(Trang 33)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: - Phân tích được ứng dụng của công nghệ sinh học trong nhân giống vật nuôi. - Phân tích được một số ứng dụng của công nghệ sinh học trong chọn giống vật nuôi. |
Mở đầu
Thế nào là chọn và nhân giống vật nuôi? Những kĩ thuật nào của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi? Nó mang lại ý nghĩa gì?
I - CÔNG NGHỆ CẤY TRUYỀN PHÔI
1. Khái niệm
Công nghệ cấy truyền phôi là quá trình đưa phôi tạo ra từ cá thể cái này (cái cho phôi) vào tử cung của cá thể cái khác (cái nhận phôi) đề cho nó mang thai.
Công nghệ cấy truyền phôi thường đi kèm với công nghệ gây rụng nhiều trứng (siêu bài noăn) ở con vật cho trứng là những con có giá trị giống vượt trội.
2. Các bước trong công nghệ cấy truyền phôi
Hình 6.1. Sơ đồ các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở bỏ
1. Chọn bỏ cái cho phôi
2. Chọn bỏ cái nhận phôi
3. Gây động đục đồng pha
4. Gây rụng nhiều trứng ở bỏ cho phối (siêu bài noãn)
5. Bò nhận phôi động dục
6. Thụ tinh nhân tạo
7. Thu hoạch phối
8. Cây phôi vào bỏ nhận
9. Bỏ cho phôi trở lại bình thường cho chu kì sinh sản tiếp theo
10. Bò nhận phôi mang thai
11. Đàn con mang tiềm năng di truyền tốt của bò cho phôi
(Trang 34)
Khám phá
Quan sát Hình 6.1, mô tả các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở bò. |
3. Ý nghĩa của công nghệ cấy truyền phôi
Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.
Nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản. Nhanh chóng thay đổi chất lượng đàn giống.
Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương.
Kết nối năng lực
Sử dụng intemet, sách, báo,... để cho biết vật nuôi cho phôi và vật nuôi nhận phôi phải đảm bào những tiêu chí nào. |
II - THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM
1. Khái niệm
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp mà trứng và tinh trùng được đưa ra khỏi cơ thể, nuôi cấy và thụ tinh bên ngoài cơ thể (trong ống nghiệm).
2. Các bước thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm ở vật nuôi gồm các bước cơ bản sau (Hình 6.2):
Bước 1 | Hút tế bào trứng từ buồng trứng |
Bước 2 | Nuôi đẻ trứng phát triển và chín |
Bước 3 | Thụ tinh nhân tạo |
Bước 4 | Nuôi hợp tử phát triển đến giai đoạn phôi dâu và phôi nang |
Hình 6.2. Các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở vật nuôi
Hình 6.3. Các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bỏ
(Trang 35)
Khám phá
Quan sát Hình 6.3, mô tả các bước thụ tinh trong ống nghiệm ở bỏ. |
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để cho biết một số thành tựu của thụ tinh trong ống nghiệm ở vật nuôi. |
3. Ý nghĩa của thụ tinh trong ống nghiệm
Thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng tạo ra nhiều phôi, đồng thời có tác dụng phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Thụ tinh trong ống nghiệm còn là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy chuyển gene.
III - XÁC ĐỊNH GIỚI TÍNH CỦA PHÔI
1. Khái niệm
Xác định giới tính của phôi là kĩ thuật xác định sớm giới tính của vật nuôi ngay trong giai đoạn phôi (Hình 6.4). Kĩ thuật này giúp cho người chăn nuôi sản xuất ra các đàn vật nuôi có giới tính phù hợp với hướng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi.
2. Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi
Khám phá
Mô tả các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi. |
Hình 6.4. Các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi
Bước 1. Lấy mẫu từ phôi
Bước 2. Tách chiết DNA của mẫu phôi
Bước 3. Khuếch đại DNA của mẫu phôi bằng PCR với mỗi đặc hiệu
Bước 4. Điện di sản phẩm PCR
Bước 5. Đối chiếu sản phẩm điện di để xác định giỏi tính
3. Ý nghĩa
Làm tăng hiệu quả của công nghệ cấy truyền phôi khi xác định được giới tính trước khi cấy. Ví dụ: Khi chăn nuôi bò thịt, cần nhiều bò đực, ngược lại, chăn nuôi bò sữa hay khi cần bào tồn và phát triển các giống bò có đặc tính ưu việt lại cần nhiều bò cái.
(Trang 36)
IV - ỨNG DỤNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ TRONG CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI
Chỉ thị phân tử là đoạn DNA ngắn có liên kết chặt với gene quy định một tính trạng cụ thể của vật nuôi (Ví dụ: năng suất sữa, thịt, trứng, khả năng kháng bệnh, kháng stress,....). Chỉ thị phân tử được di truyền qua các thế hệ, do đó nó được sử dụng như một công cụ hữu ích trong việc chọn tạo giống.
Nhờ ứng dụng chỉ thị phân tử, các nhà chọn giống xác định được các cá thể mang gene mong muốn trong giai đoạn sớm (bằng kĩ thuật khuếch đại gene (PCR), giải trình tự gene (Sequencing), phản ứng cắt bằng enzyme giới hạn....), nhờ đó rút ngắn thời gian chọn tạo giống mới, giảm chi phí và công lao động (Hình 6.5).
Hình 6.5. Sơ đồ chọn tạo giống vật nuôi bằng chỉ thị phân tử
Ở Việt Nam, bằng chỉ thị phân từ đã chọn tạo thành công dòng lợn nái Landrace và Yorkshire kháng vi khuẩn gây tiêu chảy, dòng gà có kháng stress nhiệt, dòng bò sữa năng suất cao....
Kết nối nghề nghiệp
Cử nhân Công nghệ sinh học là những người tốt nghiệp đại học ngành Công nghệ sinh học. Công việc chính của họ là nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao; chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lí ô nhiễm môi trường, rác thải;...
Luyện tập
1. Hãy nêu trình tự các bước trong công nghệ cấy truyền phôi ở vật nuôi.
2. Trình bày ý nghĩa và các bước xác định giới tính phôi ở vật nuôi.
Vận dụng
Quan sát hoạt động chăn nuôi ở địa phương, hãy cho biết những kĩ thuật nào của công nghệ sinh học đang được ứng dụng trong chọn và nhân giống vật nuôi ở địa phương em.
(Trang 37)
ÔN TẬP CHƯƠNG II
Khái niệm
Khái niệm, vai trò của giống trong chăn nuôi
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi
Công nghệ cấy truyền phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm
Vai trò
Chọn giống và nhân giống vật nuôi
Xác định giới tỉnh của phôi
Ứng dụng chỉ thị phân từ
Chọn giống
Nhân giống thuần
Lai giống
? CÂU HỎI
1. Trình bày khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi. Liên hệ với thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.
2. Những chỉ tiêu cơ bản nào được sử dụng trong chọn giống vật nuôi? Trình bày các biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi.
3. Trình bày các phương pháp chọn giống vật nuôi phổ biến, nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em.
4. Trình bày một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và nêu mục đích của các phương pháp đó.
5. Phân tích ý nghĩa, thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi.