(Trang 44)
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
Thế Lữ
GIỚI THIỆU BÀI HỌC
• Thơ ca là bản hoà âm cất lên từ những rung động tâm hồn của nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc sống. Ngôn ngữ thơ ca đặc biệt giàu nhạc tính, có thể diễn tả mọi cung bậc cảm xúc, mọi tình cảm của con người. Vì thế, thơ là cây đàn ngân lên muôn điệu của tâm hồn. • Hai bài thơ và một văn bản nghị luận văn học trong bài học này sẽ giúp em cảm nhận và hiểu về muôn điệu tâm hồn trong thơ ca, từ đó biết rung động cùng vẻ đẹp mà nhà thơ đã diễn tả trong mỗi vần thơ. |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
• Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
• Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
• Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
• Hiểu được sự phát triển của ngôn ngữ thể hiện qua những nghĩa mới của từ ngữ và từ ngữ mới; biết vận dụng để trau dồi vốn từ.
• Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ.
• Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi.
• Có tình yêu đối với thơ ca và vẻ đẹp của con người, cuộc sống được thể hiện trong thơ.
(Trang 45)
Đọc
TRI THỨC NGỮ VĂN
Thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ
• Thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ là những thể thơ được xác định dựa vào số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ. Các dòng thơ thường được ngắt nhịp một cách linh hoạt.
• Bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ có số lượng dòng không hạn chế; có thể chia khổ hoặc không; thường sử dụng vần chân, gieo vần liền hoặc vần cách.
Kết cấu
Kết cấu là toàn bộ cách tổ chức, sắp xếp, liên kết các yếu tố tạo nên tác phẩm nghệ thuật. Trong thơ, đó là cách tổ chức, sắp xếp, liên kết mạch cảm xúc, thế giới hình tượng và các phương tiện ngôn ngữ được dùng để biểu đạt.
Một số căn cứ để xác định chủ đề
Chủ đề của tác phẩm văn học thường được người đọc tự rút ra từ toàn bộ nội dung của tác phẩm. Tuy vậy, trong nhiều trường hợp, một số yếu tố nổi bật của tác phẩm có thể là căn cứ quan trọng để xác định chủ đề:
• Nhan đề có thể hé lộ cho người đọc phần nào chủ đề của tác phẩm.
• Một số yếu tố khác gắn với đặc trưng thể loại có thể giúp người đọc nắm được chủ đề của tác phẩm, chẳng hạn, với thơ: mạch cảm xúc, hình ảnh,...; với truyện, kịch: nhân vật, sự kiện, xung đột,... đôi khi là lời phát biểu trực tiếp của nhân vật hay lời người kể chuyện.
Sự phát triển của ngôn ngữ : nghĩa mới của từ ngữ và từ ngữ mới
Từ vựng của một ngôn ngữ luôn vận động, phát triển cùng với sự vận động, phát triển của xã hội. Sự phát triển từ vựng thường diễn ra theo những hình thức sau: phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của nó; sáng tạo từ ngữ mới trên cơ sở từ ngữ đã có; tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài.
VĂN BẢN ĐỌC VĂN BẢN 1. Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ VĂN BẢN 2. Mưa xuân, Nguyễn Bính VĂN BẢN 3. Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu ở bài thơ “Vội vàng”, Phan Huy Dũng |
(Trang 46)
VĂN BẢN 1 |
TRƯỚC KHI ĐỌC 1. Giới thiệu trước lớp một số câu ca dao, tục ngữ hay bài thơ nói về tiếng mẹ đẻ mà em đã sưu tầm được. 2. Nghe bài hát Tiếng Việt (nhạc Lê Tâm, lời thơ Lưu Quang Vũ) và nêu cảm nhận về tình cảm của người nghệ sĩ đối với tiếng nói dân tộc. ĐỌC VĂN BẢN Tiếng Việt-------------------
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre
Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê
Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa Khi hun thuyền gieo mạ lúc đưa nôi Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời
“Đá cheo leo trâu trèo trâu trượt...” Đi mòn đàng dứt cỏ đợi người thương Đây muối mặn gừng cay lòng khế xót Ta như chim trong tiếng Việt như rừng ----------------------------------------- |
(Trang 47)
Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Một tiếng vườn rợp bóng lá cành vươn Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối Tiếng heo may gợi nhớ những con đường
Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta Tiếng chẳng mất khi Loa Thành đã mất Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt. --------------------------------------------- |
(Trang 48)
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi Như vị muối chung lòng biển mặn Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
Còn thô sơ như mảnh đá thay rìu Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt Ai người sau nói tiếp những lời yêu?
Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê Ai ở phía bên kia cầm súng khác Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình. (Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt, in trong Thơ Việt Nam 1945 – 1985, |
(Trang 49)
SAU KHI ĐỌC
• Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) quê ở Đà Nẵng, là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn tài năng. Thơ Lưu Quang Vũ bay bổng, tài hoa, giàu cảm xúc, nhiều trăn trở, khát khao. Lưu Quang Vũ có đóng góp đặc biệt cho ngành sân khấu với những vở kịch đặt ra nhiều vấn đề thời sự nóng hổi, bức thiết của đời sống. Một số tác phẩm tiêu biểu: Hương cây - Bếp lửa (in chung, 1968), Mây trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993),... (thơ); Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Người trong cõi nhớ (1982), Tôi và chúng ta (1984), Tin ở hoa hồng (1986),... (kịch); Mùa hè đang đến (1983), Người kép đóng hổ (1984),... (truyện). • Bài thơ Tiếng Việt được in trong tập thơ Mây trắng của đời tôi. |
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Xác định những đặc điểm của thể thơ tám chữ thể hiện trong bài thơ Tiếng Việt.
