực tuyến trên Nét-pho-lít (Netflix) như là phần tiếp theo của Hành tinh Trái Đất (Earth Planet) - loạt phim
Ảnh trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
(1) Tên tiếng Anh của loạt phim là Our Planet.
(2) Lâm Lê: bút danh của của Lê Hồng Lâm, sinh năm 1977, quê ở Quảng Trị, là nhà báo chuyên viết phê bình điện ảnh; tác giả của các cuốn sách: Xem chữ đọc hình (2005), Chơi cùng cấu trúc (2009), Cánh chim trong gió (2016), 101 bộ phim Việt Nam hay nhất (2018), Người tình không chân dung (2020).
(Trang 95)
tài liệu nổi tiếng trước đây của kênh BBC Earth(1), bởi cách mà các nhà làm phim tạo sự tương phản và đối nghịch giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, sự đa dạng của giống loài với cuộc khủng hoảng môi trường, khí hậu đang tàn phá và giết chết chúng mỗi ngày.
Rất nhiều loài đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng
Theo dõi Tác giả cho biết điều gì về bố cục và quy mô phản ánh của bộ phim? |
Tám tập phim, với tám môi trường sống trên khắp thế giới, từ vùng cực băng giá (Nam Cực và Bắc Cực), những cánh rừng mưa nhiệt đới, vùng sa mạc và đồng cỏ ở châu Phi, những đại dương sâu thẳm cho đến sông ngòi và những khu rừng rậm đa dạng ở Nam Mỹ,... mang tới cho người xem những hình ảnh sống động và những thông tin chính xác nhất về hành tinh của chúng ta.
Ở mỗi tập phim, người xem lại được thưởng thức những thước phim đẹp đẽ, thậm chí choáng ngợp mà những nhà làm phim đã kì công tạo nên.
Ảnh trong loạt phim Hành tinh của chúng ta
Hàng chục ngàn chú chim cánh cụt đi lạch bạch qua những con đường nhỏ hẹp trên tuyết ở Nam Cực để tìm gia đình của chúng, những con hải mã khổng lồ, mập mạp nằm lười biếng trong đàn hay cạnh tranh để chinh phục con cái, cuộc săn mỗi kì vĩ của đàn cá heo, cá mập, cá ngừ vây xanh ở đại dương, những chú ếch có đôi mắt to bám trên dây leo được quay chậm, như thể chúng bước ra từ một bộ phim hoạt hình của hãng Pich-xa(2) (Pixar)...
Nhưng đằng sau vẻ đẹp ngoạn mục đó của thế giới tự nhiên hoang dã là những con số, những lời cảnh báo đau lòng của các nhà làm phim, các nhà khoa học về hành tinh của chúng ta.
Theo dõi Nội dung nào của bộ phim được nhắc đến trong đoạn này? |
Trong tập phim về Thế giới băng giá, rất nhiều loài động vật hoang dã sống ở môi trường băng tuyết tại Nam Cực và Bắc Cực đang có nguy cơ bị thu hẹp do biến đổi khí hậu khiến băng đang tan ra nhanh chóng.
Loài gấu tuyết Bắc Cực phải vất vả kiếm mồi trên những tảng băng trôi. Một cảnh phim đau lòng khác ghi lại cảnh những con hải mã bị mất môi trường sống do băng tan
(1) BBC Earth: một chương trình thuê bao tài liệu, thuộc quyền sở hữu và điều hành của BBC Studios (Anh).
(2) Pích-xa: hãng phim hoạt hình nổi tiếng của Hoa Kỳ.
(Trang 96)
phải leo lên những vục đá và chen chúc trong khoảng không gian chật hẹp, dẫn đến việc chúng bị rơi tự do xuống những phiến đá phía dưới và chết hàng loạt.
Không chỉ ở hai vùng cực, gần như ở bất cứ môi trường sống nào trên hành tinh Trái Đất, từ trên cạn đến dưới nước, từ những rừng mưa nhiệt đới đến rừng rậm ở A-ma-dôn (Amazon), từ sa mạc ở châu Phi đến vùng đồng cỏ ở Bắc Mỹ, những dòng sông nước ngọt dài đến hàng ngàn ki-lô-mét như sông Mê Kông,... đều bị tàn phá nghiêm trọng khiến nhiều giống loài biến mất hoặc đứng bên bờ tuyệt chủng.
