Sách Giáo Khoa 247

Ngữ Văn 8 - Tập 2 - ĐỌC | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài ĐỌC và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 8 - Tập 2 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 59)

Sống đã rồi hãy viết

Nam Cao

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

  • Nhà văn, nhà thơ là người sáng tạo nên tác phẩm. Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình trải nghiệm đời sống, lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ. Tuy nhiên, sức hấp dẫn thực sự của tác phẩm văn học chỉ bắt đầu khi có sự tiếp nhận của người đọc. Bằng vốn sống, trí tuệ và tâm hồn của mình, người đọc sẽ đem đến các cách hiểu, cách cảm nhận khác nhau về những trang viết ấy.
  • Trong bài học này, hai văn bản nghị luận văn học sẽ giúp em hiểu được cách phân tích của các nhà phê bình văn học về tư tưởng, tình cảm và tài năng nghệ thuật của tác giả thể hiện qua tác phẩm; về bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn. Qua văn bản truyện ngắn kết nối về chủ đề, em sẽ hiểu thêm về nhà văn, hiểu được vai trò và sức mạnh của tưởng tượng trong đời sống và trong sáng tạo, tiếp nhận nghệ thuật.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.
  • Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các thành phần biệt lập trong câu.
  • Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
  • Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội.
  • Yêu văn chương, trân trọng lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ; tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp nhận văn bản văn học của người khác.

(Trang 60)

Đọc

TRI THỨC NGỮ VĂN

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận văn học là loại văn bản nghị luận trong đó người viết trình bày quan điểm, đánh giá của mình về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn học (tác phẩm, tác giả, thể loại,...). Văn bản nghị luận văn học cần có luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục và được tổ chức một cách hợp lí.

Luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học

  • Luận đề trong văn bản nghị luận văn học là vấn đề chính (về tác phẩm, tác giả, thể loại,...) được bàn luận trong văn bản, thường thể hiện ở nhan đề, phần mở đầu hoặc được suy luận từ toàn bộ văn bản.
  • Luận điểm trong văn bản nghị luận văn học là những ý chính được triển khai nhằm cụ thể hoá luận đề, dựa trên đặc điểm của đối tượng được bàn luận. Chẳng hạn, nếu đối tượng được bàn luận là một tác phẩm văn học thì hệ thống luận điểm có thể được triển khai dựa trên các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó.
  • Lí lẽ trong văn bản nghị luận văn học là những diễn giải của người viết về đặc điểm của một tác phẩm, tác giả, thể loại,... Lí lẽ có thể đan xen yếu tố biểu cảm, nhưng cản chặt chẽ, khúc chiết, tránh dài dòng và cảm tính. Bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học là những câu văn, đoạn văn, dòng thơ, chi tiết, hình ảnh,... được dẫn từ tác phẩm văn học; hoặc những tài liệu, trích dẫn liên quan đến tác phẩm, tác giả, thể loại,... được dùng để làm sáng tỏ luận điểm.

Người đọc và cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học

Tác giả là chủ thể sáng tạo văn bản văn học, còn người đọc là chủ thể tiếp nhận. Quá trình đọc, tưởng tượng và cảm nhận giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản văn học chính là quá trình tiếp nhận. Việc tiếp nhận không thể tách rời đặc điểm của văn bản (thể loại, để tài, chủ đề, bố cục, biện pháp nghệ thuật, các yếu tố ngôn ngữ được sử dụng). Tuy nhiên, hoàn cảnh tiếp nhận tác phẩm, vốn sống, vốn hiểu biết, sự trải nghiệm của mỗi người đọc khác nhau, do đó cách hiểu, cảm nhận về ý nghĩa, giá trị của tác phẩm sẽ có những nét riêng, không hoàn toàn đồng nhất. Mỗi người đọc có thể lựa chọn cách đọc, cảm nhận, hiểu tác phẩm dựa trên vốn sống, kinh nghiệm,... của mình, có khả năng phát hiện ra những giá trị, ý nghĩa mới của văn bản. Do đó, ý nghĩa, giá trị của tác phẩm với mỗi người đọc, mỗi thời đại có thể được sáng tạo mở rộng và trở nên phong phú hơn.

Thành phần biệt lập

Thành phần biệt lập là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ) và cũng không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm: thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi - đáp, thành phần chêm xen (phụ chú).

(Trang 61)

VĂN BẢN ĐỌC

VĂN BẢN 1. Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích), Xuân Diệu

VĂN BẢN 2. Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, Trần Đình Sử

VĂN BẢN 3. Xe đêm (trích), Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki (Konstantin Paustovsky)

VĂN BẢN 1

TRƯỚC KHI ĐỌC

Em biết những tác phẩm văn học nào viết về mùa thu? Chia sẻ với các bạn về vẻ đẹp của mùa thu trong một tác phẩm mà em yêu thích.

ĐỌC VĂN BẢN

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Trích, XUÂN DIỆU

Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, mức danh nhất là ba bài thơ mùa

thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. [...]

Theo dõi

Vấn đề được bàn luận trong bài.

Được nhớ, thuộc, và truyền tụng, vì là ba bài thơ hay và điển hình nhất cho mùa thu của Việt Nam, ở miền Bắc nước ta, chứ không ở nước nào khác. Tiêu biểu hơn cả, là bài Thu điếu (Mùa thu ngồi câu cá):

Chú ý

Các cụm từ: “mùa thu của Việt Nam", “nước ta”, “đất nước nhà mình".

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Trang 62)

Đọc lên, như thấy trước mắt làng cảnh ao chuôm nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, trong tiết mùa thu, rất là đất nước nhà mình, có thật, rất sống, chứ không theo ước lệ như ở trong văn chương sách vở. Hàng vạn người đọc rất tỉnh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác). [...]

THU ẨM

Năm gian nhà cô thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè.

Lung giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe.

Rượu tiếng rằng hay hay chẳng mấy,

Độ năm ba chén đã say nhè.

Theo dõi

Ý kiến của người viết về bài thơ "Thu ẩm".

Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng rèm châu, lầu ngọc, chén vàng,... mà bình dân, nhà có thấp le te, tiến lên hiện thực rồi. Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu. Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô-gic. Câu thứ hai: Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè, phải là đêm sâu mới hay, mới ngõ thật tối, đóm mới lập loè, còn “đêm khuya” (theo như có bản chép) thì là từ 12 giờ đêm trở đi, chẳng bao hàm ý gì là tối cả, chỉ bao hàm ý muộn và vắng, đêm khuya với đom đóm chẳng đi gì với nhau, và lại còn phải nghiên cứu thử xem đom đóm có chờ đến khuya mới bay ra, mới bay nhiều hay không? Mà đã “ngõ tối đêm sâu” thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe. Mặt khác, đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả. Trên mặt nước ao, mặt nước sông lặng, thì điển hình là Nước biếc trông như tầng khói phủ kia, khói nhạt phất phơ lưng giậu là điển hình cho buổi chiều quê, khói bếp nhà ai đã nấu cơm chiều, gặp hơi nước nhiều trong không khi thì lan dài là là quấn quýt lấy vừa tầm lưng giậu. Thơ chữ Hán của tác giả cũng có những câu:

Chổi liễu rủ lá xanh, có ánh mặt trời xuyên qua,

Giậu tre um màu biếc, làn khói chiều bao phủ.

Mặt nữa, Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều. Vì thế cho nên tôi hiểu bài này là khái quát, tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm. Nghĩ như thế rồi, chúng ta thấy bốn câu đi liền nhau (2, 3, 4, 5) về làng cảnh rất hay, nó hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác. Nhất là câu Làn ao lóng lánh bóng trăng loe,

(Trang 63)

là của một thi sĩ thật có tài, bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng loé ra, bốn chữ / khá nặng (làn, lỏng, lánh, loe) gợi chất vàng nước kim loại, ba dấu sắc khứ thanh (lóng, lánh, bóng) gọi ảnh bắn đi, từ loe với âm oe gọi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao chẳng hạn. Lịch sử văn học thế giới, qua mấy nghìn năm, đã biểu dương từng câu thơ một của các nhà thơ có tài. Một câu thơ của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc Việt Nam như thế, là một câu thơ hiếm có.

THU VỊNH

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.

Chú ý

Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài “Thu vịnh".

Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Mang cái thần của cảnh mùa thu. Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu. Trời thu rất xanh rất cao toả xuống cả cảnh vật. Cây tre Việt Nam ta, những cây còn non, ít lá, thanh mảnh cao vót như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khẽ, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu. Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao, Một tiếng trên không ngỗng nước nào cũng nói về trời cao, gọi sự xa xăm, gọi cái bâng khuâng về không gian. Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái gọi cái bâng khuâng man mác về thời gian. Nước biếc trông như tầng khói phủ gọi niềm bay bổng nhẹ nhàng và mơ hồ như hư như thực. Cả khung cảnh mùa thu thanh thoát ấy dẫn đến ý hai câu kết: – Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này? Sao ta chưa trả mũ từ quan quy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhõm trong sáng?

Theo dõi

Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.

Chú ý

Câu mở đầu đoạn thể hiện ý kiến của người viết về bài thơ “Thu điếu".

Bài Thu vịnh có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ). Có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ” – đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đỗ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. Sao lắm ao thế! Cả huyện Bình Lục là xứ đồng chiêm rất trũng kia mà.

(Trang 64)

Theo dõi

Cách tác giả nêu lí lẽ, bằng chứng để chứng minh cho ý kiến.

Nhiều ao cho nên ao nhỏ, ao nhỏ thì thuyền câu cũng theo đó mà bé tẻo teo. Sóng biếc gọn rất nhẹ, một chiếc lá vàng rụng theo gió, bay bay xoay xoay rồi rơi xuống xa xa một cách khẽ khàng. Khung ao tuy hẹp vậy, nhưng làng cảnh cũng không thiếu không gian. Nhìn lên: trời thu xanh cao đám mây đọng lơ lửng, trông quanh các lối đi trong làng hai bên tre biếc mọc sầm uất, chạy ngoắt ngoéo cho đến lúc tưởng như tre đã kín lại, mọi người ra đồng làm, cho nên làng vắng teo. Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài [...] không thể tóm tắt thơ được, mà phải đọc lại. Cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi, ở những cử động: chiếc thuyền con lâu lâu mới nhích, sóng gợn tí, là đưa vèo, tầng mây lửng, ngõ trúc quanh, chiếc cần buông, con cả động, ở các vần thơ: không phải chỉ giỏi vì là những tử vận hiểm hóc, mà chính hay vì kết hợp với từ, với nghĩa chữ, đến một cách thoải mái đúng chỗ, do một nhà nghệ sĩ cao tay, cả bài thơ không non ép một chữ nào, nhất là hai câu 3 – 4:

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

đối với:

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo

thật tài tình, nhà thơ đã tìm được cái tốc độ bay của lá, vèo, để tương xứng với cái mức độ gọn của sóng: tí.

