Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Lịch sử 10 - III: Một Số Di Sản Văn Hoá Tiêu Biểu Ở Việt Nam | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài III: Một Số Di Sản Văn Hoá Tiêu Biểu Ở Việt Nam và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Lịch sử 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 31)

III. MỘT SỐ DI SẢN VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM 

1. Di sản văn hoá phi vật thể

Các di sản văn hoá phi vật thể phản ánh quá trình lịch sử lâu dài và đời sống tinh thần phong phú của các cộng đồng dân cư trên đất nước Việt Nam. UNESCO đã ghi danh nhiều di sản phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam. 

Hình 15. Sơ đồ một số di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

2003 Nhã nhạc cung đình Huế

2005 Không gian  văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên

2009 Dân ca Quan họ Bắc Ninh

2009 Ca trù 

2010 Hội Gióng ở Đền Phù Đồng và Đền Sóc

2012 Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

2013 Đờn ca tài tử Nam Bộ

2014 Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

2015 Nghi lễ và trò chơi Kéo co

2016 Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ

2017 Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ

2017 Hát Xoan Phú Thọ

2019 Nghi lễ Then của người Tày, Nùng và Thái

(Trang 32)

Hình 16. Lược đồ phân bố một số di sản văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể tiêu biểu ở Việt Nam

(Trang 33)

a) Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc là nhạc chính thống, được biểu diễn trong các cuộc tế lễ, hội hội của triều đình. Nhã nhạc cung đình Việt Nam xuất hiện từ thời Lí – Trần, bài bản hơn ở thời Lê, sau đó được bổ sung, phát triển đến trình độ uyên bác dưới thời Nguyễn.

Hình 17. Biểu diễn Nhã nhạc cung đình Huế

Nhã nhạc cung đình Huế có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao. 

Hình 18. Sơ đồ về giá trị của Nhã nhạc cung đình Huế

Giá trị nghệ thuật Giá trị lịch sử
  • Phong phú, đa dạng về loại hình (ca, nhạc, múa, kịch,...).
  • Có quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao: sử dụng nhiều loại nhạc khí, với sự tham gia của nhiều nghệ nhân,...
  • Là loại hình nghệ thuật có tính bác học cao với hệ thống lí luận âm nhạc và sử dụng cả từ ngôn ngữ bác học,...
  • Có lịch sử lâu đời, kế thừa được các thành tựu âm nhạc của dân tộc nói chung và âm nhạc cung đình Thăng Long nói riêng.
  • Phản ánh quá trình giao lưu, tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc, văn hoá Chăm-pa và tiếp thu những ảnh hưởng của Phật giáo, Nho giáo,...

TƯ LIỆU. Ngoài sân, phường ca hát ca khúc An thành, vừa múa, vừa hát. Đương đêm, hơn một trăm con người đồng thanh hát ca, nghe rất cảm động, tưởng thấu đến tận trời cao đất thằm (...) cái tấm lòng thành của cả một dân, một nước,... “Cảnh giao đàn ban đêm như cảnh trong mộng,... Tiếng đàn, tiếng sáo thì như nước chảy, suối reo, tiếng hát như tiếng thiên thần...”. 

(Phạm Quỳnh, bút kí Mười ngày ở Huế, NXB Văn học, Hà Nội, 1994, tr. 38)

(Trang 34)

Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại vào năm 2003, năm 2008 được chuyển vào danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

b) Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Dân ca Quan họ là hình thức hát giao duyên của người dân đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu là vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang). Loại hình nghệ thuật này được hợp thành từ nhiều yếu tố: âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội,... đã trở thành nét văn hoá đặc sắc của người dân Kinh Bắc.

Về thời điểm ra đời Dân ca Quan họ, có hai quan điểm cho rằng vào thế kỉ XI hoặc thế kỉ XVII. Năm 2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Dân ca Quan họ là di sản có giá trị nhiều mặt.

