Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Lịch sử 10 - I: Thông Sử Và Lịch Sử Theo Lĩnh Vực | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài I: Thông Sử Và Lịch Sử Theo Lĩnh Vực và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 6)

Học xong chuyên đề này, em sẽ:

  • Nêu tóm tắt được một số cách trình bày lịch sử truyền thống thông qua ví dụ cụ thể; nếu được phạm vi, đối tượng, nội dung cơ bản của thông sử và một số lĩnh vực cơ bản của lịch sử Việt Nam.
  • Giải thích được những khái niệm cơ bản như “thông sử”, “lịch sử dân tộc”, “lịch sử thế giới”.

Những hình ảnh bên cho thấy sự khác biệt trong hoạt động sản xuất theo truyền thống và hiện đại ở Việt Nam. Sự khác biệt đó có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.

Tương tự như vậy, lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới cũng có thể được trình bày dưới nhiều hình thức. Vậy đối tượng, phạm vi, nội dung cơ bản của mỗi hình thức đó là gì? Em có thể vận dụng những cách thức nào để trình bày một sản phẩm nghiên cứu lịch sử của mình?...

Hình 1. Canh tác lúa nước truyền thống ở Yên Bái

Hình 2. Sản xuất trong một nhà máy ở Khu công nghệ cao Hoà Lạc (Hà Nội)

(Trang 7)

I. THÔNG SỬ VÀ LỊCH SỬ THEO LĨNH VỰC

1. Một số cách trình bày lịch sử truyền thống

Con người đã sáng tạo ra nhiều cách thức khác nhau để tái hiện quá khứ, trình bày lịch sử xã hội loài người. Phổ biến nhất là việc biên soạn những tác phẩm lịch sử bằng chữ viết, thông qua việc tạo ra những cuốn sách dưới nhiều hình thức khác nhau.

Từ thời cổ đại, những thông tin lịch sử được thể hiện trên nhiều vật liệu khác nhau như: thẻ tre, vỏ cây, giấy, đất sét, da súc vật, đá, gỗ, kim loại,... Sau khi làm ra giấy, các tác phẩm sử học được viết tay, rồi khắc trên ván gỗ để in trên giấy thành nhiều bản, nhờ vậy, việc lưu hành và sử dụng được rộng rãi, thuận lợi hơn.

Hình 3. Chữ tượng hình trên giấy pa-pi-rút của người Ai Cập cổ đại

Hình 4. Chữ viết trên đất sét của người Xu-me

Một số hình thức biên soạn sách lịch sử phổ biến trong thời kì cổ – trung đại là: biên niên (ghi chép các sự kiện và quá trình lịch sử theo tuần tự thời gian), thực lục (ghi chép thực tế những gì diễn ra, chủ yếu là những việc làm, lời nói của vua và các quan), cương mục (ghi chép các chỉ dụ, quá trình lịch sử được phân chia theo các mục nội dung), truyện (lịch sử được trình bày dưới hình thức các câu chuyện hoàn chỉnh kể về các nhân vật hay sự kiện lịch sử).

Hình 5. Trang bìa bản dịch một bộ sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn dưới hình thức cương mục

(Trang 8)

Thời kì cận – hiện đại, các công trình khoa học về lịch sử xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là kết quả nghiên cứu dựa trên việc thu thập và khai thác sử liệu, được trình bày và diễn giải nhờ những lí thuyết, phương pháp nghiên cứu khoa học.

Hình 6. Trang bìa một số cuốn sách lịch sử

Ngoài sách, việc tái hiện quá khứ và trình bày lịch sử còn được thể hiện bằng nhiều hình thức khác như: chuyện kể lịch sử, lễ hội, ca, múa, hình ảnh, phim, kịch,...

Hình 7. Hình ảnh trong bộ phim tài liệu lịch sử Hà Nội 12 ngày đêm của Hãng Phim truyện Việt Nam 

Hình 8. Hình ảnh vở chèo Bài ca giữ nướccủa Tào Mạt

? Hãy giới thiệu tóm tắt một số cách trình bày lịch sử truyển thống và nêu ví dụ.

2. Thông sử

a) Thông sử là gì?

Thông sử là hình thức trình bày lịch sử chung nhất, để cập đến tất cả các lĩnh vực đời sống trong quá khứ (của địa phương, quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới) như: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ khởi nguyên đến ngày nay.

(Trang 8)

b) Nội dung chính của thông sử

Thông sử trình bày tổng hợp và toàn diện về lịch sử, thường chú trọng hơn vào các nhân vật, sự kiện và quá trình lịch sử được cho là quan trọng nhất, có ảnh hưởng mạnh mẽ và có ý nghĩa nhất trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hoá,... của một địa phương, một quốc gia hoặc toàn thế giới. Trong đó, nguyên tắc liên đại kết hợp đồng đại được đề cao, nhưng tính chất lịch đại thường nổi bật hơn. Tức là, các nhân vật, sự kiện, quá trình lịch sử quan trọng nhất sẽ được lựa chọn và trình bày theo thời gian lịch sử từ trước đến sau, từ xưa đến nay.

  1. Thông sử là gì? Nêu nội dung chính của thông sử.
  2. Theo em, những cuốn sách như trong Hình 6 (tr. 8) có phải là thông sử không? Vì sao?

3. Lịch sử theo lĩnh vực

Lịch sử còn được trình bày theo từng lĩnh vực, như: lịch sử chính trị, lịch sử quân sự, lịch sử kinh tế, lịch sử văn hoá, lịch sử xã hội và lịch sử tư tưởng. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác cũng được quan tâm ở mức độ nhất định như: lịch sử khoa học và công nghệ, lịch sử giáo dục, lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng, lịch sử văn học, lịch sử ngoại giao,...

Nghiên cứu lịch sử theo lĩnh vực mang lại cho người đọc nhận thức sâu sắc, cụ thể về một lĩnh vực nào đó. Đây cũng là một cơ sở giúp hiểu biết đầy đủ hơn toàn bộ lịch sử của địa phương, quốc gia – dân tộc, khu vực hoặc thế giới.

?

  1. Giới thiệu khái quát một số lĩnh vực của lịch sử.
  2. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc phân chia lịch sử theo lĩnh vực.

4. Lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới

a) Lịch sử dân tộc

Lịch sử dân tộc là lịch sử của một cộng đồng quốc gia – dân tộc, sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí bởi một nhà nước thống nhất.

Lịch sử dân tộc cũng là lịch sử chung của tất cả các địa phương, tất cả các cộng đồng người đã và đang sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia, bao trùm tất cả các lĩnh vực: chính trị, xã hội, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, nghệ thuật,... từ thời nguyên thuỷ đến ngày nay.

Ví dụ về một số bộ thông sử nổi tiếng ở Việt Nam:

Đại Việt sử ký là bộ thông sử dân tộc đầu tiên được nhà Trần tổ chức biên soạn, hoàn thành vào năm 1272; tác giả là Lê Văn Hưu.

(Trang 10)

EM CÓ BIẾT?

Một số cuốn thông sử Việt Nam được công bố ở nước ngoài như: Le Vietnam, histoire et civilisation (Việt Nam: Lịch sử và văn minh) của Lê Thành Khôi (Pa-ri, 1955); Vietnam: A dragon embattled (Việt Nam: Một con rồng lâm trận) của Giáo-sư Bút-tin-gơ (Mỹ, 1967); Vietnam: a history (Lịch sử Việt Nam) của Xtên-lây Các-nao (Mỹ, 1983); ...

Đại Việt sử ký toàn thư do Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê biên soạn, có bản được hoàn thành vào cuối năm 1479, sau đó được hoàn chỉnh thêm, rồi khắc in vào năm 1697.

Các bộ Đại Nam thực lục, Khâm định Việt sử thông giám cương mục do triều đình nhà Nguyễn tổ chức biên soạn.

– Các bộ sách: Đại cương lịch sử Việt Nam (3 tập), Lịch sử Việt Nam (4 tập), Lịch sử Việt Nam (15 tập),... được các nhà sử học Việt Nam biên soạn trong những năm gần đây.

b) Lịch sử thế giới

Lịch sử thế giới là lịch sử của toàn nhân loại hoặc một số khu vực trên thế giới từ khi con người xuất hiện cho đến ngày nay.

Nội dung chính của lịch sử thế giới thể hiện quá trình vận động của lịch sử nhân loại trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội,... Đó không phải là phép cộng đơn thuần của lịch sử các quốc gia, khu vực, cũng không giới hạn ở lịch sử của một số quốc gia hay khu vực nào đó được cho là có vai trò nổi bật, mà đó là lịch sử chung giữa nhiều chủ thể, nhiều quốc gia, dân tộc, xu hướng và lực lượng trong lịch sử.

Hình 9. Trang bìa một số cuốn sách về lịch sử thế giới 

?

  1. Nêu khái niệm và nội dung chính của lịch sử dân tộc, lịch sử thế giới.
  2. Kể tên một số cuốn sách lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới.
Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

ngu-van-7-tap-2-879

Ngữ Văn 7 - Tập 2

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

mi-thuat-4-1089

Mĩ Thuật 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

lich-su-10-3083

Lịch Sử 10

Sách Lớp 10 Cánh Diều

tin-hoc-12-dinh-huong-tin-hoc-ung-dung-3555

Tin học 12 - Định hướng tin học ứng dụng

Tin học 12 - Định hướng tin học ứng dụng

tieng-anh-4-tap-2-1569

Tiếng Anh 4 - Tập 2

Global Success_Tiếng Anh 4 (Tập 2)

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.