(Trang 62)
BẢNG TRA CỨU KHÁI NIỆM, THUẬT NGỮ
Thuật ngữ | Giải thích |
A An phủ sứ (46) một chức quan đứng đầu một phủ (đơn vị hành chính ở địa phương có từ thời Trần). Tức chức quan này có nhiệm vụ: người đại diện cho nhà vua lo việc cai quản để cho địa phương ổn định và phát triển. C Các-xtơ (41, 44) quá trình tác động về mặt hoá học và một phần về mặt cơ học của nước ngầm vào các loại đá để hoà tan như đá vôi. Sản phẩm của quá trình các-xtơ là các hang động với các nhũ đá, măng đá, sông suối ngầm,... Cha truyền con nối (19) nguyên tắc được áp dụng để duy trì quyền lực của các nhà vua (trong thời kì nhà nước quân chủ). Theo nguyên tắc này, nếu vị vua đang trị vì đất nước do tuổi cao hoặc vì lí do nào đó không thể tiếp tục nắm quyền, thì ngôi vị và quyền lực đó sẽ được trao lại cho con (thông thường là con trai trưởng). D Dân chủ trực tiếp (60) các biện pháp, hình thức được Nhà nước thừa nhận, áp dụng để người dân có thể trực tiếp tham gia vào công việc Nhà nước. Dân chủ đại diện (60) các biện pháp, hình thức được Nhà nước thừa nhận, áp dụng để người dân tham gia vào công việc nhà nước thông qua cá nhân hoặc cơ quan đại diện như: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp,... Di tích (24, 25, 26, 27, 36, 38, 39, 40, 41, 42, 43) các loại dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu của Khảo cổ học, Sử học,... Có nhiều loại di tích nhưng phổ biến nhất là di tích cư trú và di tích mộ táng. Phần lớn di tích khảo cổ học đều bị chôn vùi trong lòng đất, nhưng cũng có một số di tích ở trên mặt đất như đền, chùa, tháp, các pho tượng, các bức vẽ,... Di tích là di sản văn hoá - lịch sử, được pháp luật bảo vệ, không ai được tuỳ tiện di chuyển, thay đổi, phá huỷ. K Không gian văn hoá (31) môi trường văn hoá đặc sắc, gắn liền với một không gian, vùng lãnh thổ, một cộng đồng người, trong một khoảng thời gian cụ thể. Kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường (21, 58) nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định. Kĩ thuật lập pháp (50, 59) cách thức, phương pháp xây dựng, biên soạn các bộ luật hoặc cách viết, cách trình bày các quy định trong văn bản pháp luật. | L Lục bộ (47, 48) sáu cơ quan quan trọng trong bộ máy trung ương thời quân chủ, gồm: Bộ Lại (phụ trách các vấn đề về quan lại và tổ chức bộ máy nhà nước); Bộ Lễ (phụ trách các nghi thức trong triều đình và ngoại giao); Bộ Hộ (phụ trách quản lí đất đai, dân cư); Bộ Binh (phụ trách quản đội, quốc phòng); Bộ Hình (phụ trách việc thực thi pháp luật và xét xử các tội phạm); Bộ Công (phụ trách vấn đề xây dựng cung điện, đền, miếu và các công trình công cộng khác). Lục khoa (47, 48) sáu cơ quan ở trung ương, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của Lục bộ, nếu phát hiện sai phạm thì có trách nhiệm tâu lên nhà vua để xử lí. Tên sáu khoa được đặt theo tên của sáu Bộ. Lực tự (47, 48) sáu cơ quan (tên chung là tự) gồm: Đại lí tự (xét xử các vụ án nặng, sau đó gửi kết quả điều tra lên Bộ Hình để trình nhà vua xin quyết định); Thái thường tự (cơ quan phụ trách việc thi hành những lễ nghi, chỉ đạo các ban nhạc, trông coi đền thờ, lăng miếu); Quang lộc tự (phụ trách cung cấp gạo và nấu rượu, đồ lễ, đồ ăn trong buổi tế lễ, yến tiệc cùng đình,...); Thái bộc tự (phụ trách trông coi, nuôi cấp ngựa, giữ xe ngựa của hoàng tộc); Hồng lô tự (phụ trách việc nghi lễ trong các