Hình 19. Sơ đồ về giá trị của Dân ca Quan họ 

Giá trị nghệ thuật Giá trị có cộng đồng Lưu truyền tri thức dân gian
  • Nghệ nhân Quan họ là những người có kĩ năng hát “vang, rền, nền, nảy” rất điêu luyện, nhiều bài bản.
  • Lời ca Quan họ rất giàu tình ẩn dụ, trong sáng, phản ánh đời sống và tâm tư của người dân,...
  • Trong các làng Quan họ, các liền anh, liền chị luôn gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.
  • Giữa các làng Quan họ, các liền anh, liền chị kết thân theo nguyên tắc khác phái,... Từ đó, cộng đồng gắn kết không chỉ trong mỗi làng mà còn với các làng khác.
  • Các giá trị nghệ thuật của Dân ca Quan họ, cách thức ứng xử của các làng Quan họ,... đã trở thành những tri thức dân gian được lưu truyền nhiều thế hệ.
  • Dân ca Quan họ có giá trị lưu truyền tri thức dân gian, nhưng luôn biến đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới. Đây là cơ sở để Dân ca Quan họ được bảo tồn và phát triển bền vững.

c) Đờn ca tài tử Nam Bộ

Đờn ca tài tử Nam Bộ là loại hình nghệ thuật trình diễn phổ biến ở miền Nam Việt Nam, ra đời vào cuối thế kỉ XIX, phản ánh tâm tư, tình cảm của những người dân ở miền đất.

Giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ được thể hiện thông qua giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử – văn hoá

(Trang 35)

Hình 20. Sơ đồ về giá trị của Đờn ca tài tử Nam Bộ

Giá trị nghệ thuật Giá trị lịch sử – văn hoá
  • Âm nhạc của Đờn ca tài tử Nam Bộ được sáng tạo dựa trên cơ sở nhạc cung đình, nhạc dân gian. Nhạc cụ sử dụng trong Đờn ca tài tử rất phong phú, gồm các nhạc cụ dân tộc (đàn kìm, đàn tranh, đàn tì bà, sáo, tiêu,...) và các loại nhạc cụ phương Tây (ghi-ta, vi-ô-lông,...).
  • Ca từ của Đờn ca tài tử Nam Bộ chủ yếu dùng ngôn ngữ địa phương miền Nam, thông qua các giai điệu để truyền đạt thông điệp về đạo đức, luân lí, tình cảm gia đình, xã hội,...
  • Phản ánh tâm tư tình cảm của người dân trong quá trình mở đất phương Nam.
  • Phản ánh quá trình giao lưu, tiếp biến với văn hoá Khơ-me, Trung Quốc, phương Tây,...
  • Đờn ca tài tử Nam Bộ ra đời trong thời kì khai phá và bảo vệ vùng đất phương Nam, phản ánh những giá trị văn hoá lâu đời của người Việt Nam, ca ngợi những tấm gương anh hùng dân tộc,... đã trở thành nguồn động viên tinh thần cho nhân dân trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Hình 21. Nhà hát Cao Văn Lầu ở Bạc Liêu – công trình mang tên người có công khai sinh ra loại hình Đờn ca tài tử

?

  1. Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32), em hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.
  2. Giới thiệu giá trị nổi bật của một di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu (tự chọn).

(Trang 36)

2. Di sản văn hoá vật thể

(*) Năm di sản được UNESCO ghi danh 

Hình 22. Sơ đồ một số di sản văn hoá vật thể được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt, Bảo vật quốc gia của Việt Nam

(1993)*, 2009 Quần thể di tích cố đô Huế

(1999)*, 2009 Đô thị cổ Hội An

(1999)*, 2009 Thánh địa Mỹ Sơn

2009 Đến Hùng

2009 Chiến trường Điện Biên Phủ 

2009 Dinh Độc Lập

2009, (2010)* Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long

(2011)*, 2012 Thành nhà Hồ

2012 Trống đồng Ngọc Lũ

2012 Thạp đồng Đào Thinh

2012 Di tích khảo cổ và kiến trúc Óc Eo - Ba Thê

2012 Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo

a) Thánh địa Mỹ Sơn

Khu di tích đền tháp Mỹ Sơn (hay còn gọi là Thánh địa Mỹ Sơn) thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể gồm hơn 70 ngôi đền tháp, được xây dựng khoảng từ thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Hầu hết các công trình xây dựng ở đây đều chịu ảnh hưởng của Hin-du giáo. Mỗi vị vua Chăm-pa sau khi lên ngôi đều đến đây làm lễ tế thần linh.

Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hoá thế giới với tiêu chí: là điển hình nổi bật thể hiện sự giao lưu văn hoá giữa Ấn Độ với các quốc gia Đông Nam Á; phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hoá Chăm-pa,...

Hình 23. Khu đền tháp Mỹ Sơn

(Trang 37)

Hình 24. Phù điêu và hoa văn trang trí được chạm khắc trên tường của khu đền tháp Mỹ Sơn 

EM CÓ BIẾT?

Các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây bằng gạch. Trên các bức tường có trang trí phù điêu rất tinh xảo. Những viên gạch được xếp chồng khít, gắn kết với nhau bằng một chất keo. Cho đến nay, chúng ta cũng chưa xác định được chấtđó là gì mà có thể khiến cho các bức tường vẫn đứng vững qua hàng nghìn năm.

b) Đô thị cổ Hội An

Đô thị cổ Hội An nằm ở vùng hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam). Vùng đất này từng là một cảng thị trọng yếu của Vương quốc Chăm-pa. Từ khoảng cuối thế kỉ XV, cư dân Đại Việt đã tới Hội An sinh sống. Thương cảng Hội An được hình thành vào khoảng thế kỉ XV – XVI, sau đó đã trở thành đô thị/thương cảng phồn thịnh, trung tâm mậu dịch lớn nhất Đàng Trong và cũng là một trong những thương cảng sầm uất ở vùng biển Đông Nam Á,...

Hội An đã thu hút nhiều thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á và một số nước châu Âu đến buôn bán, mở chợ,... Nhiều thương nhân Trung Quốc và Nhật Bản đã được chúa Nguyễn cho ở lại lập phố, sinh sống theo phong tục riêng, tạo nên những “phố Nhật”, “phố Khách”,… bên cạnh các khu cư trú của người Việt.

Quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá đó đã để lại cho Hội An hệ thống di sản phong phú và được bảo tồn khá nguyên vẹn đến ngày nay như: những công trình kiến trúc, hệ thống giao thông, nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc,...

Năm 1999, Đô thị cổ Hội An được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản văn hoá thế giới dựa trên hai tiêu chí: là di sản nổi bật của sự giao lưu các nền văn hoá qua các thời kì tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Hình 25. Phố cổ Hội An (Quảng Nam) 

Hình 26. Chùa Cầu – công trình được các thương nhân Nhật Bản xây dựng từ thế ki XVIII

(Trang 38)

c) Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Thăng Long – Hà Nội, phản ánh tiến trình lịch sử lâu dài từ thời Bắc thuộc, trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn cho đến ngày nay. Nơi đây cũng gắn liền với lịch sử nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc.

Quần thể kiến trúc Hoàng thành Thăng Long được xây dựng trải qua nhiều giai đoạn và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích ở Việt Nam. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (nằm trên địa bàn quận Ba Đình hiện nay) bao gồm Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và Khu di tích Thành cổ Hà Nội.

Tại Khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu đã phát hiện dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc cổ, cùng nhiều hiện vật có giá trị (vật liệu trang trí bằng đất nung, cột gỗ, đồ gốm, sứ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc,...) và nhiều đồ dùng vật dụng của nước ngoài (các loại đồ sứ Tây Á, Trung Quốc, Nhật Bản,...).

Khu di tích Thành cổ Hà Nội bao gồm nhiều di tích lịch sử và khảo cổ học tiêu biểu như: Điện Kính Thiên, Cửa Bắc, Tường bao, Tấm công hạnh cung thời Nguyễn, Cột cờ Hà Nội, Hậu Lâu, Đoan Môn, Di tích nhà và hầm D67,...

Hình 27. Bậc thềm chạm rồng ở Điện Kính Thiên thời Lê sơ (Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội)

Hình 28. Đoan Môn trong Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long

?

  1. Dựa vào lược đồ Hình 16 (tr. 32) em hãy kể tên, xác định vị trí của một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Việt Nam.
  2. Em hãy lựa chọn giới thiệu một di sản văn hoá vật thể tiêu biểu nhất.
  3. Có quan điểm cho rằng: di sản văn hoá vật thể là các công trình, di tích nên chỉ có giá trị về kiến trúc. Em có đồng ý với quan điểm này không? Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.

