(Trang 81)
Nói và nghe
Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)
Từ xưa đến nay, văn học luôn song hành, gắn bó mật thiết với con người và đời sống xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi thời kì và ở mỗi người, cách nhìn nhận, suy nghĩ về vai trò của văn học lại có những điểm khác biệt. Hiện nay, nhiều người quan niệm văn học vẫn có vai trò quan trọng trong đời sống, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng, giá trị của văn học đã bị giảm đi trước sự cạnh tranh của các phương tiện nghe nhìn. Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề này.
1 TRƯỚC KHI NÓI KẾT NỐI TRỊ THỨC
- Xác định nội i dung nói: : vẫn văn học học trong trong đời đời sốn sống hiện nay.
Thu thập tư liệu và tìm ý:
+ Tìm kiếm các tư liệu về vai trò, vị trí của văn học; cơ hội và thách thức của văn học trong đời sống hiện nay.
+ Tập trung suy nghĩ về một số vấn đề và đặt ra các câu hỏi để tìm ý như: Văn học có còn quan trọng trong đời sống hiện nay không? Trước sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn, văn học có gặp phải thách thức gì không? Văn học đem đến cho người đọc nhận thức gì về đời sống, xã hội, con người? Văn học khiến con người có thái độ ra sao trước cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu? Vì sao có thể nói văn học có khả năng đánh thức những rung cảm trước cái đẹp của con người?...
Mục đích nói Thuyết phục người nghe đồng tình với ý kiến của em về vai trò của văn học trong đời sống hiện nay. Người nghe Những người yêu thích văn học, có nhu cầu tìm hiểu vai trò của văn học trong đời sống. |
- Xây dựng dàn ý bài nói: xác định các luận điểm, sử dụng các lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ vấn đề.
- Dự kiến các ý kiến phản biện của người nghe để chuẩn bị trao đổi, đối thoại.
(Trang 82)
1. Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin phù hợp:
Văn bản | Luận đề | Luận điểm |
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam | Luận điểm 1: Luận điểm 2: ... | |
Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa | Luận điểm 1: Luận điểm 2: ... |
2. Từ hai văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam và Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, hãy rút ra đặc điểm cơ bản của văn bản nghị luận văn học.
3. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa văn bản nghị luận xã hội và văn bản nghị luận văn học.
(Trang 83)
4. Mỗi người đọc với sự khác biệt về lứa tuổi, nhận thức, trải nghiệm,... sẽ có những cách cảm nhận, đánh giá khác nhau về tác phẩm văn học.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu chủ đề trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất hai thành phần biệt lập.