(Trang 56)
III. MỘT SỐ BẢN HIẾN PHÁP VIỆT NAM TỪ NĂM 1946 ĐẾN NAY
1. Một số điểm chung của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
Từ năm 1946 đến nay, Nhà nước Việt Nam đã ban hành 5 bản Hiến pháp vào các năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013.
Hình 18. Sơ đồ một số điểm chung của Hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay
Một số điểm chung của các bản hiến pháp
Về bối cảnh ra đời:
Được ban hành khi Nhà nước mới được thành lập hoặc trong thời điểm đất nước có những thay đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá.
Hiến pháp 1946: cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.
Hiến pháp 1992: thực hiện công cuộc đổi mới diện đất nước.
Về một số điểm chính:
Là đạo luật gốc, có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là cơ sở pháp lí để xây dựng hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của đất nước như chế độ chính trị, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá xã hội; các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước ở trung ương và địa phương....
TƯ LIỆU 9. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm hiến pháp đều bị xử lí. (Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013 – 1992 – 1980 – 1959 – 1946), NXB Lao Động, Hà Nội, 2017, tr. 62 – 63). |
? Nêu điểm chung về bối cảnh ra đời và phân tích một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam. Lấy ví dụ minh hoạ. |
(Trang 57)
2. Hiến pháp năm 1946 – bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam
a) Một số nội dung chính
Hiến pháp năm 1946 được Quốc hội khoá I thông qua vào ngày 9 – 11 – 1946. Ngoài Lời nói đầu, Hiến pháp năm 1946 có 7 chương và 70 điều. Sơ đồ một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946: | Hình 19. Trang bìa bản Hiến pháp năm 1946 |
Hình 20. Sơ đồ một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946
Một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946
Ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
Quy định thể chế của Việt Nam là Dân chủ Cộng hoà.
Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân, xác nhận sự bình đẳng về mọi phương diện của tất cả công dân Việt Nam trước pháp luật.
Quy định về tổ chức bộ máy nhà nước, gồm: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, chính quyền của phương và cơ quan tư pháp.
TƯ LIỆU 10. Lời nói đầu của Hiến pháp 1946 khẳng định: “Cách mạng tháng Tám đã giành lại độc lập cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hoà”. (Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, Sđd, tr. 5). TƯ LIỆU 11. Điều 6, 7, 10, Hiến pháp năm 1946 quy định: Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hoá; bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình; Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; Tự do xuất bản; Tự do tổ chức và hội họp; Tự do tín ngưỡng; Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài. (Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, Sđd, tr. 7 – 8). |
(Trang 58)
b) Ý nghĩa lịch sử
Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, là bản hiến pháp dân chủ và tiến bộ ở Đông Nam Á thời bấy giờ.
Hiến pháp ra đời khẳng định chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; ghi nhận thành quả vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc; đặt nền móng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước kiểu mới – Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
?
|
3. Hiến pháp của thời kì đổi mới
a) Hiến pháp năm 1992
Hiến pháp được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 15– 4 - 1992, tại kì họp thứ 11. Đây là bản hiến pháp đầu tiên của thời kì đổi mới. Hiến pháp ra đời tạo cơ sở chính trị – pháp lí cho công cuộc đổi mới toàn diện ở Việt Nam. Hiến pháp đã thể chế hoá đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước. Những quy định của hiến pháp tạo nền tảng pháp lí cho công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. | Hình 21. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công kí sắc lệnh công bố Hiến pháp năm 1992 |
TƯ LIỆU 12. Điểu 15, Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiểu thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. (Theo Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1946, 1959, 1980, 1992, Sdd, tr. 131) |
(Trang 59)
Hiến pháp thể hiện rõ quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “thực hiện chính sách hoà bình, hữu nghị, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đằng và các bên cùng có lợi.
Là cơ sở chính trị – pháp lí cơ bản, Hiến pháp 1992 đóng vai trò quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
? Nêu một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1992. |
b) Hiến pháp năm 2013 – hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới
Hiến pháp năm 2013 được thông qua tại Kì họp thứ 6, Quốc hội khoá XIII. Đây là hiến pháp thứ hai của thời kì đổi mới. Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới và tiến bộ về tổ chức nhà nước, về tư tưởng dân chủ và kĩ thuật lập pháp.
Hình 22. Trang bìa bản Hiến pháp năm 2013
Hình 23. Sơ đồ thể hiện những điểm mới về tổ chức nhà nước của Hiến pháp năm 2013
Những điểm mới về tổ chức nhà nước
Bổ sung quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, cơ quan tư pháp.
Phân định rõ hơn thẩm quyền của các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương.
Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của Việt Nam, nguyên tắc “kiểm soát quyền lực” được ghi nhận.
(Trang 60)
TƯ LIỆU 13. Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp". (Hiến pháp 2013, theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) |
Hình 24. Sơ đồ thể hiện sự tiến bộ về tư tưởng dân chủ trong Hiến pháp năm 2013
Tiến bộ về tư tưởng dân chủ
Khẳng định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng biện pháp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện (Hiến pháp năm 1992 chỉ có hình thức dân chủ đại diện).
Khẳng định và mở rộng các quyền con người và quyền công dân.
Quy định việc thực hiện quyền làm chủ và quyền giám sát của nhân dân.
Chương “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” trong Hiến pháp năm 2013 có 36 điều (tăng 7 điều so với Hiến pháp năm 1992). Trong đó, 21 điều quy định về quyền con người, 15 điều quy định về quyền công dân. Ví dụ: quyền bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 16); quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Điều 18); quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo hộ (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể (Điều 20, khoản 1); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín (Điều 21).
Hình 25. Sơ đồ thể hiện sự tiến bộ về kĩ thuật lập hiến trong Hiến pháp năm 2013
Sự tiến bộ về kĩ thuật lập hiến
Bố cục gọn (11 chương và 120 điều), vị trí các chương được sắp xếp hợp lí hơn.
Các điều luật được trình bày, diễn đạt cô đọng, súc tích theo ngôn ngữ pháp lí.
Nội dung có tính bao quát, phù hợp, cập nhật những thành tựu của luật pháp quốc tế.
? Nêu và phân tích những điểm mới của Hiến pháp năm 2013. |
(Trang 61)
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
![]()
|