(Trang 37)

3. Di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp

Hình 29. Lược đồ phân bố một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam

(Trang 40)

Bảng 3. Một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp tiêu biểu ở Việt Nam

TT Tên di sản Địa phương
Xếp hạng/ghi danh (năm)
1 Vịnh Hạ Long Quảng Ninh
– Di sản thiên nhiên thế giới (1994, 2000) – Di tích quốc gia đặc biệt (2009)
2 Danh lam thắng cảnh Vườn quốc gia Cát Tiên Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
– Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2001) – Di tích quốc gia đặc biệt (2012)
3 Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng Quảng Bình
– Di sản thiên nhiên thế giới (2003, 2015) – Di tích quốc gia đặc biệt (2009)
4 Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang Kiên Giang
– Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2006)
5 Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Hà Giang
– Công viên địa chất toàn cầu (2010)
6 Quần thể danh thắng Tràng An Ninh Bình
– Di tích quốc gia đặc biệt (2012) – Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới (2014)
7 Danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể Bắc Kạn
– Di tích quốc gia đặc biệt (2012)
8 Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử Quảng Ninh
– Di tích quốc gia đặc biệt (2012)
9 Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên – Tam Đảo Vĩnh Phúc
– Di tích quốc gia đặc biệt (2015)
10 Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang Lâm Đồng
– Khu dự trữ sinh quyển thế giới (2015)
11 Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang – Lâm Bình Tuyên Quang
– Di tích quốc gia đặc biệt (2018)
12 Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông Đắk Nông
– Công viên địa chất toàn cầu (2020)

a) Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), là một bộ phận của Vịnh Bắc Bộ.

Thắng cảnh Vịnh Hạ Long được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới năm 1994 nhờ những giá trị quan quan tự nhiên độc đáo và quan trọng. Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ hai được UNESCO ghi danh bởi những giá trị địa chất và địa mạo đặc trưng, thể hiện quá trình hình thành và phát triển lịch sử Trái Đất. Năm 2003, Vịnh Hạ Long trở thành thành viên Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới; năm 2009, được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt; năm 2013, được bầu chọn là một trong bảy kì quan thiên nhiên mới của thế giới.

(Trang 41)

Hình 30. Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long

Hình 31. Một số giá trị nổi bật của Vịnh Hạ Long 


Địa hình, địa mạo: điển hình về biển gần với cảnh quan cac-xtơ, với tháp cac-xtơ đa vôi rộng lớn và phát triển tốt nhất thế giới.

Cảnh quan thiên nhiên: Vịnh Hạ Long được ví như một tạo hình kì lạ của tạo hoá, được tạo ra bởi hàng nghìn đảo lớn nhỏ trên mặt biển trong xanh với những hình thù khác nhau.

Đa dạng sinh học: Hơn 2000 loài động vật, thực vật được bảo tồn.

Lịch sử văn hoá: Với gần 20 di tích khảo cổ học được phát hiện có niên đại từ 3 500 đến 14 000 năm trước đây đã chứng minh Vịnh Hạ Long là một trong những cái nôi của người Việt cổ.

(Trang 42)

b) Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa bàn ba huyện: Minh Hoá, Bố Trạch, Quảng Ninh (Quảng Bình). Năm 2003, danh thắng được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo và năm 2015 được ghi danh lần hai với tiêu chí đa dạng sinh học.

Hình 32. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

Hình 33. Một số giá trị nổi bật của Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Địa chất, địa mạo: vì được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có lịch sử từ 400 triệu năm trước. Đến điển hình là đá vôi và liên kết với khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Hin Nam-no của Lào.

Đa dạng sinh học: có 2 952 loài thực vật thuộc 1 006 chi; 1 394 loài động vật thuộc 839 giống.

Lịch sử, văn hoá: có 33 di chỉ khảo cổ có niên đại từ 3 000 đến 12 000 năm trước; nhiều di tích lịch sử – văn hoá như Đường mòn Hồ Chí Minh, bến phà Nguyễn Văn Trỗi,... Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện dấu tích cư dân Chăm-pa cổ trong động.

c) Cao nguyên đá Đồng Văn 

Cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao trung bình từ 1 400 – 1 600 m so với mực nước biển và trải dài trên bốn huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ của tỉnh Hà Giang. Năm 2010, Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Hội đồng Tư vấn Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu của UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.

