Sách Giáo Khoa 247

Ngữ Văn 8 - Tập 2 - ĐỌC | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài ĐỌC và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Ngữ Văn 8 - Tập 2 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 4)

Hãy đắm mình vào vẻ đẹp của cuộc sống.

Hãy ngắm nhìn và bay lên cùng những vì sao.

Ma-cót Au-re-li-ớt (Marcus Aurelius)

GIỚI THIỆU BÀI HỌC

  • Cuộc sống của thiên nhiên và con người vô cùng phong phú, sinh động với những mối quan hệ tinh tế, phức tạp, nhiều bất ngờ và bí ẩn. Điều đó đã được thể hiện trong các tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật: văn học, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu,... Trong tác phẩm văn học, bằng ngôn từ, người nghệ sĩ đã tạo nên những bức chân dung cuộc sống đa diện, nhiều sắc thái, chân thực và có sức hấp dẫn đối với người đọc.
  • Đến với các tác phẩm có cốt truyện đa tuyến, đơn tuyến và một bài thơ kết nối chủ đề trong bài học này, em sẽ cảm nhận được những bức tranh đa chiều về cuộc sống mà nhà văn vẽ nên bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Những bức tranh ấy sẽ giúp em hiểu hơn, trân trọng và tin yêu hơn vẻ đẹp của thế giới quanh ta.

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

  • Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm văn học.
  • Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyến.
  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
  • Nhận biết được đặc điểm của trợ từ, thán từ và hiểu được chức năng của các từ loại này để sử dụng đúng và hiệu quả.
  • Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
  • Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.
  • Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm.

(Trang 5)

Đọc

TRI THỨC NGỮ VĂN

Cốt truyện đơn tuyến và cốt truyện đa tuyếns

  • Cốt truyện đơn tuyến là kiểu cốt truyện chỉ có một mạch sự kiện. Trong cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện thường tương đối đơn giản, tập trung thể hiện quá trình phát triển tính cách của một hoặc một vài nhân vật chính.
  • Cốt truyện đa tuyến là kiểu cốt truyện tồn tại đồng thời ít nhất hai mạch sự kiện. Trong cốt truyện đa tuyến, hệ thống sự kiện thường phức tạp, chồng chéo, tái hiện nhiều bình diện của đời sống gắn với số phận các nhân vật chính của tác phẩm.

Trợ từ, thán từ

  • Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ nào đó trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
  • Thán từ là những từ dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi – đáp.

VĂN BẢN ĐỌC

VĂN BẢN 1. Mắt sói (trích), Đa-ni-en Pen-nắc (Daniel Pennac) 

VĂN BẢN 2. Lặng lẽ Sa Pa (trích), Nguyễn Thành Long

VĂN BẢN 3. Bếp lửa, Bằng Việt

VĂN BẢN 1

TRƯỚC KHI ĐỌC

Nêu tên một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim có nội dung nói về sự đồng cảm, gắn bó giữa con người và thế giới tự nhiên (loài vật, cây cỏ, vũ trụ,...). Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về tác phẩm văn học hoặc bộ phim đó.

(Trang 6)

ĐỌC VĂN BẢN

Mắt sói(1)

Trích, ĐA-NI-EN PEN-NẮC

Chương 2. Mắt sói

(1)

Một con mắt màu vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Một con mắt không chớp bao giờ. Hệt như cậu bé đang nhìn một ngọn đèn trong đêm, cậu chẳng thấy gì ngoài con mắt này: cây cối, vườn thú, khu chuồng, mọi thứ đã biến mất. Chỉ còn lại một điều duy nhất: mắt sói. Con mắt càng lúc như càng to hơn, tròn hơn, như một tuần trăng úa trên bầu trời trống trải, và chính giữa, một con ngươi như càng đen hơn, và trong quầng vàng nâu quanh con ngươi, người ta thấy xuất hiện những điểm màu khác nhau, chỗ này là màu lam (xanh như nước đóng băng dưới bầu trời), chỗ kia là một tia ánh vàng, lấp lánh như trang kim(2).

Hình dung

Cảm nhận của cậu bé Phi Châu về mắt sói.

Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi. Con ngươi màu đen!

- Mi đã muốn nhìn ta thì nhìn đi!

Dường như con ngươi muốn nói. Nó loé lên một tia sáng khủng khiếp. Hệt một ngọn lửa. “Đúng rồi, cậu bé nghĩ: ngọn hắc hoả(3)!" 

Theo dõi

Trong con mắt của sói, gia đình sói hiện ra như thế nào?

