(Trang 28)
Sau khi học xong bài này, em sẽ: - Nêu được các phương pháp nhân giống vật nuôi. - Lựa chọn được phương pháp nhân giống phù hợp với mục đích sử dụng. Bo Bo Holstein Friesian Mẹ: Bò Vàng Thanh Hoá F, cho nhiều sữa và thích nghi với khí hậu, nuôi ở Việt Nam |
Mở đầu
Nhân giống vật nuôi là gì? Có những phương pháp nào thường được áp dụng trong nhân giống vật nuôi? Mục đích, ưu và nhược điểm của các phương pháp nhân giống vật nuôi?
I - NHÂN GIỐNG THUẦN CHỦNG
1. Khái niệm giống thuần chủng
Giống thuần chủng (giống thuần) là giống có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định, các thế hệ con cháu sinh ra giống với thế hệ trước.
Khám phá
Quan sát Hình 5.1 và hãy cho biết thế nào là nhân giống thuần chủng. |
Hình 5.1. Sơ đồ nhân giống thuần chủng ở vật nuôi
Lợn Móng Cái x Lợn Móng Cái
Lợn Móng Cái
Gà Ri x Gà Ri
Gà Ri
Nhân giống thuần chủng là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc cùng một giống đề thiết lập và duy trì các tỉnh trạng ổn định mà con vật sẽ truyền cho thế hệ tiếp theo.
Thông tin bổ sung
Lợn Móng Cái (Hình 5.2) có nguồn gốc từ huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Lợn có đầu, lưng và mông màu đen; giữa trán có một điểm trắng; vai có một dải lông da màu trắng, kéo dài xuống toàn bộ phần bụng và bốn chân, tạo cho phần đen ở lưng và hông có hình cái yên ngựa. Lợn dễ nuôi, đẻ nhiều, chịu được kham khổ, chống đỡ bệnh tật tốt, chất lượng thịt thơm ngon.
Hình 5.2. Lợn Móng Cái
(Trang 29)
2. Mục đích của nhân giống thuần chủng
Khám phá
Nêu mục đích của nhân giống thuần chủng. Phương pháp nhân giống thuần chủng thường áp dụng với đối tượng vật nuôi nào? |
Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
Ví dụ: Một số giống vật nuôi nội như lợn ỉ, lợn cò, lợn Mẹo, gà Hồ, gà Tre, gà H'Mông.... hiện nay số lượng còn rất ít. Trong những trường hợp này phải nhân giống thuần chủng đề duy trì và bảo tồn giống.
Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội: nhằm tăng số lượng vật nuôi đề làm nguyên liệu cho các chương trình lai tạo.
Ví dụ: Nhân giống thuần chủng lợn Móng Cái, tạo đàn nái nền cho phối với lợn đực giống ngoại để thực hiện chương trình "nạc hoá đàn lợn".
Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và cũng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu vì sao phải nhân giống thuần chủng với các giống nhập nội.
II - LAI GIỐNG
1. Khái niệm
Khám phá
Quan sát Hình 5.3 và cho biết thế nào là lai giống. |
Hình 5.3. Sơ đồ lai giống vật nuôi
Lợn Yorkshire x Lợn Móng Cái
Lợn lai F,
Bò Holstein Friesian × Bò Vàng
Bò lai F₁
Lai giống là cho giao phối giữa con đực và con cái thuộc các giống khác nhau để sinh ra đời sau mang vật chất di truyền từ nhiều giống khác nhau.
Mục đích của lai giống là bổ sung các tình trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con.
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... hãy cho biết đặc điểm của thế hệ bố mẹ và con lai trong các phép lai của Hình 5.3. |
(Trang 30)
2. Một số phương pháp lai
Tuỳ theo mục đích, thường sử dụng một số phương pháp lai sau:
a) Lai kinh tế
Lai kinh tế là phương pháp lai giữa các cá thể khác giống để tạo ra con lai có sức sản xuất cao. Tất cả con lai đều dùng vào mục đích thương phẩm (đề thu các sản phầm thịt, trứng, sữa,...), không để làm giống.
Ví dụ: Cho lợn đực Yorkshire phối giống với lợn nái Móng Cái, con lai F, có sức chống chịu tốt, tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao sử dụng để nuôi lấy thịt. 1
Tuỳ mục đích sử dụng và số lượng giống tham gia trong phép lai kinh tế mà người ta phân ra thành lai kinh tế đơn giản hay lai kinh tế phức tạp.
Khám phá
Quan sát Hình 5.4, hãy cho biết sự khác nhau giữa lai kinh tế đơn giản và lai kinh tế phức tạp. |
Hình 5.4. Sơ đồ lại kinh tế
Giống A
Giống B
(50% A; 50% B)
Giống A
Giống B
Giống C
Con lai 3 giống
50% (50% C; 25% A; 25% B)
a) Lai kinh tế đơn giản (2 giống)
b) Lại kinh tế phức tạp (3 giống)
Lai kinh tế đơn giản: là hình thức lai chỉ có 2 giống tham gia, thế hệ F1, đều dùng đề nuôi thương phẩm, không dùng làm giống. Ở nước ta, ứng dụng phổ biến của phương pháp này là dùng vật nuôi đực giống của các giống cao sản nhập nội cho lai với vật nuôi cái thuộc các giống địa phương.