Ảnh trong loạt phim Hành tỉnh của chúng ta
Hơn 70% diện tích của các rừng mưa nhiệt đới bị tàn phá, khiến nhiều loài động vật hoang dã mất nơi ở và là một trong những nguyên do khiến nhiệt độ trên Trái Đất ngày càng nóng dần lên, cũng như những thiên tai do lũ lụt, hạn hán ngày càng gây hậu quả nặng nề. Số lượng những loài động vật quý như hổ, sư tử, báo đốm, linh trưởng,.... cũng đang giảm nhanh chóng do nạn săn bắn hoặc môi trường sống bị thu hẹp.
Những con voi ở Tan-da-ni-a (Tanzania) đang thiếu nguồn nước ngọt do hạn hán khiến số lượng của chúng giảm sút. Việc ngăn chặn các dòng chảy tự nhiên trên dòng sông Mê Kông để làm đập hoặc thuỷ điện khiến hàng chục triệu người ở các quốc gia châu Á sống dựa vào dòng sông này đang bị ảnh hưởng nặng nề...
Ở các đại dương, nhiều loài cá cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hàng thập kỉ săn bắt cả không bền vững đã làm số lượng nhiều loài cá bị giảm nghiêm trọng. Một phần ba lượng cả đã biến mất. Ô nhiễm nhựa cũng là một vấn đề đáng báo động đổi với đại dương, nhưng việc đánh bắt cá công nghiệp quá đà còn nguy hiểm hơn nhiều.
Suy luận Em nghĩ như thế nào về khả năng tác động của bộ phim qua những gì được tác giả văn bản nhắc đến ở đoạn này? |
Nhưng vẫn chưa quá muộn
Rất nhiều lời cảnh báo đã được đưa ra, tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất giữa loạt phim Hành tinh của chúng ta với những bộ phim tài liệu về tự nhiên trước đây là những thông điệp tích cực ở phần cuối mỗi tập phim.
Chú ý Sự so sánh ở đây có ý nghĩa gì đối với việc đánh giá về bộ phim? |
Dù Trái Đất đang bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng vẫn còn kịp để cứu lấy ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Các nhà làm phim đã tìm đến những khu vực bảo tồn thiên nhiên hay động thực vật hoang dã và cho thấy những kết quả tuyệt vời của chúng.
(Trang 98)
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Văn bản Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta” thuộc kiểu văn bản gì? Nêu căn cứ cho phép em xác định như vậy.
2. Tóm tắt những thông tin cơ bản về loạt phim Hành tinh của chúng ta được tác giả văn bản cung cấp. Theo em, tác giả muốn người đọc chú ý đặc biệt tới thông tin nào?
3. Xác định cách triển khai của văn bản và nhận xét về cách triển khai đó.
4. Sự hiện diện của các hình ảnh minh hoạ trong văn bản có ý nghĩa gì?
5. Tác giả văn bản đã thể hiện sự đồng cảm như thế nào đối với nhóm làm phim? Xét theo đặc điểm của kiểu văn bản, yếu tố đồng cảm ở đây giữ vai trò như thế nào?
6. Nêu tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học mà em đã học, đã biết có đưa ra lời cảnh báo tương tự cảnh báo của loạt phim Hành tinh của chúng ta. Sự gặp gỡ đó giữa các tác phẩm nói lên điều gì?
7. Em có nhận xét gì về cách giới thiệu một bộ phim tài liệu mà tác giả đã thực hiện ở văn bản này?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) thể hiện sự hưởng ứng của em đối với thông điệp chính được nêu lên trong loạt phim Hành tinh của chúng ta.
VĂN BẢN 3
ĐỌC VĂN BẢN
Diễn từ(1) ứng khẩu(2)
của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn(3)
[...] Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi là thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thẩm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.
(1) Diễn từ: lời phát biểu trong một dịp long trọng.
(2) Ứng khẩu: nói ngay thành văn, không chuẩn bị trước hoặc không có văn bản soạn sẵn để dựa vào khi nói.
(3) Xi-át-tơn (1786 – 1866): người lãnh đạo các bộ lạc da đỏ Đu-oa-mót (Duwamish) và Xơ-qua-một (Suquamish) - những chủ nhân đầu tiên của một vùng rộng lớn ở lục địa Bắc Mỹ. Năm 1854, Preng-klin Pi-ơ-xơ (Franklin Pierce), tổng thống thứ 14 của Hoa Kỳ đã viết thư tới Xi-át-tơn, ngỏ ý muốn mua phần đất người da đỏ đang sở hữu. Đáp lại, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã thực hiện một diễn từ ứng khẩu trước Thống đốc Ai xớc Xti-vần (Isaac Stevens). Diễn văn này được dịch sang tiếng Anh qua ba thổ ngữ của người da đỏ nên có nhiều phiên bản khác nhau. Bản dịch trên đây được thực hiện căn cứ vào bản tiếng Anh do bác sĩ Hen-ry A. Xmít (Henry A. Smith) cho đăng tải trên tờ Ngôi sao Chủ nhật của Xi-át-tơn (Seattle Sunday Star), số 29, tháng 10 năm 1887. Trong SGK Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, nhan đề Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn được ghi là Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. Ở đây, xin được đặt lại nhan đề cho đúng với tính chất thực của văn bản.