Quá trình ngôn ngữ của thơ đi từ thời Lê Hồng Đức, thật hãy còn vất vả nặng nề:

Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch, 

đến Nguyễn Khuyến đã thành ra:

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao

thật trong sáng nhẹ nhàng, như không một trở lực nào níu được sự diễn đạt nữa. Thế mới biết những câu thơ thoải mái tự nhiên là kết quả của một sự khổ luyện, khổ luyện qua những thời đại, hoặc là khổ luyện trong một người. Các bạn mới làm thơ nên khái niệm cho được thế nào là sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, nhìn gộp chung lại, là thành công tốt đẹp của quá trình dân tộc hoá nội dung mùa thu cho thật là thu Việt Naın, trên đất nước ta, và dân tộc hoá hình thức lời thơ, câu thơ cho thật là Nôm, là Việt Nam.

Chú ý

Câu văn đánh giá chung về ba bài thơ thu.

(Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, tập II,

NXB Văn học, Hà Nội, 1982, tr. 174-185)

(Trang 65)

SAU KHI ĐỌC

Xuân Diệu (1916-1985) quê ở Hà Tĩnh, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ ông nồng nàn, sôi nổi, thể hiện tấm lòng yêu đời, ham sống thiết tha. Bên cạnh thơ ca, ông còn viết nhiều tiểu luận phê bình văn học. Những bài viết đó thể hiện sự khám phá tinh tế, sâu sắc vẻ đẹp của kho tàng thơ ca dân tộc. Một số sáng tác và tiểu luận phê bình tiêu biểu của Xuân Diệu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Dao có mài mới sắc (1963), Mài sắt nên kim (1977), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 1, 1981; tập II, 1982),...

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam bàn luận về vấn đề gì? Những yếu tố nào giúp em nhận ra điều đó?

2. Tác giả bài nghị luận đã chỉ ra đặc điểm chung nào ở ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến?

3. Tuy có điểm gặp gỡ, nhưng mỗi bài thơ thu vẫn có vẻ đẹp riêng. Em hãy tìm các luận điểm thể hiện sự khác biệt ấy và nêu các lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm. 

4. Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng mà Xuân Diệu sử dụng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đó?

5. Tác giả đã sử dụng những cách nêu bằng chứng nào? Em có nhận xét gì về cách phân tích bằng chứng của tác giả?

6. Xuân Diệu cho rằng: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hoá nội dung mùa thu" và "dân tộc hoá hình thức lời thơ". Em suy nghĩ như thế nào về nhận định trên?

7. Em có nhận xét gì về nghệ thuật nghị luận của văn bản (cách mở đầu, dẫn dắt vấn đề, tổ chức luận điểm, ngôn ngữ, giọng văn nghị luận,...)?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về một hình ảnh đặc sắc trong một bài thơ thu của Nguyễn Khuyến.

(Trang 66)

Thực hành tiếng Việt

THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Tìm thành phần tình thái trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:

a. Mặt nữa, "Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt" chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.

(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương

làng cảnh Việt Nam)

b. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể là những cái đó...

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

c. Con cá nằm yên. Có lẽ vì thấm mệt nên giờ đây nó ngủ.

(Giuyn Véc-nơ, Cuộc chạm trán trên đại dương)

2. Tìm 3 – 5 từ chỉ thái độ, cách đánh giá của người nói về mức độ tin cậy của sự việc được nói tới (không trùng với các từ tìm được ở bài tập 1). Sắp xếp chúng theo trình tự tăng dần độ tin cậy và đặt một câu với mỗi từ đó.

3 Tìm thành phần cảm thán trong các câu sau và chỉ ra ý nghĩa của thành phần ấy trong từng trường hợp:

a. Trời ơi, ước gì thấy Đuy-sen là anh ruột của tôi!

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

b. Má tôi cũng coi nó là gió Tết, nghe gió, má thuận miệng hát “Cấy rồi mùa qua sông cấy mướn. Ông trời ổng thổi ngọn chướng buồn cha chả là buồn...” rồi thở dài cái thượt “Ứ hự, lụi hụi mà hết năm".

(Nguyễn Ngọc Tư, Trở gió)

 

Nhận biết các loại thành phần biệt lập

  • Thành phần tình thái: thành phần thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự việc được nói tới trong câu. Ví dụ:

- Chắc chắn tất cả đám học sinh chúng tôi đứa nào cũng yêu mến thầy vì tấm lòng nhân từ, vì những ý nghĩ tốt lành, vì những ước mơ của thầy về tương lai chúng tôi.

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thấy đầu tiên)

Chắc chắn là thành phần tinh thái, thể hiện sự đánh giá về tính chính xác của thông tin được nói tới trong câu.

- Hoạ sĩ còn đang nheo mắt cố đọc tên các sách trên giả thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Dường như là thành phần tình thái thể hiện ý không chắc chắn.