(1) Mắt sói là tiểu thuyết ngắn gồm bốn chương. Chương 1 kể về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú. Sói Lam chỉ còn một mắt. Con mắt kia của nó đã bị mất trong một cuộc giao tranh với con người. Con sói và cậu bé nhìn nhau bằng một mắt trong khu vườn thù vắng vẻ và yên lặng. Chương 2 là mạch truyện về nhân vật Sói Lam. Cậu bé Phi Châu nhìn sâu vào mắt Sói Lam và câu chuyện của gia đình nhà sói đã hiện lên trong con mắt ấy. Câu chuyện được kể ở ngôi thứ ba nhưng có lúc được chuyển sang ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam. Sói Lam kể về những cuộc trốn chạy các toán đi săn của gia đình nhà sói nơi Bắc Cực xa xôi, lạnh giá. Chương 3 chuyển sang mạch truyện về nhân vật Phi Châu. Sói Lam nhìn sâu vào mắt Phi Châu và câu chuyện của cậu bé đã hiện ra với hành trình mưu sinh nhọc nhằn trên khắp châu Phi. Sau vụ tai nạn xe buýt, cậu bé đã được mẹ Bia, cha Bia cứu sống, chăm sóc và sống cùng họ ở Châu Phi Xanh. Cây cối ở Châu Phi Xanh bị con người tàn phá ngày càng nhiều và hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra. Vì thế, gia đình Phi Châu phải rời bỏ vùng đất này đến "Thế Giới Khác". Chương 4 kể về việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú. Ở vườn thú, Phi Châu đã được gặp lại những người bạn thân thiết của mình, trong đó có lạc đà Hàng Xén, Báo,... Mẹ Bia rất lo lắng vì vài tháng nay một con mắt của Phi Châu đã nhắm lại. Con mắt của sói đã lành từ lâu, song nó nghĩ trong cái vườn bách thú buồn thiu này, chỉ cần nhìn bằng một mắt là quá đủ. Nhưng bây giờ Sói đã có Phi Châu làm bạn. Sói nhìn ra thế giới xung quanh với những người bạn và các loài cây tràn ngập lối đi. Nó nghĩ hình ảnh tươi đẹp này đáng nhìn bằng hai mắt. Vì thế, “nháy một cái", mí mắt của sói mở ra và "nháy một cái", mí mắt của cậu bé mở ra.

(2) Trang kim: phủ lên bề mặt đồ vật nào đó (chỉ, giấy, vải,...) một lớp kim loại mỏng.

(3) Hắc hoả: ngọn lửa màu đen.

(Trang 7)

Và câu trả lời:

- Được rồi, Hắc Hoả, ta nhìn đây. Ta không sợ đâu.

Con ngươi như to hơn, choán hết cả con mắt, cháy lên như một đám lửa thực sự, cậu bé không ngoảnh mặt đi. Và khi mọi thứ trở nên tối sầm, đen thẫm, cậu phát hiện ra một điều mà trước cậu, chưa hề có ai nhìn thấy trong mắt sói: con ngươi có sự sống. Con ngươi màu đen chính là một con sói cái đang nằm cuộn tròn giữa bầy con nhỏ của mình, nó vừa gầm gừ vừa nhìn cậu bé. [...]

Và chẳng thèm để ý tới cậu bé nữa, sói cái lướt nhìn một lượt bảy đứa con nhỏ của mình đang nằm vây quanh. Chúng làm thành một quầng màu hung đỏ.

“Sắc cầu vồng, cậu bé nghĩ, quanh con ngươi có sắc cầu vồng.”

Phải rồi, màu lông của năm sói con hệt quầng hung đỏ của cầu vồng. Bộ lông của con thứ sáu màu xanh lam, xanh như màu nước đóng băng dưới nền trời trong veo. Sói Lam!

Con thứ bảy (một con sói cái màu vàng) trông như tia vàng. Mỗi khi nhìn vào là phải nheo mắt. Mấy cậu sói anh gọi nó là Ánh Vàng. [...]

(2)

Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được thấy những điều mới mẻ. Cô muốn nhìn thấy con người. Nhìn thật gần cơ. Và chuyện xảy ra vào một đêm. Vẫn toán đi săn mọi khi lùng sục theo gia đình sói. Họ dụng trại ở một vùng trũng đầy cỏ, từ hang sói tới đó mất chừng ba giờ đồng hồ. Ánh Vàng ngửi thấy mùi khói bốc lên từ đám lửa họ đốt. Cô còn nghe thấy cả tiếng củi khô kêu lách tách. 

“Ta phải tới đó xem sao”, cô tự nhủ.

“Ta sẽ trở về trước khi trời sáng.”

“Cuối cùng ta cũng sẽ phải được biết họ giống ai chứ." 

“Ta sẽ có chuyện kể cho mọi người, và cả nhà sẽ đỡ buồn hơn."

“Và hơn hết là vì họ đang săn lùng ta..."

Dự đoán

Chuyện gì sẽ xảy ra với Ánh Vàng khi nó muốn nhìn thấy con người thật gần?

Cô nghĩ như vậy là đủ lí do để trốn khỏi hang.

Và cô đi tới đó.

Khi Sói Lam tỉnh giấc vào đêm hôm đó (như có linh cảm), cô sói em đã đi cách đó một giờ đồng hồ. Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra. Cô ấy đã lửa Sói Xám Em Họ gác đêm hôm đó (điều này cô ấy cũng làm được), và cô đã tới chỗ con người.

(Trang 8)

“Ta sẽ đuổi kịp em!"

Sói anh đã không làm được điều này.