(Trang 99)
Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao(1) và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẽ mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.
[...] Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
[...] Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử với mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bản đi như những con của và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
Tôi biết, cách sống của chúng tôi khác với cách sống của Ngài. Cảnh đẹp nơi thành phố của Ngài làm nhức nhối con mắt người da đỏ. Có lẽ, người da đỏ hoang dã và tăm tối chăng?
Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng(2) chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phần thông.
Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng để ý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bản cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó
(1) Ý nói dạo chơi chốn Thiên đường - không gian hội tụ của những lĩnh hồn siêu thoát theo tín ngưỡng thờ Thiên Chúa của người da trắng.
(2) Anh-điêng: tên phiên âm của danh từ Indien trong tiếng Pháp, dùng để chỉ chung các dân tộc da đỏ bản địa châu Mỹ, xuất phát từ một ngộ nhận của những người châu Âu lần đầu tiên khám phá ra Tây Bán Cầu, ngỡ vùng đất họ đến chính là Ấn Độ và những người họ gặp ở đó là người Ấn Độ (Indien).
(Trang 100)
thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.
Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.
Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ để sống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình...
(Dân theo Ngữ văn 6, tập hai, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr. 135-138)
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Tình thế nào đã thúc đẩy thủ lĩnh Xi-át-tơn thực hiện diễn từ ứng khẩu này?
2. Qua lời Xi-át-tơn, sự khác nhau trong cách nhìn nhận, đối xử với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ được thể hiện ở những điểm cụ thể nào?
3. Làm rõ tính chất đặc biệt của cách trình bày mà Xi-át-tơn đã chọn khi nói về thái độ ứng xử với thiên nhiên của cộng đồng người da đỏ. Em cảm nhận, đánh giá như thế nào về cách trình bày đó?
4. Nêu cảm nhận của em về giọng điệu bài diễn từ và cách dùng hình ảnh so sánh, ẩn dụ của Xi-át-tơn.
5. Em nhận ra được điều gì về tư thế và tầm vóc văn hoá của cộng đồng người da đỏ được thể hiện qua diễn từ này?
6. Theo em, nguyên nhân chính khiến diễn từ của Xi-át-tơn được đánh giá cao và lan truyền rộng rãi là gì?
7. Trong bối cảnh đời sống hôm nay, diễn từ của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn còn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì?
(1) Con ngựa sắt nhả khói: tàu hoả, theo cách hình dung của những người da đỏ.
(Trang 101)
Thực hành tiếng Việt
CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH
1. Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy? a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật. (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ) b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng hoang địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm. (Lê Anh Tuấn, Miến châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ) c. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) 2. Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải là câu phủ định: a. Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) b. Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) c. Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long, một mùa nước lũ lớn, như một niềm tin tâm linh, sẽ đem lại sự giàu có, sung túc cho vùng đất. (Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cán chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ) | Nhận biết câu phủ định và câu khẳng định Đọc các câu văn sau đây và theo dõi nội dung phân tích ngay dưới mỗi câu: - Nhưng không phải vậy đâu Sam à. (Đa-ni-en Gốt-li-ép, Bản đồ dẫn đường) Câu được dùng để phản bác một ý kiến, nhận định; có xuất hiện từ ngữ phủ định (không phải) → câu phủ định bác bỏ. - Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. (Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn) Câu xác nhận không có quan hệ anh em giữa “mảnh đất này" và người da trắng; có dùng từ ngữ phủ định (đâu phải) → câu phủ định miêu tả. - Không có chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn, toàn bộ cộng đồng sinh thái dưới biển sẽ suy giảm và thay đổi tới mức không thể nhận ra. (Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đòn những cảnh báo từ loạt phím "Hành tính của chúng ta") Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn đề → câu khẳng định. Lưu ý: Câu có hai từ phủ định đi liền nhau theo mô hình sau không phải là câu phủ định mà là câu khẳng định: Tôi không phải không biết.
|