(Trang 27)
II. BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HOÁ
1. Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
a) Khái niệm bảo tồn di sản văn hoá
Bảo tồn là bảo vệ, giữ gìn sự tồn tại và những giá trị của di sản theo dạng thức vốn có của nó.
(Trang 28)
Phát huy giá trị di sản là những hành động nhằm đưa di sản văn hoá vào thực tiễn xã hội, coi đó như nguồn nội lực, tiềm năng để góp phần phát triển kinh tế – xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và tinh thần cho cộng đồng sở hữu di sản đó.
b) Mối quan hệ giữa bảo tồn với phát huy giá trị di sản văn hoá
Muốn phát huy giá trị của di sản trước hết cần phải giữ gìn và bảo vệ sự tồn tại của di sản theo đúng dạng thức vốn có của nó. Do đó, bảo tồn được coi là cơ sở nền tảng để phát huy giá trị của di sản.
Phát huy tốt giá trị của di sản trong đời sống thực tiễn góp phần tạo ra nguồn lực vật chất, tinh thần,… để bảo tồn di sản tốt hơn.
Vì vậy, việc bảo tồn không trở thành gánh nặng và rào cản của sự phát triển, cần giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa bảo tồn di sản và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội.
?
|
2. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá
a) Cơ sở khoa học của bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Bảo tồn, phát huy giá trị di sản cần dựa trên nhiều cơ sở khoa học.
Xác định được giá trị của di sản:
- Giá trị lịch sử, văn hoá;
- Giá trị khoa học;
- Giá trị giáo dục;
- Giá trị kinh tế;...
Dựa trên các quan niệm, nhận thức, tiêu chí chuẩn mực về bảo tồn:
Được quy định trong:
- Những văn bản pháp quy của Nhà nước: Luật Di sản văn hoá Việt Nam (sửa đổi năm 2013); các nghị định của Chính phủ có liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản;
- Các công ước quốc tế liên quan;
- Hệ thống lí thuyết chuyên ngành;…
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát đặc điểm, hiện trạng của di sản:
- Tình trạng thực tế của di sản;
- Các điều kiện tự nhiên, xã hội đang tác động tới di sản;
- Các biện pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản đang áp dụng;…
Phân tích tổng hoà lợi ích của các bên liên quan:
- Nhà nước;
- Doanh nghiệp;
- Cộng đồng;
- Cá nhân;...
Hình 11. Một phần Thung lũng En-bơ ở Đre-xđen (Đức) | EM CÓ BIẾT? Thung lũng En-bơ thuộc tỉnh Đre-xđen (Cộng hoà Liên bang Đức) – một thung lũng vừa cógiá trị cảnh quan thiên nhiên vừa có giá trị văn hoá. Năm 2004, thung lũng này đã được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới. Tuy nhiên, sau đó chính quyền thành phố Đre-xđen đã cho xây một cây cầu bắc qua sông En-bơ để giảm tải lưu lượng giao thông vào thành phố. Năm 2009, UNESCOđã đưa Thung lũng En-bơ ra khỏi danh mục Di sản thế giới vì cho rằng cây cầu đã làm hỏng cảnh quan của di sån. |
?
|
b) Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản
Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả, cần tập trung vào một số công việc sau:
Hình 12. Sơ đồ một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI SẢN
Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản
- Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.
- Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.
Đầu tư cho cơ sở vật chất
- Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản;
- Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó;
- Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.
Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản
- Tăng cường năng lực tổ chức, quản lí nhà nước đối với di sản.
- Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.
- Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế – xã hội.
- Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.
(Trang 30)
? Nêu một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. |
3. Vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan
a) Vai trò
Hình 13. Sơ đồ vai trò của các bên liên quan trong bảo tổn và phát huy giá trị di sản
Hệ thống chính trị: | Doanh nghiệp: | Cộng đồng dân cư: | Công dân: |
| Cung cấp nguồn vốn và nhân lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. | Là chủ thể của di sản, đóng vai trò then chốt trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. | Trực tiếp tham gia bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. |
b) Trách nhiệm
Nhà nước:
|
Tổ chức xã hội:
|
Nhà trường:
|
Cộng đồng:
|
Công dân:
|
(Trang 31)
Hình 14. Biểu diễn Hát Xoan của học sinh (Phú Thọ) | Năm 2017, Hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO đưa ra khỏi danh sách Di sản văn hoá phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và được ghi danh tại danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vì những nỗ lực gần đây của các bên trong bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Nhiều bài hát Xoan cổ được sưu tầm, hơn 30 câu lạc bộ hát Xoan được thành lập, nhiều nghệ nhân đã trên 80 tuổi vẫn trình diễn và truyền dạy các bài hát Xoan cổ cho thế hệ trẻ. |
?
|