Tới chỗ dựng trại của toán đi săn, Sói Lam thấy có nhiều người đứng nhảy múa trong ánh lửa chập chờn, quanh một tấm lưới bị buộc chặt bằng một sợi dây thùng rất to, cột vào một giá đỡ. Ánh Vàng bị nhốt trong lưới đang cắn vào chỗ trống. Bộ lông của nó lấp lánh những ánh chớp vàng trong màn đêm. Bầy chó điên loạn nhảy chồm chồm dưới tấm lưới. Hàm răng lộp cộp. Còn đám người thì vừa nhảy vừa hú. Họ mặc áo lông cáo. “Mẹ Hắc Hoả nói đúng”, Sói Lam nghĩ. Và nó nảy ra một ý: “Nếu ta cắn đút sợi dây, lưới sẽ rơi xuống giữa bầy chó và sẽ mở ra. Con bé quá nhanh so với bọn này, và chúng ta sẽ thoát!".

Phải nhảy qua ngọn lửa. Một việc chẳng hay ho gì với một con sói. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh. Không còn thời gian mà sợ hãi. “Tấn công bất ngờ, đó là cơ may duy nhất của ta!”

Thế là Sói Lam tung người bay trên làn không khí bỏng rát bên trên đám lửa, trên những con người (mặt họ đỏ lừ vì khói lửa), bay trên cả bao lưới!

Hình dung

Cảnh Sói Lam cứu Ánh Vàng.

Nó dùng răng cắn đứt phăng sợi dây và hét:

- Chạy đi, Ánh Vàng!

Đám người và chó còn đang nhìn hết lên trời.

Ánh Vàng chần chừ

- Anh Sói Lam, tha lỗi cho em, tha...

Suy luận

Nhân vật Sói Lam có tính cách như thế nào?

Cả đám náo loạn. Sói Lam hất tung hai con chó  vào lửa. 

- Chạy đi, Ánh Vàng, chạy đi!

- Không! Em không muốn bỏ anh lại một mình!

Nhưng bầy chó quá đông.

- Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

Sói Lam thấy Ánh Vàng tung người nhả một cú tuyệt hảo. Theo sau đó là những tiếng súng nổ. Tuyết bắn ra những chùm tia quanh người cô.

Thế là xong!

Cô đã mất hút trong màn đêm.

Sói Lam chưa kịp mừng vì em chạy thoát. Bất ngờ một gã to như gấu đứng sựng trước mặt nó, hai tay vung một thân cây đang bốc cháy. Choáng váng. Đầu Sói Lam như nổ tung. Và màn đêm. Nó ngã xuống, ngã xuống, cứ xoay tròn và rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa.

(Trang 9)

(Khi tỉnh lại, Sói Lam chỉ mở được một mắt. Nó đã bị đẩy tới năm hay sáu vườn thú trong suốt mười năm qua. Câu chuyện trở về với hình ảnh cậu bé yên lặng, chăm chú đứng trước chuồng sói. Sói rất vui được gặp lại cậu bé. Cậu bé chính là kỉ niệm cuối cùng của sói. Con người trong mắt sói bùng lên như một ngọn lửa bao quanh cậu bé đầy thắc mắc: “Còn cậu? Cậu ấy? Cậu là ai? Hà? Cậu là ai? Mà tên cậu là gì nhỉ?")

Chương 3. Mắt người

(3)

Đây không phải lần đầu tiên có người hỏi tên cậu bé. Hồi đầu có nhiều đứa trẻ khác hỏi...

- Ê này, cậu mới đến đây hả?

- Cậu từ đâu tới đấy?

- Bố cậu làm gì?

- Cậu mấy tuổi?

- Cậu học lớp mấy?

- Có biết chơi trò chòi cao không?

Toàn những câu hỏi trẻ con.

Nhưng thường mọi người hỏi giống câu Sói Lam vừa nảy ra trong đầu:

- Cậu tên là gì?

Và chưa hề có ai hiểu được câu trả lời của cậu bé.

- Tôi tên là Phi Châu.

- Phi Châu ư? Đấy là tên nước chứ có phải tên người đâu!

Và họ cười.

– Nhưng tên tôi là Phi Châu thật mà. [...]

Song cậu bé biết rõ là một cái tên sẽ chẳng nói lên điều gì nếu không có chuyện của nó. Cũng như một con sói trong vườn thú: Nó sẽ chỉ là một con thú bình thường như bao con khác nếu người ta không biết chuyện về cuộc đời nó.

“Được rồi, Sói Lam ơi, ta sẽ kể cho mi nghe chuyện của ta."

Và đến lượt con mắt của cậu bé chuyển động. Như một ánh sáng vụt tắt. Hoặc cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Phải rồi, một đường hầm giống một cái hang cáo mà Sói Lam từng chui vào. Càng vào sâu thì càng mờ mịt.

Hình dung

Cảm nhận của Sói Lam về con mắt của cậu bé.