Thành phần cảm thán: thành phần được dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết (vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận,...). Ví dụ:

- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Chao ôi là thành phần cảm thán bộc lộ sự xúc động.

- Ơ, cái bà này! Sao bà cứ cuống quýt lên vậy?

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Ơ là thành phần cảm thán bộc lộ sự ngạc nhiên.

 

 

(Trang 67)

VĂN BẢN 2

TRƯỚC KHI ĐỌC

1. Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

2. Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

ĐỌC VĂN BẢN

Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa(1)

TRẦN ĐÌNH SỬ(2)

Theo dõi

Cách dẫn dắt vấn đề của tác giả.

(1) [...] Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn. Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn đó. Phê bình văn học từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm ý nghĩa của văn học, một “trò chơi” chẳng khác gì ú tim. Có khi ta chạy về phía này, nhưng ý nghĩa lại nằm trốn ở phía kia, có khi ta tưởng bắt được rồi, nhưng hoá ra là bắt trượt. Ý nghĩa là điều mê hoặc lớn và niềm đam mê lớn đối với người đọc. Mọi tác phẩm văn học mà ta cho là hay đều thấp thoáng một ý nghĩa thú vị ở bên trong.

Chú ý

Tác giả quan niệm đọc văn là gì?

(2) Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa... Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.

Chú ý

Các cách diễn đạt "vì thế", "mới thực sự là", "vậy nên", "thực tế cho thấy" có tác dụng gì?

(3) Ý nghĩa của văn học không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời. Vì thế ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, văn hoá, tâm lí,... mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Có thời người ta hiểu ý nghĩa văn bản là cái cố định, mang tính đơn nhất, chỉ cần ai đó có tài phát biểu một câu là nắm hết hồn vía. Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách người ta thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau. Vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc. Thực tế cho thấy tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ gì tóm lược được vào một câu nhận định hay

(1) Nhan đề do người biên soạn đặt.

(2) Trần Đình Sử sinh năm 1940, quê ở Thừa Thiên Huế, là nhà nghiên cứu, lí luận - phê bình văn học. Công trình khoa học chính: Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam (1999), Thi pháp Truyện Kiều (2002), Trên đường biên của lí luận văn học (2014), Dẫn luận thi pháp học văn học (2017)....

(Trang 68)

công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc chỉ là một chặng trên con đường chạy tiếp sức của biết bao độc giả để đến với tác phẩm. Với lí thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, một chân trời mới cho công việc đọc văn được mở ra. Mọi người đọc đều có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa. Không ai có tiếng nói cuối cùng. Không ai là người duy nhất đúng. Tác phẩm ngày càng giàu có lên trong tình yêu văn học của mọi người.

Suy luận

Theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?

(4) Nhưng văn học là hiện tượng có quy luật. Thưởng thức văn học cũng có quy luật. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản. Như người ca sĩ hát bài hát của mình theo bản nhạc của nhạc sĩ, người đọc văn cũng phải cảm nhận tác phẩm theo cung bậc của văn bản. Tuy nhiên văn bản chưa phải đã là tác phẩm. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng. Những cảm nhận không kiểm nghiệm được bằng văn bản có thể coi là đi xa văn bản. Nhưng mặt khác, người đọc có quyền tưởng tượng, lí giải, cụ thể hoá hình tượng, nhập vào giọng điệu, nhịp điệu, động tác của ngôn từ để hiểu chúng, miễn sao không phương hại tới tính toàn vẹn của tác phẩm.

(5) Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì. Khi chưa đọc, văn bản in chỉ là một vật, một khách thể, nhưng khi đã đọc thi dần dần khách thể đó biến mất, sách vẫn còn đó nhưng đồng thời lại “biến mất” để nhường chỗ cho thế giới hình tượng, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc, người đọc hoá thân vào nhân vật trong sách. Tại sao khi đọc sách ta bỗng toàn tâm toàn ý suy nghĩ vào những điều chưa bao giờ nghĩ tới? Hoá ra ta suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình trọng của nhà văn, còn nhà văn thi phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta! Cho nên tuy biết rõ tác phẩm là của nhà văn mà ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích và khi nói là ta giải thích, ta ấy đâu phải là chính ta! Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm tác phẩm của họ! Cho nên tác phẩm văn học là một sản phẩm lạ lùng, nó gần như xoá bỏ ranh giới giữa ta và tác giả. Người đọc không phải “đệm”, mà đã “chơi” tác phẩm trên bản nhạc của nhà văn, do vậy tuỳ theo người “chơi” mà tác phẩm có sự khác nhau. [...]

Chú ý

Cách lí giải của tác giả về sự hoá thân của người đọc trong quá trình đọc văn.

(6) Đọc văn là nền tảng của học văn. Học văn là học năng lực cảm thụ văn, bồi dưỡng thị hiếu văn, tiếp nhận kiến thức văn hoá văn, rèn luyện năng lực biểu đạt, sáng tạo văn. Đỗ Phủ đã nói: “Đọc rách vạn quyển sách/ Hạ bút như có thần”. M. Go-rơ-ki đã kể chuyện ông đọc nhiều như thế nào trước khi thành nhà văn lớn. Muốn học giỏi văn phải bắt đầu bằng đọc văn [...] Phải đọc văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên.

Theo dõi

Cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam"?

