(Trang 49)
A. Tập làm một bài thơ tự do
Trong phần Đọc, em đã được tìm hiểu một số bài thơ tự do, nắm được những đặc điểm chính của thể thơ này. Hãy vận dụng những kiến thức đã học để tập làm một bài thơ tự do ghi lại cảm xúc của em trước cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ. trước cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ.
1 TRƯỚC KHI VIẾT
a. Xác định để tài và cảm xúc
Để tập làm một bài thơ tự do, em có thể chọn bất cứ để tài nào khơi gợi trong em nhiều cảm hứng nhất. Đó có thể là đề tài nhà trường, gia đình, quê hương, đất nước, người lính, thiên nhiên,...
Sau khi đã tìm được đề tài yêu thích, em hãy xác định cảm xúc đối với đối tượng được đề cập. Đó có thể là sự quý mến, yêu thương, biết ơn, tự hào hay bâng khuâng, nhớ nhung, xao xuyến,...
b. Lựa chọn hình ảnh biểu đạt cảm xúc
- Để biểu đạt cảm xúc, hãy tìm một hình ảnh phù hợp, để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. Chẳng hạn, trong trường hợp chọn viết về đề tài gia đình, em có thể gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình vào hình ảnh ngôi nhà thân thương, hình ảnh bố mẹ, ông bà, anh chị em,... Nếu muốn bày tỏ niềm tự hào, yêu mến quê hương, đất nước, em có thể bộc lộ tình cảm qua những hình ảnh gần gũi như: cánh đồng, khu vườn, con đường tới trường, ngõ phố nhỏ, dòng sông quê,...
(Trang 50)
- Sau khi xác định được hình ảnh biểu đạt cảm xúc, em hãy tìm cách phát triển mạch cảm xúc bằng cách tưởng tượng sự vận động của hình ảnh, kết nối với các sự vật, hiện tượng có mối liên hệ với hình ảnh trung tâm. Ví dụ, chọn viết về mẹ của em, em có thể tả hình ảnh mẹ, kể về tình cảm của mẹ đối với em thể hiện qua những điều giản dị mẹ làm cho em hằng ngày.
- Biểu đạt cảm xúc của mình về đối tượng, ví dụ: niềm xúc động, tình yêu thương, lòng kính trọng của em đối với mẹ.
c. Gieo vần, ngắt nhịp
- Tạo nhịp điệu linh hoạt: ngắt nhịp các câu theo mạch cảm xúc với độ dài ngắn khác nhau, chủ yếu dựa trên nội dung cần biểu đạt.
- Gieo vần linh hoạt, kết hợp vần bằng và vần trắc; kết hợp vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách tuỳ theo sự xuất hiện của các từ ngữ phù hợp với mạch cảm xúc và nội dung, không gò ép.
Ví dụ:
Gió và tình yêu/ thổi trên đất nước tôi
Gió rừng cao/ xạc xào lá đổ
Gió mù mịt/ những con đường bụi đỏ
Những dòng sông/ ào ạt cánh buồm căng
Chớm heo may/ trên những ngọn cau vàng
Nồm nam thổi,/ khắp đồng bông gạo trắng
Người xa cách/ vẫn chung trời gió lộng
Thương vệt bùn/ trên áo gió khô se.
(Lưu Quang Vũ, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi)
Em hãy tìm các tiếng phù hợp với chỗ trống trong những dòng thơ sau đây để tập gieo vần:
Em ơi em, hãy nghe anh hỏi
Xong đoạn đường này các em làm đâu
Anh đã tìm em rất lâu, rất ...
Cô gái ở Thạch Kim Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
Anh đã đi rất nhiều, rất ...
Những con đường như tình yêu mới mẻ
Đất rất hồng và người rất ...
Nhưng chẳng thấy em, cô gái ở Thạch Nhọn Thạch Kim.
(Theo Phạm Tiến Duật, Gửi em, cô thanh niên xung phong)
(Trang 51)
2. VIẾT
- Hình dung về hình ảnh trung tâm của bài thơ và cảm xúc chủ đạo của em, để cho dòng cảm xúc trôi chảy theo sự vận động của hình ảnh.
- Viết câu thơ đầu tiên diễn tả ấn tượng, cảm xúc nổi bật về đối tượng. Trong trường hợp viết bài thơ có vần, em hãy tuỳ theo cảm hứng của mình để gieo vần chân hoặc vẫn lưng phù hợp. Nhịp thơ có thể ngắt linh hoạt, biểu đạt được cảm xúc của em trước đối tượng.