(Trang 10)

Chẳng mấy chốc thì tối om, không còn giọt nắng nào. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy. Không biết nó chìm trong con mắt của cậu bé như thế bao lâu rồi nhỉ? Thật khó nói. Nhiều phút trôi qua tưởng chừng như hàng năm trời. Mãi tới lúc, một giọng nói nhỏ nhẹ cất lên từ sâu trong bóng đêm:

“Đây rồi, Sói Lam ơi, đây là nơi có kỉ niệm đầu tiên của ta đó!”

(Vào một đêm hãi hùng do chiến tranh ở châu Phi, cậu bé Phi Châu mồ côi được một người phụ nữ tốt bụng đưa tiền cho lão Toa lái buôn và nhờ lão đưa đi thật xa. Cậu bé và lạc đà một bướu tên là Hàng Xén đã trở thành đôi bạn thân thiết. Rất nhiều lần, lão Toa lái buôn đã cố tìm cách bỏ rơi cậu bé. Nhưng lạc đà kiên quyết không đi nếu không có cậu. Một buổi sáng, lão Toa đã bán lạc đà Hàng Xén trong thành phố và bán cậu bé Phi Châu cho Vua Dê.)

(4)

Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy.

Hình dung

Tâm trạng của Phi Châu khi đi tìm lạc đà Hàng Xẻn.

“Nó không thể rời thành phố được, nó không thể đi đâu một bước mà mà không không có có tôi tôi! Nó đã hứa với tôi thế rồi mà!"

Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:

- Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà! Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:

- Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?

Bọn trẻ cười vang:

- Lạc đà một bướu nào chẳng mơ màng!

Cậu hỏi cả những con lạc đà:

- Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!

Hội lạc đà nhìn chú từ trên cao:

- Cậu bé ơi, chúng tôi toàn nam thanh nữ tú thôi, không có lạc đà một bướu đâu...

(Trang 11)

Và tất nhiên cậu hỏi cả những người mua lạc đà

- Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi...

- Bán bao nhiêu? - Mấy người mua hỏi, vì họ chỉ quan tâm vậy thôi.

Cậu cứ đi hỏi suốt cho tới lúc Vua Dê nổi cáu:

- Này, Phi Châu, không phải mày ở đây để tìm con lạc đà nhé, mày ở đây để chăn đàn cừu và dê của tao nghe chưa! [...]

Phi Châu đã ở lại chăn cừu cho Vua Dê được tròn hai năm. Dân trong vùng Châu Phi Xám(1) vô cùng ngạc nhiên, không tin lắm vào chuyện này.

Thường lão giả không giữ người chăn cừu nào quá hai tuần. Cậu có mẹo gì vậy?

 

Phi Châu không hề có bí mật gì. Cậu là một người chăn cừu tốt, chỉ có vậy thôi. Cậu đã hiểu ra một điều rất đơn giản: Đàn cừu và dê không có kẻ thù. Nếu thi thoảng có sư tử hay báo ăn thịt một con dê cái thì chỉ vì nó đói. Phi Châu đã giải thích điều này với Vua Dê.

Theo dõi

Suy nghĩ của Phi Châu về các loài động vật.

Vua Dê này, nếu ông muốn lũ sư tử không tấn công đàn cừu và dê thì ông phải cho chúng ăn.

- Nuôi bọn sư tử ư?

Vua Dê lấy tay vê bộ ria.

Được, Phi Châu ạ, hay đấy.

Và thế là cứ chỗ nào Phi Châu đưa dê tới gặm cỏ là lão cũng để sẵn những miếng thịt to đùng đem từ thành phố về.

- Phần của mày đây nhé Sư Tử, đừng có đụng vào bọn cừu cái của tao đấy.

Lão Sư Tử Già của Châu Phi Xám lượn qua những khu để thịt chẳng cần vội vàng.

- Mày đúng là một thằng chăn cừu buồn cười thật.

Và lão vào bàn ăn.

Với tên Báo thì Phi Châu nói chuyện lâu hơn. Vào buổi tối Báo bò sát gần đàn dê và cừu. Phi Châu đã đề phòng rất chắc và nói:

– Báo này, đừng có bò như rắn thế, tôi nghe thấy tiếng anh rồi đấy.

(1) Trong tác phẩm, nhà văn gọi tên các vùng đất châu Phi bằng màu sắc. Châu Phi Xám là nơi có những cánh đồng mênh mông rặt cỏ khô. Châu Phi Vàng là vùng đất của biến cát sa mạc. Châu Phi Xanh là nơi có nhiều cây cao và rậm rạp như những đám mây.

(Trang 12)

Báo vô cùng ngạc nhiên thò đầu ra khỏi bụi cỏ khô.

Theo dõi

Lời nói và hành động của Phi Châu với Báo.

Làm sao mà cậu nghe thấy hả chăn cừu? Chưa hề có ai nghe được tiếng ta đâu.

- Tôi từ Châu Phi Vàng tới. Ở đó không gian lặng như tờ, không hề có tiếng động, làm cho tai rất thính. Tôi có thể nói cho anh là có hai con rận đang cãi nhau trên vai anh đấy.

Và Báo ngoạm nhai luôn hai con rận.

- Thấy chưa, Phi Châu nói, tôi cần nói chuyện với anh.

