Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ - Bài 4: Chọn giống vật nuôi | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 4: Chọn giống vật nuôi và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 23)

Sau khi học xong bài này, em sẽ:

- Nêu được các chỉ tiêu cơ bản để chọn giống vật nuôi.

- Nêu được một số phương pháp chọn giống vật nuôi.

- Lựa chọn được phương pháp chọn giống phù hợp với mục đích chăn nuôi.

Mỏ đầu

Chọn giống vật nuôi là gì? Khi chọn giống vật nuôi, người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào? Có mấy phương pháp chọn giống vật nuôi? Nội dung của từng phương pháp chọn giống là gì?

I - KHÁI NIỆM CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

Chọn giống vật nuôi là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống, đồng thời thài loại các cá thể không đạt yêu cầu. Mục đích của chọn giống là duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.

Vi dụ: Để cải thiện năng suất giống gà Ri, người ta giữ lại làm giống những con gà trống lớn nhanh, to đẹp và những gà mái chóng lớn, đẻ nhiều trứng, ấp trứng và nuôi con khéo.

Khám phá

Em hãy nêu thêm ví dụ về chọn giống một loại vật nuôi ở gia đình, địa phương em.

II - CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN ĐỂ CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

1. Ngoại hình

Ngoại hình là hình dáng bên ngoài của vật nuôi có liên quan đến sức khoẻ cũng như cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể và khả năng sản xuất của con vật, là hình dáng đặc trưng của vật nuôi.

(Trang 24)

Một số chỉ tiêu ngoại hình thường dùng trong chọn giống là: hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mõm, bụng, số núm vú, sừng, chân (đối với gia súc); mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm).

Căn cứ vào ngoại hình, người ta thường chọn những cá thể cân đối, mang các đặc điểm đặc trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và da bóng mượt, mắt tinh nhanh đề làm giống.

Khám phá

Quan sát Hình 4.1 và chỉ ra những đặc điểm đặc trưng về ngoại hình khi chọn giống bò hướng thịt và bỏ hướng sữa.

Hình 4.1. Ngoại hình của bỏ hướng thịt (a) và bỏ hướng sữa (b)

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo.... tìm hiểu về các chỉ tiêu ngoại hình của một giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em.

2. Thể chất

Thể chất là đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, có liên quan đến sức khoẻ và khả năng sản xuất của con vật.

Thể chất của vật nuôi được hình thành bởi tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi. Một số biểu hiện của thể chất như tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khoẻ của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi....

Căn cứ vào thể chất, người ta thường chọn những cá thể có đặc điểm như lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khoẻ mạnh, hoạt động nhanh nhẹn đề làm giống.

Khám phá

Thể chất là gì? Thể chất phụ thuộc vào những yếu tố nào?

(Trang 25)

3. Sinh trưởng, phát dục

Khám phá

Thế nào là sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho ví dụ minh hoạ.

Sinh trường là sự tích luỹ chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn bộ cơ thể.

Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc mới nở khoảng 20 g, 4 tuần tuổi là 77 g, 8 tuần tuổi đạt 118 g, 16 tuần tuổi đạt 186 g.

Phát dục là quá trình biến đổi về chất của cơ thể. Sự biến đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật.

Ví dụ: Gà trống biết gáy, gà mái bắt đầu đẻ trứng.

Sinh trưởng và phát dục là hai quá trình khác nhau nhưng thống nhất với nhau, tạo nên sự phát triển chung của cơ thể. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, đan xen, bổ sung, hỗ trợ cho nhau làm cho cơ thể vật nuôi phát triển ngày một hoàn chỉnh.

Sinh trưởng, phát dục là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc. Con vật được chọn lọc phải có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt, nghĩa là phải lớn nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, cơ thể phát triển hoàn thiện, sự thành thục tinh dục biểu hiện rõ, phù hợp với độ tuổi từng giống.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,.... và cho biết nghiên cứu sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn có ý nghĩa gì trong chăn nuôi.

4. Khả năng sản xuất

Khả năng sản xuất là khả năng tạo ra sản phẩm của vật nuôi như năng suất sinh sản, cho thịt, trứng, sữa, sức kéo (Bảng 4.1). Khả năng sản xuất của vật nuôi phụ thuộc vào từng giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

Bảng 4.1. Khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi tại Việt Nam

STT Giống Khả năng sản xuất
1 Lợn Yorkshire Tăng trọng trung bình 590,6 g/ngày
2 Lợn Landrace Tăng trọng trung bình 510,1 g/ngày
3 Bò Lai Sind Sản lượng sữa khoảng 1200-1500 kg/chu kì
4 Bò Holstein Friesian Sản lượng sữa khoảng 3500-4000 kg/chu kì

(Nguồn: Lưu Chí Thắng (2009). Giáo trình Cơ sở chăn nuôi, NXB Giáo dục)

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,.... để tìm hiểu thêm khả năng sản xuất của một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương em.

(Trang 26)

III - MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI

1. Chọn lọc hàng loạt

a) Khái niệm

Chọn lọc hàng loạt là dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi để chọn ra những cá thể tốt nhất phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống. Phương pháp này thường áp dụng khi cần chọn lọc nhiều cả thể vật nuôi đề làm giống trong một thời gian ngắn.

b) Các bước tiến hành

Chọn lọc hàng loạt gồm các bước cơ bản sau (Hình 4.2):

Bước 1. Xác định chỉ tiêu chọn lọc

Xác định các chỉ tiêu chọn lọc phù hợp như kiểu hình, khả năng sản xuất (khối lượng cơ thể, năng suất trứng, sữa,...) đối với con vật giống.