(Theo Trần Đình Sử, Đọc văn học văn,

NXB Giáo dục, 2001, tr. 5 – 8, Trần Đình Sử chinh lí, 2022)

(Trang 69)

SAU KHI ĐỌC

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

2. Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản. Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào của luận để?

3. Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

4. Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?

5. Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc" ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.

6. Trong đoạn (4) có câu: "Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

7. Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

8. Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Vì sao có thể nói "không ai có thể đọc tác phẩm n một lần là xong"? Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời câu hỏi đó.

Thực hành tiếng Việt

THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Tìm thành phần gọi - đáp trong các câu sau và cho biết chức năng của chúng.

a. - Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa?

- Thưa anh, thế thì,... hừ hừ... em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b. Ê, đồ quỷ! - Nét Len vừa quát vừa nện chân xuống vỏ tàu.

(Giuyn Véc-nơ, Cuộc chạm trán trên đại dương)

Nhận biết các loại thành phần biệt lập

  • Thành phần gọi - đáp: thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp, được đánh dấu bằng những từ ngữ gọi - đáp như: ơi, thưa, dạ, vâng.... Ví dụ:

- Anh Mên ơi, anh Mên!

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

Ơi là thành phần gọi - đáp mà Mon dùng để gọi Mên.

- ÔNG GIUỐC-ĐANH: - Lại còn phải bảo cái đó à?

(Trang 70)

c. Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

2 Tìm thành phần chêm xen trong các câu sau và cho biết chúng làm rõ thêm nội dung gì.

a. Hàng vạn người đọc rất tỉnh, đã thuộc ba bài thu này, mà không thuộc được các bài thu khác (của các tác giả khác).

(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt nam)

b. Có về thăm “Vườn Bùi chốn cũ” – đây là “xứ Vườn Bùi” theo đồng bào gọi cả vùng Trung Lương nằm trong xã Yên Đổ cũ, chứ không phải chỉ là khu vườn của nhà ở cụ Nguyễn Khuyến – mới càng hiểu rõ bài “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo".

(Xuân Diệu, Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt nam)

c. Chiều hôm đó, bọn mèo ngạc nhiên khi không thấy con hải âu xuất hiện để xơi món yêu thích – món mực ống mà Xe-crét-ta-ri-ô chôm được từ bếp nhà hàng.

(Lu-i Xe-pun-ve-da, Chuyện con mèo dạy hải âu bay)

d. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

(Trần Đình Sử, Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa)

PHÓ MAY: - Vâng, phải bảo chứ. Vì tất cả những người quý phái đều mặc như thế này cả.

(Mô-li-e, Trường giả học làm sang)

Vâng là thành phần gọi - đáp mà phó may dùng để đáp lại lời ông Giuốc-đanh.

  • Thành phần chêm xen (phụ chú): thành phần được dùng để bổ sung, làm rõ thêm một đối tượng nào đó trong câu. Thành phần này thường được đặt trong dấu ngoặc đơn, giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hoặc giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy. Cũng có khi, thành phần chêm xen còn được đặt sau dấu hai chấm.

- Dòng suối trong trẻo của thầy - thầy âu yếm nhìn tôi – em thông minh lắm!

(Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, Người thầy đầu tiên)

Thầy âu yếm nhìn tôi là thành phần chêm xen, có tác dụng làm rõ thái độ, tình cảm của nhân vật.

 

 

 

 

 

 

 

3 Tìm các thành phần biệt lập trong những câu sau và xác định đó là biệt lập nào.

a. Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

b. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(Vũ Bằng, Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt)

c. Này bác có lợn kia ơi! Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

(Lợn cưới, áo mới)

d. Ôi những vạt ruộng vàng

Chiều nay rung rinh lúa ngả.

(Nguyễn Đình Thi, Đường núi)

(Trang 71)

VĂN BẢN 3

ĐỌC VĂN BẢN

Xe đêm

Trích, CÔN-XTAN-TIN PAU-XTŐP-ΧΚΙ

Tóm tắt: An-đéc-xen (Andersen) cùng hai hành khách khác là một nhà tu hành, một thiếu phụ cùng đi trên chuyến xe đêm từ Vơ-ni-dơ (Venice) đến Vê-rô-na (Verona). Trên đường đi, họ gặp ba cô gái muốn lên xe nhưng không có tiền, An-đéc-xen đã giúp trả tiền cho họ. Trên chuyến xe ấy, để góp vui, An-đéc-xen đã trò chuyện cùng các cô gái, thử tưởng tượng về cuộc sống, tiên đoán về hạnh phúc và tương lai của họ,... Các cô gái say sưa lắng nghe. Đoạn trích dưới đây kể về cuộc đối thoại trên chuyến xe đêm ấy.

[...] Ngựa thả bước chậm rãi. Xe quả thật đã leo lên một sườn đồi.

Nhưng đêm không vì thế mà sáng hơn lên. Ngược lại, hàng du(1) già chạy dài hai bên đường càng thêm tối sẫm. Dưới những tán cây, bóng đêm lặng lặng, đặc lại, chỉ khẽ nghe tiếng thì thầm với nhau của lá cây và những giọt mưa.

An-đéc-xen hạ kính cửa sổ xuống. Một cảnh du ngó vào trong xe. Chàng ngắt vài chiếc lá làm kỉ niệm.

Như nhiều người có trí tưởng tượng sống động, chàng có cái thú lượm lặt trong những chuyến đi đủ thứ vặt vãnh. Những thứ vặt vãnh ấy có một đặc tính: Chúng làm sống dậy quá khứ, hồi sinh trọn vẹn tâm trạng từng trải nghiệm trong giây phút nhặt mảnh vỡ nào đó từ một bức tranh ghép, một chiếc lá du, hay một chiếc vòng sắt móng lừa.

- "Đêm!” – An-đéc-xen thầm nhủ.

Lúc này, bóng đêm dễ chịu hơn ánh sáng ban ngày. Bóng tối cho ta được bình yên suy ngẫm về mọi điều. Và suy ngẫm chán rồi thì chàng có thể nghĩ ra đủ mọi câu chuyện khác nhau mà mình là nhân vật chính.

Trong những câu chuyện đó, An-đéc-xen hình dung mình thế nào cũng đẹp trai, trẻ trung, hoạt bát. Chàng hào phóng trải quanh mình những từ ngữ ngọt ngào, say đắm mà những nhà phê bình đa cảm gọi là “những đoá hoa của thi ca”.

Thực ra, chàng rất xấu trai và tự mình biết rõ điều đó. Chàng cao kều và nhút nhát. Tay chân lòng thòng như con rối xâu dây mà ở quê chàng trẻ con gọi là “ham-pen-man".

Với những “phẩm chất” ấy chẳng mấy hi vọng được phụ nữ chú ý. Nhưng dù sao, trái tim cũng thắt đau mỗi khi những cô gái trẻ ngang qua mình như qua một cái cột đèn vô tri vô giác.

An-đéc-xen thiu thiu ngủ.

(1) Dư một loại cây thân gỗ được trồng nhiều ở vùng ôn đới, mép là hình răng cưa, vỏ màu nâu xám.

(Trang 72)

Tỉnh giấc, chàng bắt gặp trước mắt một ngôi sao xanh màu lá. Nó toả sáng gần như sát mặt đất. Rõ là đêm đã khuya.

Xe đang dừng lại. Bên ngoài có tiếng lao xao. An-đéc-xen lắng tai nghe. Người đánh xe đang thoả thuận giá cả với mấy cô gái xin lên xe dọc đường.

Tiếng thương thuyết của mấy cô này giòn vang đến nỗi cuộc mặc cả nghe du dương như khúc ngâm từ một vở ca kịch cổ.

Người đánh xe không bằng lòng cho họ tới một thị trấn chắc là rất nhỏ bé nào đó với khoản tiền họ trả. Mấy cô gái tranh nhau nói rằng họ phải đi bằng được cả ba người và chẳng có thêm tiền nữa.

- Thôi đi! - An-đéc-xen bảo người đánh xe. - Tôi sẽ trả nốt số tiền thiếu mà anh khăng khăng đòi bằng được. Và sẽ trả thêm, nếu anh thôi không ăn nói thô lỗ với khách và lảm nhảm vớ vẫn nữa.

- Được rồi, mời các người đẹp lên xe - người đánh xe nói với các cô gái. – Hãy cảm ơn Đức Mẹ đã run rủi cho các cô gặp vị hoàng tử ngoại quốc quen tiêu xài hoang phí này. Ông ấy chẳng qua không muốn xe phải dùng lâu vì các cô. Chứ các cô với ông ấy báu lắm thì cũng chỉ như món mì năm ngoái khó nuốt mà thôi!

- Giê-su-ma (Jesus), lạy Chúa tôi! – Ông thầy tu rên rỉ.

- Các cô lại ngồi gần tôi cho ấm. – Thiếu phụ nói.

Mấy cô gái rì rầm với nhau, chuyển cho nhau đồ đạc, lên xe, chào hỏi, bẽn lẽn cảm ơn An-đéc-xen, rồi ngồi xuống và im bặt.

Xe sực lên mùi phó mát cừu và bạc hà. An-đéc-xen lờ mờ thấy những hạt thuỷ tinh ánh lên từ những cặp bông tai rẻ tiền của các cô gái.

Xe đi tiếp. Lại thấy tiếng sỏi lạo xạo dưới bánh. Các cô gái bắt đầu thì thầm trò chuyện.

Họ muốn biết ông là ai. Thiếu phụ lên tiếng và An-đéc-xen đoán nàng đang mỉm cười trong bóng tối. - Có thật ông là một hoàng tử ngoại quốc không? Hay chỉ là một du khách nước ngoài thông thường?

- Tôi là nhà tiên tri. – Không chút do dự, An-đéc-xen đáp. - Tôi biết đoán định tương lai và nhìn thấu được bóng tối. Nhưng tôi không phải là một thầy bói bịp bợm. Và, xin thưa, tôi cũng có thể coi là một hoàng tử bất hạnh từ cái cái xứ sở xưa kia Hăm-lét(1) (Hamlet) từng sống.

- Vậy ông thấy được gì trong bóng tối thế này? – Một cô gái ngạc nhiên hỏi.

- Như cô chẳng hạn. – An-đéc-xen trả lời. – Tôi thấy cô rõ đến nỗi trái tim tôi tràn đầy tình cảm ngưỡng mộ vẻ đẹp kiều diễm của cô.

Chàng nói điều đó và cảm thấy mặt mình lạnh toát. Đã gần tới cái trạng thái mà chàng trải nghiệm mỗi lần sáng tác những bài thơ hay truyện cổ tích của mình.