Báo ta rất háo hức nên ngồi xuống ngay và lắng nghe.

- Anh là một tay đi săn tuyệt vời, Báo ạ. Anh chạy nhanh hơn bất kể loài thú nào, lại còn nhìn được xa hơn. Đây cũng là ưu điểm của người chăn cùru.

Im lặng. Có tiếng một con voi rít từ rất xa. Và tiếp sau đó là tiếng súng nổ.

Toán đi săn lạ, Phi Châu thì thầm.

- Đúng rồi, chúng quay trở lại đấy, Báo nói, hôm qua ta vừa thấy chúng

Một phút buồn bã.

- Báo ơi, anh chăn cùng với tôi nhé?

- Ta sẽ làm được gì?

Phi Châu nhìn Báo một hồi lâu. Hai giọt nước mắt khóc từ lúc nào, giờ đã khô lại làm thành hai vệt đen dài tới tận mép.

- Báo này, anh cần có một người bạn, và tôi cũng vậy.

Chuyện xảy ra với Báo như vậy. Phủ Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết, không thể tách rời.

Kết nối

Tình bạn của Phi Châu và Báo khiến em liên tưởng đến câu chuyện tình bạn trong tác phẩm nào khác?

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói, Giắc-cơ Phéc-răng-đê (Jacques Ferrandez) minh hoạ,

Ngân Hà dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 23-103)

(Trang 13)

SAU KHI ĐỌC

  • Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp. Thời thơ ấu, ông đã theo gia đình sống ở châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú từ cuộc sống luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này. Đa-ni-en Pen-nắc thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản phim,... Một số tác phẩm nổi tiếng viết cho thiếu nhi của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984), Nỗi buồn thời cắp sách (2007),...
  • Mắt sói là một trong những tác phẩm kinh điển của văn học thiếu nhi Pháp và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Tác phẩm Mắt sói có cốt truyện đa tuyến với kiểu truyện lồng truyện, tức là một hoặc nhiều câu chuyện được kể lại trong một câu chuyện khác. Hãy đọc kĩ phần tóm tắt tác phẩm và chỉ ra cốt truyện đa tuyến đó.

2. Cậu bé Phi Châu nhìn vào mắt sói và nhận ra những điều gì? Trong mắt sói, câu chuyện nào đã hiện lên?

3. Theo dõi phần (2) thuộc Chương 2 và cho biết Sói Lam đã cứu Ánh Vàng như thế nào. Qua hành động đó, em hãy nhận xét về tính cách nhân vật Sói Lam.

4. Sói Lam nhìn vào mắt Phi Châu và nhận ra những điều gì? Trong mắt cậu bé, kí ức nào đã hiện lên?

5. Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phi Châu. Chỉ ra những chi tiết giúp em có cảm nhận đó.

6. Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện trong tác phẩm.

7. Theo em, qua câu chuyện của Sói Lam và cậu bé Phi Châu, tác giả muốn ca ngợi hay phê phán điều gì? Câu chuyện đã tác động đến suy nghĩ và tình cảm của em như thế nào?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) kể lại sự kiện “Phi Châu và Báo đã trở thành đôi bạn thân thiết" (bằng lời của nhân vật Báo).

(Trang 14)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TRỢ TỪ

1 Tìm trợ từ trong các câu sau và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ ở từng trường hợp:

a. Nhưng điểm quan trọng nhất chính là con ngươi.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

b. Nhưng chỉ có cách làm vậy và phải thật nhanh.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

c. Ngay tới đầu ngón chân mình Sói Lam cũng không nhìn thấy.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

2 Trong những từ in đậm ở các cặp câu dưới đây, từ nào là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ? Vì sao?

a. - Và hẳn vì buồn nên Ánh Vàng muốn được nhìn thấy những điều mới mẻ.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nó mua những tám quyển truyện.

b. - Nó đoán ngay chuyện gì đã xảy ra.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Nhà tôi ở ngay cạnh trường.

c. -  Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bản đến hàng nghìn con lạc đà!

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

- Mùa đông sắp đến rồi.

Nhận biết trợ từ

  • Trợ từ có tác dụng nhấn mạnh sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. Ví dụ: cả, ngay, chính,...

Ngay lần đầu gặp gỡ, tôi và thằng Lai-ca đã sung sướng nhìn nhau như thể nhìn vào gương.

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bê-tô)

Trợ từ ngay nhấn mạnh thời điểm "lần đầu gặp gỡ" của “tôi” và Lai-ca.

  • Trợ từ có tác dụng biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ mà nó đi kèm. Ví dụ: những, chỉ, có,...

Chỉ sau dăm đêm, dải cát nổi giữa sông chìm vào trong nước đỏ.

(Nguyễn Quang Thiều, Bầy chim chìa vôi)

Trợ từ chỉ biểu thị thái độ đánh giá của người viết: thời gian dải cát nổi giữa sông chìm vào dòng nước đỏ là rất nhanh (dăm đêm).