bữa yến tiệc dành cho sứ đoàn từ các triều hoặc nước khác đến, phụ trách xướng danh các tân khoa tiến sĩ đỗ kì thi Đình); Thượng bảo tự (phụ trách việc văn phòng giúp vua, giữ ấn triện, sao chép sắc chỉ, dụ vua ban). M Mô hình nhà nước (45, 46, 47) kiểu tổ chức nhà nước, bao gồm: tư tưởng, quan điểm của nhà nước; cách thức tổ chức bộ máy của nhà nước và định hướng hoạt động của nhà nước đó. N Nhà nước quân chủ (46, 47, 48) hình thức nhà nước, trong đó quyền lực tối cao thuộc về một người (vua, quốc vương, hoàng đế) để thiết lập theo nguyên tắc “cha truyền con nối”. Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Nhà nước (21, 25, 28, 29, 30, 31, 45 – 61) tổ chức chính trị xã hội, công cụ cơ bản của quyền lực trong xã hội có giai cấp. Nhà nước ra đời trong quá trình phân công lao động xã hội, hình thành chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và phân chia xã hội thành giai cấp. Nhà nước phản ánh và phục vụ những quan hệ sản xuất nhất định, những thắng lợi của giai cấp chiếm địa vị kinh tế trong xã hội nhất định. Các nhà nước thực hiện hai chức năng đối nội và đối ngoại. |
(Trang 63)
Nhà nước quân chủ chuyên quyền tập quyền (46) mô hình nhà nước có bộ máy gồm nhiều cơ quan, phân thành nhiều tầng, tập trung quyền lực vào trung ương. Nhà nước quân chủ tập quyền dân (45) một mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam (thời Lý – Trần), trong đó, nhà nước lấy “dân làm gốc” và thực thi nhiều biện pháp nhằm hướng tới, mang lại lợi ích và cuộc sống bình an cho người dân. T Tập quyền (15, 16, 45, 46, 47, 48) nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, trong đó những quyền tối cao (quyết định những vấn đề quan trọng nhất) của nhà nước đều tập trung vào một người (như vua/hoàng đế) hoặc một cơ quan. Thánh địa (32, 36) chỉ vùng đất thiêng, nơi có nguồn nước, ngọn núi thiêng – khu vực trú ngụ của các vị thần linh của một vùng địa phương. Đây là trung tâm tôn giáo của một thời đại, là vùng đất có mật độ di tích đền đài cao nhất, là nơi hành hương của các tín đồ tôn giáo. Thể chế hoá (58) cụ thể hoá, chính thức hoá các chủ trương, đường lối, biện pháp của nhà nước thành các quy định trong văn bản pháp luật, giúp các cơ quan và người dân có căn cứ để tuân thủ và thực hiện. Tín ngưỡng (9, 11, 13, 14, 25, 31, 32, 57) niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. | Tôn giáo (9, 12, 13, 14, 52) niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động, bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. Trục thời gian (22) cách thức trình bày một chuỗi các sự kiện, vấn đề theo trình tự thời gian trên một đường với nhiều hình thức để thể hiện (ngang, dọc,...), giúp cho người xem hiểu được mối liên hệ giữa các sự kiện, các thời kì, giai đoạn phát triển, xu hướng phát triển... một cách lô-gích, nhanh chóng. Từng mốc thời gian có thể kết hợp với một số nội dung lịch sử (để giải thích, làm rõ) bằng các văn bản, hình ảnh đồ hoạ. U UNESCO (27, 31, 34, 36, 37, 40, 41, 42, 43, 44) tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc. V Vườn quốc gia (40, 42) loại rừng đặc dụng có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với quốc gia. Vườn quốc gia có chức năng chung của rừng đặc dụng đồng thời có thể có một trong các chức năng chủ yếu là: bảo tồn và dự trữ tự nhiên; khu bảo tồn loài – sinh cảnh; bảo vệ cảnh quan. |