Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Lịch sử 10 - I: Nhà Nước Và Pháp Luật Trong Lịch Sử Việt Nam (Trước Năm 1858) | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài I: Nhà Nước Và Pháp Luật Trong Lịch Sử Việt Nam (Trước Năm 1858) và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 45)

Học xong chuyên đề này, em sẽ:

  • Nêu và phân tích được đặc điểm mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam thời Lý – Trần, thời Lê Sơ, thời Nguyễn.
  • Phân tích được những nét chính của Bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.
  • Nêu và phân tích được bối cảnh ra đời, ý nghĩa, đặc điểm, tính chất, vai trò của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Nêu được điểm chung và phân tích được một số điểm chính của các bản hiến pháp Việt Nam từ năm 1946 đến nay.
  • Nêu được một số nội dung chính của Hiến pháp năm 1946, 1992 và điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
  • Có ý thức trân trọng lịch sử nhà nước, lịch sử lập hiến của dân tộc, có trách nhiệm và vận động người khác tuân thủ pháp luật.
Nhà nước Việt Nam hiện nay được xây dựng trên cơ sở kế thừa các mô hình nhà nước trong lịch sử, tiếp thu có chọn lọc một số mô hình nhà nước tiên tiến trên thế giới. Hãy chia sẻ hiểu biết của em về nhà nước và pháp luật Việt Nam trong lịch sử.

I. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM 1858) 

1.Một số mô hình nhà nước quân chủ tiêu biểu

Nhà nước quân chủ là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao thuộc về một người (vua hoặc hoàng đế) và tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Ở Việt Nam, trong quá trình nắm quyền điều hành đất nước, các nhà nước quân chủ đều để lại dấu ấn riêng. Trong đó, tiêu biểu là các mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần, Lê Sơ và thời Nguyễn (trước năm 1858).

a) Nhà nước quân chủ thời Lý – Trần

Nhà nước thời Lý – Trần là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền thân dân.

Hình 1. Sơ đồ mô hình nhà nước thời Lý – Trần

Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền thân dân

Vua nắm giữ quyền lực tối cao

Nhà nước thống nhất trung ương đến địa phương

Thi hành nhiều chính sách “an dân”

(Trang 46)

TƯ LIỆU 1. Mùa xuân năm 1038, vua Lý Thái Tông ra của Bố Hải cày ruộng tịch điền... Các quan tả hữu có người can rằng: Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noa theo”. Nói xong, đẩy cày ba lần rồi thôi. (Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 259).

TƯ LIỆU 2. Lời của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn với vua Trần Anh Tông khi được hỏi về kế sách trị nước [năm 1300]: “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”.

(Theo Ngô Sĩ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,

Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 79).

Về tổ chức nhà nước: 

Hình 2. Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lý – Trån

Vua

Cơ quan văn phòng

Các cơ quan đại thần

TRUNG ƯƠNG

Các bộ

Các cơ quan chuyên môn khác

ĐỊA PHƯƠNG

Lộ, phủ (An phủ sứ, Tri phủ)

Huyện/châu (Huyện lệnh/Tri huyện/Tri châu)

Hương/giáp (Quản giáp,...)

Thôn (thời Lý), xã (thời Trần) (Xã quan)

?

1. Khai thác các tư liệu 1, 2 giúp em hiểu gì về chính sách cai trị của nhà nước quân chủ thời Lý – Trần?

2. Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ thời Lý – Trần

b) Nhà nước quân chủ thời Lê sơ

Nhà nước thời Lê sơ được tổ chức theo mô hình quân chủ tập quyền quan liêu.

Hình 3. Sơ đồ mô hình nhà nước thời Lê sơ

(Trang 47)

Về tổ chức nhà nước: được tổ chức quy củ, hoàn thiện hơn.

Hình 4. Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Lê sơ

Vua

Các cơ quan Văn phòng (mở rộng hơn)

Các quan đại thần (quan văn, quan võ) 

Lục bộ, Lục tự, Lục khoa

Lập thêm nhiều cơ quan chuyên môn, trung gian (sảnh, đài, viện, giám,...) 

TRUNG ƯƠNG

ĐỊA PHƯƠNG

Đạo/thừa tuyên (Thừa ti – phụ trách hành chính,

Đô ti - phụ trách quân đội, Hiến ti – phụ trách tư pháp)

Phủ (Tri phủ)

Huyện/châu (Tri huyện/Tri châu)

Xã/sách/động (Xã trưởng,...)