3 Trong đoạn trích sau, trợ từ cả được lặp lại nhiều lần. Cho biết tác dụng của việc lặp lại trợ từ này.

Sau khi lão Toa đi rồi, Phi Châu phải mất hàng giờ để tìm Hàng Xén. Nhưng chẳng thấy. [...]

Cậu hỏi thăm những người qua đường. Và mọi người trả lời cậu rằng:

- Cậu bé ơi, ở đây ngày nào người ta chẳng bán đến hàng nghìn con lạc đà!

Cậu hỏi cả những đứa trẻ trạc tuổi cậu:

- Các bạn có nhìn thấy một con lạc đà một bướu có đôi mắt mơ màng không?

[...] Cậu hỏi cả những con lạc đà:

- Một chú lạc đà một bướu to như đồi cát ấy!

(Trang 15)

[...] Và tất nhiên cậu hỏi cả những người mua lạc đà:

Một chú lạc đà một bướu rất đẹp màu cát mà bác lái buôn Toa đã bán đi...

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

4 Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một nhân vật, sự việc hoặc chi tiết mà em ấn tượng nhất trong văn bản Mắt sói, đoạn văn có sử dụng ít nhất một trợ từ.

VĂN BẢN 2

TRƯỚC KHI ĐỌC

Nêu suy nghĩ của em về những người đang sống ở nơi xa xôi, hẻo lánh và làm các công việc vất vả, âm thầm.

ĐỌC VĂN BẢN

Lặng lẽ Sa Pa

Trích, NGUYỄN THÀNH LONG

- Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? – Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi.

- Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng có trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? - Nhà hoạ sĩ hỏi.

Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa ạ?

- Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây

giờ chưa phải lúc.

- Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì?

Nhà hoạ sĩ phá lên cười:

Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gậm nhấm người ta. Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời.

Những nét hớn hở trên mặt người lái xe chọt duỗi ra rồi bẵng đi một lúc, bác không nói gì nữa. Còn nhà hoạ sĩ và cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ. Nắng bây giờ bắt đầu len tỏi, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh(2) thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cả lên trên màu xanh của rùng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại

Hình dung

Khung cảnh thiên nhiên Sapa

(1) Sa Pa: thị xã thuộc tỉnh Lào Cai, ngày nay là địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta, tuy nhiên ở thời điểm Nguyễn Thành Long sáng tác truyện ngắn này, Sa Pa còn là nơi xa xôi, hiểm trở và hoang vu.

(2) Tử kinh: một loại cây thân gỗ, hoa có nhiều màu như hồng, đỏ tím, tím nhạt....

(Trang 16)

Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống:

– Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé.

Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.

- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. – Người lái xe lại nói.

Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn.”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Còn cô kĩ sư chỉ “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trông mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong,... ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên người con trai đang cắt hoa. Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bỏ hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

- Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tuỳ ý. Cô cứ cắt một bỏ rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỉ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ Tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay.

Theo dõi

Thái độ của anh thanh niên khi đón tiếp đoàn khách đến chơi.

Người con trai nói to những điều đáng lẽ người ta chỉ nghĩ. Cũng là những điều ta ít nghĩ. Việc ấy làm bác già và cô gái cảm động và cuốn hút ngay. Cô ôm bỏ hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt anh. Anh thanh niên bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, hạ giọng hỏi:

- Cũng đoàn viên, phỏng?

- Vâng. - Cô gái sẽ nói.

- Thôi, chấm dứt tiết mục hái hoa – người con trai bất chợt quyết định. – Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời bác và cô vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm. Công việc của cháu cũng quanh quẩn ở mấy chiếc máy ngoài vườn này thôi. Những cái máy vườn trạm khí tượng nào cũng có. Dãy núi này có

(Trang 18)

Theo dõi

Lời kể của anh thanh niên về công việc của mình trên trạm khí tượng.

một ảnh hưởng quyết định với gió mùa đông bắc đối với miền Bắc nước ta. Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Đây là máy móc của cháu. Cái thùng đo mưa này, ở đâu bác cũng trông thấy, mưa xong đổ nước ra cái cốc li phân mà đo. Cái này là máy nhật quang kí(1), ánh sáng mặt trời xuyên qua cái kính này, đốt các mảnh giấy này, cứ theo mức độ, hình dáng vết cháy mà định nắng. Đây là máy Vin, nhìn khoảng cách giữa các răng cưa mà đoán gió. Ban đêm không nhìn mây, cháu nhìn gió lay lá, hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng, có thể nói được mây, tính được gió. Cái máy nằm dưới sâu kia là máy đo chấn động vỏ quả đất. Cháu lấy những con số, mỗi ngày báo về “nhà” bằng máy bộ đàm(2) bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng. Bản báo ấy trong ngành gọi là “ốp”. Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung... Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

Anh thanh niên đang nói, dừng lại. Và tại sao hoạ cảm giác mình bối rối? Vì nhác thấy người con gái nhỏ nhẻ, e lệ, đứng giữa các luống dơn, không cần hái hoa nữa, ôm nguyên bó hoa trong tay, lắng tai nghe? Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

Suy luận

Vì sao người hoạ sĩ có cảm giác bối rối?