Hình 34. Công viên địa chất toàn cầu – Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)

(Trang 43)

Hình 35. Một số giá trị nổi bật của Cao nguyên đá Đồng Văn


Địa chất, địa mạo: Khoảng 160 điểm thuộc 30 cụm di sản địa chất phân bố trên các huyện vùng Công viên. Là nơi lưu giữ nhiều sự kiện địa chất quan trọng tầm cỡ khu vực và thế giới.

Đa dạng sinh học: gồm 289 loài thực vật bậc cao, thuộc 83 họ, trong 24 bộ. Có 27 loài (gồm 17 loài thú, 8 loài chim và 8 loài bò sát) là những động vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam.

Lịch sử, văn hoá: phát hiện nhiều công cụ đá cổ thuộc văn hoá Sơn Vi có niên đại cách ngày nay từ 10 000 đến 30 000 năm. Đây cũng là địa bàn sinh sống của 17 dân tộc, mỗi dân tộc có một nét sinh hoạt và các phong tục, lễ hội đặc sắc riêng.

d) Quần thể danh thắng Tràng An

Quần thể danh thắng Tràng An thuộc khu vực ranh giới giữa các huyện Hoa Lư, Gia Viễn, Nho Quan và các thành phố Tam Điệp, Ninh Bình (Ninh Bình). Năm 2012, quần thể danh thắng Tràng An được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt; năm 2014, được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới. Quần thể danh thắng Tràng An không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên, nơi đây còn chứa đựng những giá trị nổi bật về địa chất, lịch sử – văn hoá,...

Hình 36. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình)

(Trang 44)

Hình 37. Một số giá trị nổi bật của quần thể danh thẳng Tràng An

Địa chất, địa mạo: là quần thể địa hình cac-xtơ đá vôi trẻ nhất của các cảnh quan tháp cac-xtơ đá vôi trên thế giới, với những cảnh quan ngoạn mục như: tháp cac-xtơ, hang động, nhũ đá,...

Đa dạng sinh học: có 134 họ với 384 chi và 577 loài thực vật; trong đó, có 10 loại nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Động vật thuỷ sinh có 30 loại động vật nổi, 40 loại động vật đáy. Động vật trên cạn có nhiều loại quý hiếm như cọp mông trắng, rắn cỏ màu,...

Lịch sử, văn hoá: đã phát hiện trên 30 di tích thời đại đá cũ, đá mới đến thời đại kim khí; là một hình mẫu nổi bật về sự tương tác và thích ứng của con người với những biến đổi khắc nghiệt của môi trường trải qua hơn 30 000 năm phát triển.

?

  1. Dựa vào lược đồ Hình 29 (tr. 39), hãy xác định vị trí phân bố của một số di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp. Kể tên một số di sản thiên nhiên và hỗn hợp khác.
  2. Thông qua một ví dụ cụ thể, giải thích vì sao các di sản được phân loại là di sản thiên nhiên/di sản hỗn hợp. 

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

1. Lập bảng thống kê về một số di sản tiêu biểu của Việt Nam được UNESCO ghi danh theo gợi ý dưới đây:

TT Tên di sản Địa điểm (tỉnh/thành phố)  Loại hình di sản
1 ? ? ?

2. Ngoài các di sản đã được UNESCO ghi danh, em hãy kể tên những di sản tiêu biểu khác ở địa phương em hoặc ở Việt Nam theo loại hình.

3. Theo em, những di sản của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng sinh sống ở vùng di sản? Em cần làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di sån?

Nếu là đại diện cho học sinh Việt Nam giới thiệu về một di sản nổi tiếng của đất nước với bạn bè quốc tế, em sẽ chọn di sản nào? Vì sao? Tìm hiểu thông tin và giới thiệu về di sản đó theo cách của em (làm bài thuyết trình, xây dựng đoạn phim ngắn, thiết kế đồ hoạ...).

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Lịch sử 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

tieng-anh-8-explore-english-2927

Tiếng Anh 8 (Explore English)

Tiếng Anh 8 (Explore English)

hoat-dong-trai-nghiem-huong-nghiep-12-3338

Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp 12

Sách Lớp 12 Kết Nối Tri Thức

tieng-viet-1-tap-hai-34

TIẾNG VIỆT 1 - Tập Hai

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

cong-nghe-4-1564

Công Nghệ 4

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Công nghệ 4

giai-bai-tap-toan-11-tap-1-782

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.