So với thời Lý – Trần, mô hình nhà nước thời Lê Sơ có một số điểm khác biệt sau:

Bộ máy nhà nước được tổ chức quy mô và hoàn thiện hơn: Lần đầu tiên các cơ quan trung ương được tổ chức và phân định thành ba bộ phận, gồm: dân sự (hành chính), quân sự và giám sát; Ngoài lục bộ, Lục tự đã có từ trước, lập thêm Lục khoa, cùng với Ngự sử đài giám sát hoạt động của Lục bộ và một số cơ quan khác.

Cơ cấu quyền lực về ba cơ quan phụ trách ba lĩnh vực (hành chính, quân đội, tư pháp) cũng được áp dụng trong tổ chức chính quyền địa phương (gọi là Tam ti).

?

1. Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền quan liêu thời Lê Sơ.
2. Nêu những điểm khác của nhà nước thời Lê Sơ so với thời Lý – Trần.

c) Nhà nước quân chủ thời Nguyễn

Là mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.

Hình 5. Sơ đồ mô hình nhà nước thời Nguyễn

Mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế

Vua nắm giữ quyền lực tối cao

Bổ bộ các cơ quan, chức quan trung gian ở trung ương

Kiểm soát và hạn chế quyền lực của chính quyền địa phương

(Trang 48)

Về tổ chức nhà nước: 

Hình 6. Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Nguyễn

Vua

(Mở rộng và trao nhiều quyền hạn cho các cơ quan giúp việc: Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện)•

TRUNG ƯƠNG

Lục bộ, Lục tự, Lục khoa và các cơ quan chuyên môn

ĐỊA PHƯƠNG

Tỉnh (từ thời vua Minh Mạng) (Tổng đốc/Tuần phủ)

Phủ (Tri phủ)

Huyện/châu (Tri huyện/Tri châu)

Tổng (Cai tổng)

Xã/trang/trại (Lí trưởng,...)

Một số điểm khác trong tổ chức nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê Sơ:

Ở trung ương, lập và trao quyền nhiều hơn cho các cơ quan giúp việc trực tiếp của vua như: Nội các, Văn thư phòng, Hàn lâm viện, Cơ mật viện,... để tập trung quyền lực cho nhà vua. Tăng quyền lực cho các cơ quan tư pháp và giám sát (Đại lí tự, Đô sát viện, Ngự sử đài,...).

Ở địa phương, từ sau cải cách Minh Mạng, cấp tỉnh do vua và triều đình trực tiếp quản lí.

?

1. Em hãy phân tích những đặc điểm của mô hình nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế thời Nguyễn.
2. Nêu những điểm khác của bộ máy nhà nước thời Nguyễn so với thời Lê Sơ.

2. Một số bộ luật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam trước năm 1858

Bộ luật thành văn đầu tiên ở Việt Nam được ban hành vào thời Lý (năm 1042). Từ đó về sau, các triều đại tiếp tục ban hành nhiều bộ luật và các văn bản pháp luật khác (chiếu, chỉ, dụ,...) để điều hành đất nước, trong đó tiêu biểu là hai bộ luật: Quốc triều hình luật của nhà Lê Sơ và Hoàng Việt luật lệ của nhà Nguyễn.

(Trang 49)

a) Quốc triều hình luật

Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức, Lê triều hình luật) là bộ luật được khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ, bổ sung qua các thời và được hoàn chỉnh dưới thời vua Lê Thánh Tông.

Về cấu trúc: Bộ luật gồm 13 chương, 722 điều, quy định nhiều vấn đề thuộc các lĩnh vực khác nhau như: hình sự, dân sự, tố tụng, hôn nhân – gia đình,...

Về nội dung: Bộ luật có nhiều điều khoản nhằm bảo vệ lợi ích và đặc quyền, đặc lợi của vua, hoàng tộc, quan lại, địa chủ. Những hành vi chống đối nhà nước, xâm phạm tài sản, tính mạng, sự an toàn của vua, hoàng tộc và chính quyền đều bị khép vào tội nặng nhất và phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất.

Hình 7. Trang bìa bộ Quốc triều hình luật (bản dịch)

TƯ LIỆU 3. Điều 112: Những thuyền, đường, cầu vua đi, đò vua thường dùng hay cung điện mà làm hỏng kiến cố thì người thợ bị tội liều đầy châu xa... Nếu không chỉnh đốn, sửa sang lại hay thiếu thốn thì phạt 60 trượng....