(1) Hăm-lét tên của nhân vật chính trong vở kịch Hăm-lét của Uy-li-am Sếch-xpia (Wiliam Shakespeare).

(Trang 73)

Trạng thái ấy là sự hoà trộn của một thoáng ưu tư, một dòng tuôn chảy những từ ngữ chẳng rõ từ đâu tới, một cảm nhận bất ngờ về sức mạnh thi ca, về quyền lực của mình với trái tim con người.

Như trong một câu chuyện của chàng, nắp chiếc rương thần cũ kĩ bỗng bật tung ra với tiếng vang rền. Nơi đó ẩn chứa những suy nghĩ chưa thốt thành lời và những tình cảm còn ngủ yên, nơi đó có tất cả sư mê hồn của trái đất – tất cả những bông hoa của nó, tất cả màu sắc và âm thanh, những làn gió ngát hương, những khoảng mênh mông của biển cả, tiếng xào xạc của rừng, những dằn vặt của tình yêu và tiếng líu lo con trẻ.

An-đéc-xen không biết gọi trạng thái ấy là gì. Một số người gọi nó là cảm hứng sáng tạo, một số người khác thì gọi là trạng thái lâng lâng vui sướng, những người khác nữa thì gọi là trạng thái ứng tác xuất thần.

- Tôi tỉnh giấc và nghe thấy giữa đêm khuya giọng nói của các cô. – Lặng đi một lát, chàng điềm đạm nói. – Các cô gái đáng yêu ơi, như thế cũng đủ để cho tôi biết rõ về các cô và còn hơn thế nữa, đủ để cho tôi yêu các cô như những cô em thân thiết dù chỉ trong thoáng chốc. Tôi trông thấy các cô rất rõ. Chẳng hạn như cô, cô là một cô gái có mái tóc sáng màu, phất phơ nhè nhẹ. Cô là cô gái hay cười và cô yêu tất thảy những gì sống động, thậm chí cả bầy sáo rừng sả xuống vai cô khi cô chăm sóc vườn rau.

- Ôi, Ni-cô-li-na (Nicolina), ông ấy nói đằng ấy đấy! – Một trong số các cô gái lớn tiếng thì thào.

- Cô có một trái tim nồng nhiệt, Ni-cô-li-na ạ. – An-đéc-xen vẫn điềm đạm nói tiếp. Nếu chẳng may có chuyện gì không lành xảy ra với người yêu của cô, cô sẽ chẳng đắn đo suy tính, lên đường, vượt qua ngàn dặm, qua núi tuyết và sa mạc khô cằn, để gặp chàng, cứu chàng khỏi cơn nguy khốn. Tôi nói đúng không nào?

- Vâng, em sẽ đi chứ... - Ni-cô-li-na lúng búng, ngượng ngùng. – Nếu ông đã nghĩ như thế.

- Tên các cô thế nào nhỉ? – An-đéc-xen hỏi.

- Chúng em là Ni-cô-li-na, Ma-ri-a (Maria) và An-na (Anna). – Một cô sốt sắng trả lời thay các bạn.

- Còn cô, Ma-ri-a, tôi thực không muốn nói về sắc đẹp của cô. Tôi nói tiếng Ý không thạo. Nhưng từ lúc thiếu thời tôi đã nguyện với thần thi ca rằng tôi sẽ ca tụng cái đẹp ở bất cứ nơi nào tôi gặp.

(Trang 74)

- Giê-su-ma, lạy Chúa tôi! – Ông thầy tu lầm bầm. – Ông này bị nhện độc cắn rồi. Ông ấy đúng là mất trí.

- Có những người phụ nữ sở hữu sắc đẹp mê hồn thực sự. Hầu như khi nào họ cũng là những người bản tính kín đáo. Họ giấu kín trong lòng một niềm đam mê bỏng cháy. Niềm đam mê đó như từ bên trong làm cháy bùng gương mặt họ. Cô là một người như thế đấy, Ma-ri-a ạ. Số mệnh những người phụ nữ như thế thật khác thường. Hoặc rất buồn, hoặc là rất hạnh phúc.

- Ông đã gặp những người phụ nữ như thế bao giờ chưa? – Thiếu phụ hỏi.

- Trước đây thì chưa, nhưng bây giờ tôi đã gặp. – An-đéc-xen trả lời. – Tôi không phải chỉ nói về Ma-ri-a, mà cả về bà nữa, thưa bà.

- Tôi mong rằng ông nói thế không phải cốt cho đêm dài chóng qua. Thiếu phụ nói, giọng run run. Điều đó thật là tàn nhẫn đối với cô gái đáng yêu này. Và cả với tôi – nàng nói thêm khe khẽ.

- Chưa khi nào tôi nghiêm túc như vào giây phút này, thưa bà.

- Thế là thế nào? – Ma-ri-a hỏi. – Em sẽ được hạnh phúc? Hay là không?

- Cô mong muốn nhận được rất nhiều từ cuộc sống, mặc dù chỉ là một cô gái quê bình dị. Bởi vậy mà cô không dễ dàng có được hạnh phúc. Nhưng rồi trong cuộc sống, cô sẽ gặp được một người xứng đáng với trái tim nhiều mong muốn của cô. Người cô chọn tất nhiên phải là một người tuyệt vời. Có thể đó là một hoạ sĩ, nhà thơ, người chiến sĩ đấu tranh cho tự do của nước Ý... Mà cũng có thể đó chỉ là một chàng chăn cừu bình dị hay một thuỷ thủ, nhưng thế nào cũng sẽ phải là người có một tâm hồn lớn lao. Suy cho cùng, với tâm hồn như thế, họ giống nhau cả thôi.