Ví dụ: Lai giữa gà trống Lương Phượng với gà mái Ri, vịt trồng Anh Đào (Cherry Valley) với vịt mái cỏ.
Lai kinh tế phức tạp: là hình thức lai trong đó có từ 3 giống trở lên tham gia, tất cả con lai đều dùng để nuôi thương phẩm, không sử dụng làm giống.
Ví dụ: Lợn đực Yorkshire cho phối giống với lợn nái Móng Cái tạo ra con lai F1, sau đó cho con cái F1, lai với con đực Landrace tạo ra con lai F2.
Kết nối năng lực
Hãy lấy ví dụ về những công thức lai kinh tế ở địa phương em. |
(Trang 31)
Thông tin bổ sung
Lai cải tiến Lai cải tiến là cho lai giữa một giống có các đặc điểm tốt (giống cải tiến) tương phản với các đặc điểm chưa tốt của giống nền (giống cần cải tiến). Giống cải tiến chỉ được dùng một lần để tạo ra con lai thế hệ thứ nhất (F1,), sau đó cho con lai F1, lai trở lại với giống cần cải tiến một hoặc nhiều lần (Hình 5.5). Khi nào các tính trạng cần cải tiến đạt yêu cầu thì ngừng lại (thường dừng ở thế hệ thứ ba) và cho những con lai thể hệ đó giao phối với nhau (tự giao) để cố định các tính trạng nhằm tạo ra một dòng hay giống mới hoàn thiện hơn giống cần cải tiến ban đầu. Ví dụ: Lợn Pietrain của Bì là một trong những giống có tỉ lệ nạc cao nhất trên thế giới, có thể đạt 60% đến 62%. Lợn nuôi 6 tháng tuổi đạt khoảng 100 kg/con, lợn đực trưởng thành nặng khoảng 270 – 350 kg/con, lợn cái trưởng thành nặng khoảng 220 – 250 kg/con. Tuy nhiên, lợn rất nhạy cảm với stress, tỉ lệ thịt bị nhão và nhạt màu cao, pH của thịt sau khi giết mổ giảm mạnh do thịt bị biến tính nhanh. Để khắc phục điều này, người ta đã dùng lai cải tiến với lợn Yorkshire đề tạo ra dòng lợn Pietrain kháng stress. Hình 5.5. Sơ đồ lai cải tiến |
b) Lai cải tạo
Khám phá
Quan sát Hình 5.6 và mô tả phương pháp lai cải tạo. |
Lai cải tạo là phương pháp dùng một giống (giống đi cải tạo) thường là giống cao sản để cải tạo một cách cơ bản một giống khác (giống cần cải tạo) khi giống này không đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất (Hình 5.6).
Phương pháp này thường được áp dụng để cải tạo các giống địa phương có tầm vóc nhỏ, khả năng sản xuất thấp. Giống mới được tạo ra về cơ bản mang các đặc tính tốt về khả năng sản xuất của giống cao sản nhưng vẫn giữ được các đặc tính tốt về khả năng thích nghi, chịu đựng kham khổ, chống chịu bệnh tật của giống địa phương.
Ví dụ: Bò Vàng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương nhưng tầm vóc và khối lượng nhỏ, lượng sữa ít, không thể nuôi đề làm sản phẩm hàng hoá rộng rãi được, vì vậy cần được cải tạo. Hướng cải tạo tuỳ theo điều kiện và mục đích chăn nuôi. Nếu cải tạo theo hướng sữa thì dùng bò Holstein Friesian, nếu cải tạo theo hướng thịt thì dùng bỏ Red Sindhi hay bò Charolaise ở các mức độ khác nhau.
Hình 5.6. Sơ đồ lai cải tạo
(Trang 32)
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu thêm về phương pháp lai cải tạo. |
c) Lai xa (lai khác loài)
Lai xa là phương pháp cho các cá thể đực và cá thể cái thuộc hai loài khác nhau giao phối với nhau để tạo con lai có ưu thế lai. Do có sự khác biệt về nhiễm sắc thể giữa hai loài khởi đầu nên con lai thường bắt thụ.
Ví dụ: Lai xa giữa ngựa cái và lừa đực cho con lai là con la (Hinh 5.7). Con la có sức kéo nặng và chịu đựng cao hơn cả lửa và ngựa.
Hình 5.7. Lai xa giữa ngựa và lửa
Ngựa cái
Lừa đực
Con la
Kết nối năng lực
Sử dụng internet, sách, báo,... để lấy thêm vi dụ về lai xa. |
Luyện tập
1. So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống. Cho ví dụ minh hoạ.
2. Hình dưới đây mô tả công thức lai giống nào?
giống A
giống B
F, AB
giống C
Con lai ABC (làm thương phẩm)
Vận dụng
Đề xuất phương pháp nhân giống một loại vật nuôi phù hợp với thực tiễn chăn nuôi ở địa phương em.