(Theo Lê triều hình luật (Luật Hồng Đức), Nguyễn Q. Thắng dịch,

NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.87)

Ngoài các điều luật bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, bộ Luật Hồng Đức có nhiều nội dung tiến bộ, thể hiện tính nhân văn, đề cao các giá trị đạo đức, chú ý phần nào tới quyền lợi của người phụ nữ.

TƯ LIỆU 4. Trong Luật Hồng Đức, có một số điều luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ mà trong các bộ luật phương Đông đương thời đều không có. Ví dụ: con gái được quyền chia tài sản như con trai (Điều 388); trong trường hợp gia đình không có con trai, con gái trưởng được quyền thừa kế hương hoả (Điều 391); khi gia đình phân chia tài sản thì tài sản do hai vợ chồng gây dựng nên được chia đôi (Điều 374, 375);....

(Theo Phan Huy Lê (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập II,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.141).

?

1. Nêu nội dung cơ bản của bộ Quốc triều hình luật.
2. Qua tư liệu 4, hãy cho biết một số điểm tiến bộ của bộ Quốc triều hình luật.

b) Hoàng Việt luật lệ

Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long) là bộ luật của nhà Nguyễn, được ban hành dưới triều vua Gia Long, năm 1815.

Về cấu trúc: Bộ luật gồm 398 điều, phân làm 22 quyển, bao gồm các điều khoản được chia thành sáu thể loại, tương ứng với phạm vi phụ trách và quản lí của sáu bộ.

Về nội dung: Bộ luật tổng hợp, quy định và điều chỉnh hầu hết quan hệ xã hội thời đó, tập trung bảo vệ chế độ quân chủ, bảo vệ quyền lực và quyền lợi của giai cấp thống trị.

Hình 8. Trang bìa bộ Hoàng Việt luật lệ (bản dịch)

TƯ LIỆU 5. Điều 224: Phàm kẻ mưu phản gái mưu trong nước, nghe nịnh nước ngoài. Chỉ là cùng mưu thì cũng không chia mà đầu hay tông phạm đem chém cả. Con trai, con gái thê thiếp [của chúng] đem phân phối làm nô tì trong các nhà bậc công thần. Tài sản toàn nhập kho quan....

(Theo Nguyễn Q. Thắng, Lược khảo Hoàng Việt luật lệ (Tìm hiểu Luật Gia Long), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2002, tr. 35).

Bên cạnh các điều luật quy định về việc xét xử, bảo vệ giai cấp thống trị, bộ luật cũng có một số quy định tiến bộ như bảo vệ người già, trẻ em, phụ nữ,....

EM CÓ BIẾT? 

Năm loại hình phạt chính (Ngũ hình) được quy định trong các bộ luật thời quân chủ, gồm: xi (đánh bằng roi), trượng (đánh bằng gậy), đồ (làm những việc khổ sai, phục dịch), lưu (đày đi xa và làm việc khổ sai) và tử (chết).

TƯ LIỆU 6. Quyển 19 (Hình luật), Điều 10:...người trên 70 tuổi, 15 tuổi trở xuống nếu làn phế nhưng có phạm tội thì quan ti không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ cần cứ vào các bảng có mà định tội. Ai trái lệnh thì bị xử theo điều sai sót....

(Theo Nguyễn Q. Thắng, Lược khảo Hoàng Việt luật lệ (Tìm hiểu Luật Gia Long), Sđd, tr. 151).

Ngoài những đặc điểm nêu trên, cả hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ đều thể hiện những điểm tiến bộ về kĩ thuật lập pháp. Các điều luật đã được sắp xếp theo từng lĩnh vực; hầu hết các quy phạm pháp luật đều gồm ba thành phần cơ bản là: giả định (đặt ra tình huống), quy định (xác định hành vi được/phải làm hoặc không được làm) và chế tài (biện pháp xử lí nếu làm trái quy định).

(Trang 51)

?

1. Nêu và phân tích nét chính về nội dung của bộ Hoàng Việt luật lệ.
2. Em hãy cho biết điểm chung của hai bộ Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-9-967

Tin Học 9

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

tieng-anh-12-1948

Tiếng Anh 12

Tiếng Anh 12

tieng-viet-5-tap-hai-1625

Tiếng Việt 5 - Tập Hai

NXB Kết nối tri thức - Tiếng Việt 5 (Tập 2)

lich-su-va-dia-li-9-952

Lịch Sử Và Địa Lí 9

Sách Lớp 9 Cánh Diều

ngu-van-6-tap-2-114

Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Chân Trời Sáng Tạo Lớp 6

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.