- Anh nói nữa đi. – Ông giục.

- Báo cáo hết! - Người con trai vụt trở lại giọng vui vẻ. - Năm phút nữa là mười. Còn hai mươi phút thôi. Bác và cô vào trong nhà. Chè đã ngấm rồi đấy.

Thì giờ ngắn ngủi còn lại thúc giục cả chính người hoạ sĩ già. Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà, đảo nhìn qua một lượt trước khi ngồi xuống ghế. Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách. Hoạ sĩ còn đang nheo mắt cổ đọc tên các sách trên giá thì cô gái đã bước tới, dường như làm việc ấy hộ bố. Cô không trở lại bàn giữa và ngồi ngay xuống trước chiếc bàn học con, lật xem bìa một cuốn sách rồi để lại nguyên lật mở như cũ. Anh thanh niên rót nước chè mời bác già, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bung cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô.

(1) Máy nhật quang kí: máy đo cường độ ánh sáng mặt trời. 

(2) Máy bộ đàm: thiết bị di động cầm tay, dùng để liên lạc trực tiếp trong một nhóm máy bằng cách thu phát sóng vô tuyến.

(Trang 19)

Hoạ sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn:

- Ta thoả thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm?

Anh thanh niên bật cười khanh khách:

- Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đinh Phan-xi-păng (Fansipan) ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.

Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:

Theo dõi

Những tâm sự của anh thanh niên về công việc.

- Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thi xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.

Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:

- Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.

- Quê anh ở đâu thế? – Hoạ sĩ hỏi.

- Quê cháu ở Lào Cai này thôi. Năm trước, cháu tưởng cháu được đi xa lắm cơ đấy, hoá lại không. Cháu có ông bố tuyệt lắm. Hai bố con cùng viết đơn xin ra lính đi mặt trận. Kết quả: bố cháu thắng cháu một - không. Nhân dịp Tết, một đoàn các chú lái máy bay lên thăm cơ quan cháu ở Sa Pa. Không có cháu ở đấy. Các chú lại cử một chú lên tận đây. Chú ấy nói nhờ cháu có góp phần phát hiện một đám mây khô, mà ngày ấy, tháng ấy, không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mỹ trên cầu Hàm Rồng. Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc: “Thế là một - hoà nhé!”. Chưa hoà đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy, cháu sống thật

(Trang 20)

hạnh phúc. Ở, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

Theo dõi

Những suy nghĩ của người hoạ sĩ về bức chân dung.

Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện, tay vừa bất giác hí hoáy vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời. Ông thấy ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi nhỏ của ông, nhưng nó như là một quả tim nữa của ông, hay chính là quả tim cũ được “để cao” lên, do đó mà ông khao khát, mà ông yêu thêm cuộc sống. Thế nhưng, đối với chính nhà hoạ sĩ, vẽ bao giờ cũng là một việc khó, nặng nhọc, gian nan. Làm một bức chân dung, phác hoạ như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ vào giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài. Mặc dù vậy, ông đã chấp nhận sự thử thách.

Để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:

– Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong vườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phấn cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cầm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng vạn cây như vậy. Để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt hơn trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quá. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bác. Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đấy. Có thể nói đồng chí ấy trong tư thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choảng chạy ra. Như thể mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chí cứ sợ nhỡ có sét lại vắng mặt mình. Đồng chí đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chim nông, của chim sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giả lắm. Trán đồng chí cứ hói dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi.

Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Cũng may mà bằng mấy nét, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người.

Suy luận

Vì sao hoạ sĩ phác hoạ bức chân dung anh thanh niên ngay trong lần đầu gặp mặt?

(Trang 21)

Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. Ví dụ như quan niệm về cái đất Sa Pa mà ông quyết định sẽ chỉ đến để nghỉ ngơi giai đoạn cuối trong đời, mà ông yêu nhưng vẫn còn tránh. [...]

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà hoạ sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đúng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

Suy luận

Ông hoạ sĩ và cô kĩ sư có thái độ, cảm xúc như thế nào khi chia tay anh thanh niên?

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

- Chào anh. - Đến bậu cửa, bỗng nhà hoạ sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ?

Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chia tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.

- Chào anh.

Lần đầu, chính là anh thanh niên quay mặt đi. Anh ấn cái làn vào tay bác già và nói vội vã: 

- Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe. Cháu có bao nhiêu là trứng, ăn không xuể. Cháu không tiễn bác và cô ra xe được, vì gần tới giờ “ốp” rồi. Thôi chào bác, chào cô. Bác sẽ trở lại nhé.

Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo. Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn chiếc đồng hồ nói một mình:

- Thanh niên bây giờ lạ thật! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?

Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng.

Lào Cai tháng Sáu, Hà Nội tháng Bảy – 1970.