Bước 2. Chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn (thế hệ 1)

Trong quần thể vật nuôi ban đầu (thế hệ xuất phát), dựa vào đặc điểm kiểu hình, kết quả ghi chép về khả năng sản xuất của từng vật nuôi, chọn những cá thể đạt tiêu chuẩn về chỉ tiêu chọn lọc đã được đặt ra để giữ lại làm giống (thế hệ 1), cá thể không đạt tiêu chuẩn sẽ bị loại bỏ.

Bước 3. Đánh giá hiệu quả chọn lọc

So sánh các chỉ tiêu chọn lọc của thế hệ 1 với thế hệ xuất phát để đánh giá hiệu quả chọn lọc. Nếu chưa đạt được kết quả mong đợi có thể tiếp tục tiến hành chọn lọc ở thế hệ tiếp theo.

Hình 4.2. Các bước của chọn lọc hàng loạt

c) Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

Nhược điểm: Do chủ yếu căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gene nên hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

Kết nối năng lực

Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về phương pháp chọn lọc hàng loạt một số vật nuôi phổ biến.

2. Chọn lọc cá thể

a) Khái niệm

Chọn lọc cá thể là chọn ra một hay vài cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của giống (thường là đực giống).

b) Các bước tiến hành

Chọn lọc cá thể được tiến hành tại các trung tâm giống. Quá trình chọn lọc gồm các bước sau (Hình 4.3):

(Trang 27)

Bước 1. Chọn lọc tổ tiên

Căn cứ vào phả hệ, lí lịch của con vật để xem xét các đời tổ tiên của nó có những tỉnh trạng nào trội, các tính trạng nào tốt và từ đó lựa chọn những cá thể tốt về nhiều mặt.

Bước 2. Chọn lọc bản thân (kiểm tra năng suất bản thân)

Nuôi những vật nuôi trong cùng điều kiện tiêu chuẩn. Những cá thể có kết quả kiểm tra năng suất tốt sẽ được giữ lại làm giống. Kiểm tra năng suất dựa vào:

- Ngoại hình, thể chất phải phù hợp với hướng sản xuất và mang đầy đủ các nét đặc trưng của giống.

- Khả năng sinh trưởng, phát dục: Con vật được chọn cần có tốc độ sinh trường nhanh, -đạt các tiêu chuẩn của giống từ mức khá trở lên.

- Khả năng sản xuất: Tuỳ thuộc vào hướng sản xuất mà sử dụng các chỉ tiêu thích hợp để đánh giá. Con vật được chọn cần có các chỉ tiêu về khả năng sản xuất càng cao càng tốt

Bước 3. Chọn lọc theo đời sau (kiểm tra đời sau)

Nhằm xác định khả năng di truyền các tính trạng tốt của bản thân con vật cho đời sau. Các tiêu chuẩn đánh giá đời sau cũng được thực hiện như ở bước 2.

Hình 4.3. Các bước của chọn lọc cá thể

Khám phá

Nêu các bước tiến hành của chọn lọc cá thể.

c) Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.

Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

Luyện tập

1. Những câu phát biểu nào dưới đây đúng về phương pháp chọn lọc hàng loạt?

A. Chọn những gà trống to, khoẻ mạnh trong đàn để làm giống.

B. Chọn trong đàn những con gà mái đẻ nhiều trứng đề làm giống.

C. Chọn trong đàn lấy những con trâu "Sừng cành ná, dạ bình vôi, mắt ốc nhồi, tai lá mít, địt lồng bàn...." để làm giống.

D. Loại thải những con "gà trắng, chân chỉ", giữ lại những con "mình đen, chân trắng" đề làm giống.

E. Phương pháp chọn lọc tiến hành ngay trong điều kiện sản xuất.

G. Phương pháp chọn lọc này phải áp dụng tiến bộ khoa học cao.

H. Phương pháp chọn lọc đơn giản, có độ chính xác không cao, áp dụng rộng rãi trong sản xuất.

I. Chọn những con lợn nái tốt (sinh ra từ cặp bố, mẹ được lựa chọn), sau 1 đến 2 lứa đẻ, nếu con nào đẻ nhiều con, các con sinh trưởng, phát dục tốt thì giữ con lợn đó đề làm giống.

2. So sánh quá trình sinh trưởng với quá trình phát dục ở vật nuôi.

3. So sánh chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể.

Vận dụng

Quan sát thực tiễn chăn nuôi ở gia đình và địa phương, hãy đề xuất biện pháp chọn giống phù hợp cho một đối tượng vật nuôi cụ thể.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 11 - Tập Một

Ngữ Văn Lớp 11 (Tập 1) Chương Trình Cơ Bản

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lí 11

Địa Lí 11 - NXB Giáo dục

Địa Lí 11 (Nâng Cao)

Địa Lí 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Gợi ý cho bạn

bai-tap-giao-duc-cong-dan-6-95

Bài Tập Giáo Dục Công Dân 6

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

cong-nghe-5-3019

Công Nghệ 5

Sách Cánh Diều Lớp 5

vo-bai-tap-toan-2-tap-mot-1031

Vở bài tập TOÁN 2 - Tập Một

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

giao-duc-the-chat-3-1048

Giáo Dục Thể Chất 3

Sách Lớp 3 Cánh Diều

tieng-anh-9-tap-mot-837

Tiếng Anh 9 - Tập Một

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.