- Thưa ông - Ma-ri-a thẹn thùng nói. - Em không trông rõ ông, vì thế em cứ hỏi mà không xấu hổ. Em phải làm gì, nếu một người như thế đã làm chủ trái tim em rồi? Em mới gặp chàng có vài bận, thậm chí cũng chẳng biết chàng bây giờ ở đâu.

- Cô hãy tìm chàng! – An-đéc-xen nói lớn. – Rồi cô sẽ tìm thấy, và chàng thế nào cũng sẽ yêu cô.

- Ma-ri-a! - An-na vui mừng nói. – Thì chính là cái anh chàng hoạ sĩ trẻ ở Vê-rô-na đấy chứ ai...

- Im nào! – Ma-ri-a mắng át đi.

- Vê-rô-na chẳng phải là một thành phố lớn đến nỗi không tìm nổi một người. Thiếu phụ nói. – Cô nhớ lấy tên tôi nhé. Tôi là E-lê-na Guýt-chi-ô-li (Elena Guiccioli). Tôi sống ở Vê-rô-na. Người Vê-rô-na nào cũng có thể chỉ đường cho cô tới nhà tôi. Ma-ri-a, cô cứ tới Vê-rô-na. Và cô cứ ở nhà tôi cho tới khi nào hạnh phúc đến với cô như người bạn đường đáng yêu của chúng ta tiên đoán.

Ma-ri-a tìm thấy bàn tay E-lê-na trong bóng tối và áp lên gò má nóng sực của mình.

(Trang 76)

- Không đâu, đó chẳng phải chuyện đánh lừa. Cô bé sẽ ghi nhớ kỉ niệm ấy suốt đời. Và tôi xin quả quyết với cha rằng, trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế. Ngoài ra, tôi xin lưu ý đức cha rằng tôi không có thói quen chịu đựng những lời răn dạy sấn sổ.

Xe dừng lại. Các cô gái ngồi không nhúc nhích như bị mê hoặc. E-lê-na Guýt-chi-ô-li im lặng, mái đầu nghiêng xuống.

Người đánh xe kêu lên:

– Này, các nàng đẹp xinh ơi! Tỉnh dậy thôi nào! Đến nơi rồi!

(Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki, Xe đêm, Đỗ Hải Phong dịch,

tạp chí Viết Đọc, Chuyên đề mùa thu, tháng 9/2022, tr. 337-343)

SAU KHI ĐỌC

  • Côn-xtan-tin Pau-xtốp-xki (1892 – 1968) là nhà văn Nga nổi tiếng. Truyện ngắn của ông mang chất thơ nhẹ nhàng, tinh tế, khơi dậy ở người đọc sự rung cảm trước những vẻ đẹp bình dị, khuất lấp, dễ bị lãng quên trong cuộc sống. Một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt: Cô gái làm ren (1958), Chiếc nhẫn bằng thép (1973), Một mình với mùa thu (1984), Câu chuyện phương Bắc (1987), Chuyện kể về cuộc đời (2012),... nhưng nổi tiếng nhất là tập truyện ngắn Bông hồng vàng (1961) nói về công việc lao động sáng tạo của nhà văn.
  • Xe đêm là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Pau-xtốp-xki. Truyện gửi gắm thông điệp về sức mạnh của trí tưởng tượng và ảnh hưởng của nó trong văn chương cũng như trong đời sống.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Chân dung nhân vật An-đéc-xen hiện lên qua những chi tiết nào? Hãy nêu nhận xét của em về nhân vật.

2. An-đéc-xen đã tiên đoán như thế nào về tương lai của các cô gái mới quen? Qua đó, em nhận ra mong ước, tình cảm gì của ông dành cho những cô gái ấy?

3. Theo An-đéc-xen kể lại, ông đã mang đến niềm vui cho cháu bé trong gia đình kiểm lâm xứ Giuýt-len. Em có đồng tình với ý kiến “trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế" không? Vì sao?

4. Truyện cổ An-đéc-xen đã chinh phục hàng triệu trái tim độc giả. Theo em, trí tưởng tượng đã giúp ích như thế nào cho An-đéc-xen trong việc viết truyện cổ tích?

5. Qua đoạn trích, em nhận ra tình cảm, thái độ gì của nhà văn Pau-xtốp-xki đối với nhà văn An-đéc-xen?

6. Theo em, nghệ thuật của đoạn trích có gì nổi bật?

 

 

 

 

 

 

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 8 - Tập 2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

lich-su-va-dia-li-5-phan-lich-su-146

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Lịch Sử)

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

dia-ly-1188

Địa Lý

Tìm hiểu về địa hình, đặc điểm đặc trưng

tieng-anh-8-friend-plus-921

Tiếng Anh 8 (Friend Plus)

Sách Lớp 8 Giáo Dục Việt Nam

ngu-van-7-tap-1-878

Ngữ Văn 7 - Tập 1

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

ngu-van-6-tap-2-84

Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.