(33 truyện ngắn chọn lọc 1945 – 1975,

NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 256-265)

(Trang 22)

SAU KHI ĐỌC

  • Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở Quảng Nam, - là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Sáng tác của ông thể hiện niềm tin yêu và sự gắn bó thiết tha với đất nước, con người. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long có lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ, giọng văn trong sáng. Một số tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ (1952); Những tiếng vỗ cánh (1967); Giữa trong xanh (1972); Sáng mai nào, xế chiều nào (1984);...
  • Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được Nguyễn Thành Long sáng tác sau chuyến đi thực tế Lào Cai năm 1970. Truyện được in lần đầu trong tập Giữa trong xanh.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Xác định đề tài của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

2. Tóm tắt tác phẩm và nêu nhận xét về kiểu cốt truyện.

3. Nhân vật anh thanh niên được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, hoàn cảnh sống, công việc, mối quan hệ với các nhân vật khác)? Hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để nhận xét về tính cách của nhân vật.

4. Chân dung nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cảm nhận và suy nghĩ của những nhân vật nào? Cách xây dựng nhân vật như vậy có tác dụng gì?

5. Tìm một số chi tiết thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ về con người và nghệ thuật. Trên cơ sở đó, em hãy nhận xét về vai trò của nhân vật này trong tác phẩm.

6. Những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp đã góp phần tạo nên chất thơ cho tác phẩm. Hãy chọn một đoạn văn tả cảnh Sa Pa mà em ấn tượng nhất và nêu cảm nhận.

7. Tác phẩm gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Tưởng tượng em là nhân vật ông hoạ sĩ, hãy ghi lại cảm nghĩ của mình sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn trong một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu).

(Trang 23)

Thực hành tiếng Việt

THÁN TỪ

1 Tìm thán từ trong các câu sau:

a. - Vâng, mời bác và cô lên chơi.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b. Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c. Đây rồi, Sói Lam ơi, đây là nơi có kỉ niệm đầu tiên của ta đó!

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói)

2. Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây và cho biết mỗi thán từ bộc lộ cảm xúc gì.

a. Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Nhận biết thán từ

Thán từ gồm hai loại chính:

  • Thán từ bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc như: a, ái, ôi, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi,...

Ví dụ: A! Mẹ đã về.

Thán từ a trong câu trên biểu thị sự ngạc nhiên, vui mừng của con khi thấy mẹ về.

  • Thán từ gọi - đáp như: ơi, vâng, dạ, ử,...

Ví dụ: Dạ, cảm ơn chị.

Thán từ dạ trong câu trên là từ dùng để đáp lại lời người khác một cách lễ phép.

Khi sử dụng thán từ, người nói thường thể hiện ngữ điệu hay cử chỉ, nét mặt, điệu bộ,... tương ứng với cảm xúc mà thán từ biểu thị.

b. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư?

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

d. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

3. Hãy đặt ba câu, mỗi câu có sử dụng một trong các thán từ sau: ơ, than ôi, trời ơi.

BIỆN PHÁP TU TỪ

4. Chỉ ra biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng:

a. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

b. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

VĂN BẢN 3

ĐỌC VĂN BẢN

Bếp lửa

BẰNG VIỆT

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!

Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà 
Bà hay kể chuyện những ngày ở
Huế Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
Mẹ cùng cha công tác bận không về 
Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chỉ hoài trên những cánh đồng xa?

Năm giặc đốt làng cháy tản cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bả dụng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh(1)
“Bố ở chiến khu (2), bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!"

(1) Đinh ninh: nhắc đi nhắc lại cho người khác nắm chắc, nhớ chắc (nghĩa trong văn bản).

(2) Chiến khu: vùng căn cứ của lực lượng cách mạng hay lực lượng kháng chiến.

(Trang 25)

Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?.

(Bằng Việt – Lunu Quang Vũ, Hương cây – Bếp lửa,

NXB Văn học, Hà Nội, 1968, tr. 71-73)

SAU KHI ĐỌC

  • Bằng Việt sinh năm 1941, quê ở Hà Nội, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, xúc cảm tinh tế, giàu suy tư. Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa (1968, in chung); Những gương mặt, những khoảng trời (1973); Đất sau mưa (1977); Khoảng cách giữa lời (1984); Ném câu thơ vào gió (2001); Oẳn tù tì (2016);...
  • Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học tập ở nước ngoài.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Bài thơ là lời của nhân vật nào, thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc đó được gợi lên từ điều gì?

2. Hãy xác định bố cục của bài thơ.

3. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người bà và tình cảm người cháu dành cho bà. Những từ ngữ, chi tiết nào trong bài thơ giúp em có cảm nhận như vậy?

4. Trong bài thơ, hình ảnh bếp lửa được lặp lại nhiêu lần. Theo em, việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

5. Bài thơ đã “vẽ” nên bức “chân dung cuộc sống” nào? Điều gì trong bức chân dung ấy gây ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Ngữ Văn 8 - Tập 2

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-6-tap-2-91

Toán 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

cong-nghe-9-cat-may-845

Công Nghệ 9 (Cắt may)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

tieng-anh-2-explore-our-world-995

Tiếng Anh 2 (Explore Our World)

Sách Lớp 2 Cánh Diều

mi-thuat-9-ban-1-973

Mĩ Thuật 9 (Bản 1)

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

giao-duc-the-chat-2-1030

Giáo Dục Thể Chất 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.