Trang 103
Học xong bài học này, em có thể:
• Nhận biết được một số đại diện nấm.
• Trình bày được sự đa dạng nấm và vai trò của nấm.
• Nêu được một số bệnh do nấm gây ra và cách phòng, chống bệnh.
• Vận dụng được hiểu biết về nấm để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống.
• Quan sát và vẽ được hình một số loại nấm.
1. Hãy nói tên mỗi loại nấm trong hình 18.1.
2. Vì sao nấm không thuộc về giới Thực vật hay giới Động vật?
Hình 18.1. Một số loại nấm
I. SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM
Nấm là sinh vật nhân thực, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Nấm là sinh vật dị dưỡng, thức ăn của của chúng chúng là các chất hữu cơ có trong môi trường.
Môi trường sống của nấm rất đa dạng. Chúng có thể sống cộng sinh hoặc kí sinh trên cơ thể thực vật, động vật, con người hoặc sống trên đất ẩm, rơm rạ, thân cây gỗ mục,...
Nấm có dạng cơ thể đơn bào và đa bào. Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản là thể quả (gọi là mũ nấm).
Hình 18.2. Nấm đơn bào (nấm men)
Mũ nấm
Thân nấm
Sợi nấm
Hình 18.3. Cấu tạo của nấm đa bào
1. Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm. 2. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào? |
Em có biết Kitin là một thành phần đặc trưng làm cho nấm có thành tế bào cứng và không thấm nước. Nó cũng là thành phần cấu tạo bộ xương ngoài của một số động vật như tôm, cua và nhiều loại côn trùng. Trong y học, người ta sử dụng các sợi kitin làm chỉ tự tiêu trong các ca phẫu thuật. |
Trang 104
? Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm (tên nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện). |
Kể tên một số loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào các nhóm phân loại phù hợp. |
Nấm rất đa dạng về hình thái, được phân loại thành nhiều nhóm như nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp.
Nấm túi là loại nấm thể quả có dạng túi. Ví dụ: nấm bụng dê, nấm cục,... | Nấm đảm là loại nấm thể quả có dạng hình mũ. Ví dụ: nấm hương, nâm rơm, nấm sò,... | Nấm tiếp hợp có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng,... Ví dụ: các nấm mốc trên bánh mì, trên các loại hoa quả,... |
Hình 18.4. Nấm bụng dê
Hình 18.5. Nấm sò
Hình 18.6. Nấm mốc trên bánh mì
Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng,...) và mô tả hình thái của chúng. |
II. VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NẤM
? Nêu vai trò và tác hại của nấm. |
Nấm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân huỷ xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; dùng làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm,...); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm linh chi, nấm Penicillium,...).
Tuy nhiên, một số nấm rất độc như nấm độc đỏ, nấm mũ tử thần,... Con người ăn phải các loại nấm này sẽ bị ngộ độc, nếu ngộ độc nặng có thể bị chết. Khi sử dụng nấm làm thức ăn cần phải thận trọng, không ăn nấm lạ. Khi một người bị ngộ độc nấm cần chuyển ngay đến bệnh viện để rửa ruột và điều trị.
Nấm mũ khía nâu xám
Nấm mũ tử thần
Hình 18.7. Một số loài nấm độc
Trang 105
Một số loài nấm kí sinh gây bệnh cho thực vật, động vật và con người.
a) Nấm gây bệnh đạo ôn cho cây lúa
b) Nấm gây bệnh hắc lào ở da người
c) Nấm gây bệnh lang ben ở da người
d) Nấm gây bệnh nấm da ở mèo
Hình 18.8. Một số tác hại do nấm gây ra ở người và sinh vật
Để phòng bệnh nấm da ở người cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Không dùng chung đồ dùng cá nhân như quần áo, khăn mặt,.... với người đang bị bệnh nấm da. Khi bị nấm da cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị bệnh.
Lập bảng về các loại nấm đã học và vai trò, tác hại của mỗi loại nấm đó. |
1. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên Trái Đất? 2. Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng, chữa bệnh đó. 3. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng? |
Tìm hiểu thêm Nấm độc chứa độc tố tự nhiên. Nhìn bằng mắt thường, nấm độc thường có màu sắc khá sặc sỡ, nổi bật hoặc có đốm màu đen, đỏ, trắng,... nổi lên. Em hãy tìm một số thông tin và hình ảnh về các nấm độc. |
Em có biết Kĩ thuật trồng nấm mộc nhĩ Nguyên liệu • Một khúc gỗ mục (ví dụ gỗ mít, gỗ sung,...) dài 1,2 – 1,5 m. • Dao, búa đục lỗ hoặc đục để tạo lỗ trên thân gỗ, bao tải hoặc Cann Dieu chiếu cũ đã làm sạch. • Nấm mộc nhĩ giống. Các bước trồng nấm mộc nhĩ 1. Dùng búa hoặc đục tạo các lỗ trên khúc gỗ, cách mép đoạn gỗ 5-7 cm. Mỗi lỗ cách nhau 10 – 12 cm, sâu 2,0 – 2,5 cm. Các hàng lỗ cách nhau 7 – 8 cm. 2. Cho nấm giống vào các lỗ, mỗi lỗ cho khoảng 2/3 chiều sâu. Cho mùn cưa hoặc các mảnh gỗ vụn vào đầy các lỗ. 3. Sử dụng chiếu cũ hoặc bao tải đã làm ướt phủ lên thân gỗ. 4. Hằng ngày tưới nước làm ẩm bao tải phủ ngoài. 5. Khoảng 15 – 20 ngày sau, nấm bắt đầu mọc. 6. Từ 7 – 10 ngày khi nấm đạt kích thước lớn có thể thu hoạch. |
• Nấm là sinh vật nhân thực, thuộc nhóm dị dưỡng, thành tế bào cấu tạo bằng chất kitin. Có nấm đơn bào và nấm đa bào. Nấm có ba nhóm lớn là: nấm túi, nấm đảm và nấm tiếp hợp. • Để phòng chống bệnh nấm da ở người cần giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. |