- Từ dòng thơ đầu tiên, em hãy diễn tả cảm xúc theo các phương diện khác nhau của hình ảnh hoặc sự vận động của hình ảnh. Chẳng hạn, em có thể miêu tả chi tiết các đặc điểm của đối tượng và ghi lại cảm xúc về những đặc điểm đó, hoặc ghi lại cảm xúc về quá trình vận động của đối tượng.
- Để biểu đạt cảm xúc, việc lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh phù hợp rất quan trọng. Em có thể lựa chọn những từ tượng thanh, tượng hình; những biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ,...
- Để tạo dư âm cho phần kết thúc, em có thể nêu cảm nghĩ của mình về sự vật, hiện tượng; nêu ý nghĩa, thông điệp mà em muốn gửi tới người đọc qua bài thơ.
3 CHỈNH SỬA
Chỉnh sửa là một công việc quan trọng để hoàn thiện bài thơ. Vì vậy, em hãy đọc kĩ và đối chiếu với yêu cầu chung của bài thơ tự do, xem bài thơ của em đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó chưa. Em có thể sử dụng bảng sau đây để kiểm tra:
Yêu cầu đối với bài thơ tự do | |
Hình thức nghệ thuật | Vần trong bài thơ: có thể có vần, vẫn gieo linh hoạt (vẫn chân, vần lưng; vẫn liên, vẫn cách); có thể không vẫn |
Nhịp thơ linh hoạt, phù hợp với cảm xúc | |
Hình ảnh sinh động | |
Biện pháp tu từ đa dạng, phong phú | |
Từ ngữ đặc sắc | |
Nội dung | Cảm xúc chân thực |
Nội dung, ý nghĩa sâu sắc |
B. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Trong phần Đọc, em đã được tìm hiểu những bài thơ thuộc thể thơ tự do. Những bài thơ ấy hẳn đã để lại trong em những cảm nghĩ, và em cần biết cách ghi lại. Với phần Viết này, em sẽ được hướng dẫn cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.
(Trang 52)
Yêu cầu:
|
Phân tích bài viết tham khảo
Lá đỏ - niềm tin
và hi vọng ngày chiến thắng
Giới thiệu bài thơ, tác giả và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. |
Trình bày cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. |
Bài thơ Lá đỏ được viết năm 1974, trong thời gian nhà thơ Nguyễn Đình Thi đến với chiến trường Tây Nguyên. Ra đời trong bom rơi, đạn nổ, vào thời điểm khốc liệt của cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, bài thơ vẫn ngời lên niềm tin, niềm hi vọng. Mạch cảm xúc của bài thơ phát triển từ cuộc gặp gỡ rồi chia li trong niềm tin gặp lại – niềm tin chiến thắng – của một người lính và một cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn. Cuộc gặp diễn ra trên cao lộng gió, trong cơn mưa lá đỏ ào ào đổ tuôn mãnh liệt, đẹp đến ngỡ ngàng: Rừng lạ ào ào lá đỏ, trong cuộc hành quân thần tốc tiến về Sài Gòn: Đoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa. Trong bối cảnh lãng mạn và hào hùng, hiện lên một hình ảnh đẹp, biểu tượng cho cuộc chiến tranh nhân dân – “em gái tiền phương”. Chi tiết “vai áo bạc, quảng súng trường” gọi niềm xúc động sâu xa trước hình ảnh người em gái trải qua bao nắng mưa, hằng ngày hằng giờ đối mặt với đạn bom và cuộc sống gian khổ, thiếu thốn nơi chiến trường nhưng vẫn không rời tay súng. Đó cũng là biểu tượng của quê hương gian khó nhưng anh dũng quật cường. Biện pháp tu từ so sánh “Em như quê hương” đã làm nổi bật vẻ đẹp bình dị, thân thương cũng như vai trò là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh chiến đấu cho người lính nơi tiền tuyến của người “em gái tiền phương”. Lời chào, lời hẹn trong dòng thơ cuối thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Thể thơ tự do với hình thức phóng khoáng, vần, nhịp linh hoạt giúp nhà thơ khắc hoạ được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ, khi thể hào hùng, tâm hồn lạc quan phơi phới của đoàn quân ra trận. Hình ảnh lá đỏ mang ý nghĩa biểu trưng cho niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Bài thơ ra đời cách nay gần nửa thế kỉ vẫn gọi lên trong lòng người đọc niềm xúc động, tự hào, lòng biết ơn thế hệ cha anh đã hiến dâng tuổi xanh cho hoà bình của đất nước.
Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc và nét độc đáo của bài thơ. |
Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. |
(Nhóm biên soạn)
(Trang 53)
Thực hành viết theo các bước
1 TRƯỚC KHI VIẾT
a. Lựa chọn bài thơ
Thơ tự do có cách thể hiện hình thức nghệ thuật và đề tài rất phong phú. Hãy chọn một bài thơ mà em yêu thích và phù hợp với lứa tuổi, với khả năng cảm nhận của em. Có thể chọn một bài thơ đã học trong sách hoặc một tác phẩm mà em mới tìm đọc.
Mục đích viết Chia sẻ cảm nghĩ của bản thân về một bài thơ tự do, giúp người đọc cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài thơ và đồng cảm với người viết về bài thơ. Người đọc Những người yêu thơ hoặc có nhu cầu tìm hiểu về bài thơ được nói đến. |
b. Tìm ý
Để tìm ý, em hãy thực hiện những thao tác sau đây:
- Đọc bài thơ nhiều lần để cảm nhận âm điệu, mạch cảm xúc của nó.
- Ghi lại cảm nghĩ của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Thể thơ, vần, nhịp. Chẳng hạn, trong đoạn văn tham khảo, người viết đã nêu cảm nhận về thể thơ, vần, nhịp và tác dụng biểu đạt nội dung qua câu: “Thể thơ tự do với hình thức phóng khoáng; vẫn, nhịp linh hoạt giúp nhà thơ khắc hoạ được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ, khí thế hào hùng, tâm hồn lạc quan phơi phới của đoàn quân ra trận".
+ Yếu tố miêu tả, hình ảnh nổi bật, từ ngữ đặc sắc, biện pháp tu từ,... Có thể thấy người viết đoạn văn tham khảo đã nêu cảm nhận về những hình ảnh trung tâm như em gái tiền phương; lá đỏ và rừng lá đỏ; biện pháp tu từ so sánh.
+ Nội dung cảm xúc, thông điệp của bài thơ. Trong đoạn văn tham khảo, người viết đã nêu lên thông điệp, cảm xúc của bài thơ Lá đỏ. Đó là lời ngợi ca những người anh hùng đã cống hiến thầm lặng cho độc lập, thống nhất của đất nước; đồng thời nhắc nhở thế hệ sau biết ơn cha anh – những người đã mang lại cuộc sống hoà bình hôm nay.
- Xác định cảm nghĩ chung về bài thơ (sử dụng những từ ngữ diễn tả cảm xúc như xúc động, tự hào, biết ơn,...).
c. Lập dàn ý
Em hãy tham khảo gợi ý dưới đây:
Dàn ý - Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ và tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. - Thân đoạn: + Trình bày cảm nghĩ về nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. + Nêu tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, nét độc đáo của bài thơ. - Kết đoạn: Nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ. |
(Trang 54)
2 VIẾT BÀI
- Sắp xếp bố cục của đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do cũng tương tự như đoạn văn nói chung (Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn). Tuy nhiên, mỗi phần trong đoạn văn cần liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung: giới thiệu được bài thơ và trình bày được cảm nghĩ về phương diện nội dung, nghệ thuật, khái quát được những điều đã trình bày. Chú ý sử dụng các phương tiện liên kết hình thức phù hợp để thể hiện được mối quan hệ về nội dung.
- Lựa chọn từ ngữ và các kiểu câu phù hợp để biểu đạt được đúng cảm nghĩ về nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày đúng quy định: Chữ đầu tiên của đoạn viết lùi đầu dòng, chữ cái đầu phải được viết hoa, sử dụng dấu chấm câu để kết thúc đoạn văn.
3 CHỈNH SỬA BÀI VIẾT
Hãy chỉnh sửa bài viết theo những yêu cầu sau:
- Kiểm tra xem đoạn văn đã giới thiệu được bài thơ, tác giả và nêu được cảm nghĩ chung về bài thơ chưa. Nếu chưa thì cần bổ sung.
- Xác định những từ ngữ biểu đạt cảm nghĩ về những nét độc đáo của bài thơ trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật, về tác dụng của thể thơ tự do. Bổ sung hoặc chỉnh sửa nếu thiếu hoặc chưa phù hợp.
- Nếu những câu văn cuối đoạn chưa khái quát được cảm nghĩ chung về bài thơ và thông điệp thì cần bổ sung.