2. Bài thơ Tiếng Việt là lời của ai, bộc lộ cảm xúc về đối tượng nào? Điều đó có ý nghĩa gì?
3. Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàng âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ đã thể hiện điều đó một cách đặc sắc.
4. Những yếu tố cụ thể trong tiếng Việt (âm thanh, ý nghĩa của từ ngữ) và chữ viết tiếng Việt gợi lên trong tác giả những liên tưởng gì? Hãy phân tích một vài câu thơ thể hiện sự liên tưởng mà em thấy thú vị, độc đáo.
5. Trong các khổ thơ 8 đến 12, nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?
6. Phân tích tình cảm của nhà thơ đối với tiếng Việt được thể hiện qua ba khổ thơ cuối.
7. Xác định mạch cảm xúc và nhận xét về kết cấu của bài thơ.
8. Nêu chủ đề và căn cứ xác định chủ đề của bài thơ Tiếng Việt. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?
9. Em cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) ghi lại cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện trong năm khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng Việt.
(Trang 50)
Thực hành tiếng Việt
NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
1. Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm trong các khổ thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:
a. Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
b. Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
2. Tìm và nêu tác dụng của từ láy được sử dụng trong các khổ thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:
a. Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê
b. Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát
Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh.
3. Phân tích tác dụng của các thành ngữ được gợi nhắc trong bài thơ Tiếng Việt.
BIỆN PHÁP TU TỪ
4. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những đoạn thơ sau của bài thơ Tiếng Việt:
a. Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết
Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi
Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
b. Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ
(Trang 51)
c. Ai phiêu bạt nơi chân trời góc biển
Nhớ quặn lòng tiếng Việt tái tê
Ai ở phía bên kia cầm súng khác
Cùng tôi trong tiếng Việt quay về.
d. Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường.
VĂN BẢN 2 |
TRƯỚC KHI ĐỌC 1. Chia sẻ những câu ca dao, bài thơ viết về mùa xuân mà em biết. 2. Nêu cảm nhận của em về mùa xuân. ĐỌC VĂN BẢN Mưa xuân------------------
Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già Lòng trẻ còn như cây lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa.
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”
Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh.
Em ngửa bàn tay trước mái hiên Mưa chấm bàn tay từng chấm lạnh Thế nào anh ấy chả sang xem! |
(Trang 52)
Em xin phép mẹ, vội vàng đi Mẹ bảo xem về kể mẹ nghe. Mưa bụi nên em không ướt áo Thôn Đoài cách có một thôi đê.
Em mải tìm anh chả thiết xem. Chắc hẳn đêm nay giường củi lạnh, Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
Chờ mãi anh sang anh chẳng sang Thế mà hôm nọ hát bên làng Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn Để cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!
Có ngắn gì đâu một dải đê! Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Có ngắn gì đâu một dải đê! Ao mỏng che đầu mưa nặng hạt Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya.
Hoa xoan đã nát dưới chân giày Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”
Bao giờ em mới gặp anh đây? Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ Để mẹ em rằng hát tối nay? (Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 25 – 26) |
(Trang 53)
SAU KHI ĐỌC
• Nguyễn Bính (1918 – 1966) quê ở Nam Định, là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. Thơ Nguyễn Bính đằm thắm, thiết tha, gần gũi với ca dao, thể hiện tình yêu đối với làng quê và văn hoá truyền thống của dân tộc. Tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Hương cố nhân (1941), Mây tần (1942), Nước giếng thơi (1956), Đêm sao sáng (1962) (thơ); Trong bóng cờ bay (1957), Tiếng trống đêm xuân (1958) (truyện thơ),... • Bài thơ Mưa xuân được in trong tập Lỡ bước sang ngang. |
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Xác định số tiếng trong mỗi dòng thơ, cách gieo vần, ngắt nhịp của bài thơ.
2. Bài thơ là lời tự tình của một cô gái xưng “em”. Lời tự tình ấy cho biết câu chuyện gì về "em"?
3. Xác định bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ.
4. Em cảm nhận như thế nào về sự thay đổi tâm trạng của cô gái từ lúc “mưa xuân phơi phới bay” đến khi “mùa xuân đã cạn ngày”?
5. Không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ và dòng tâm trạng, cảm xúc của cô gái có mối liên hệ như thế nào? Chỉ ra những hình ảnh thơ thể hiện mối liên hệ đó.
6. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của bài thơ?
7. Hãy nêu cảm hứng chủ đạo, chủ đề của bài thơ Mưa xuân và cho biết căn cứ vào đâu em xác định chủ đề đó.
VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về không gian mùa xuân của làng quê Bắc Bộ được gợi lên trong bài thơ Mưa xuân.
(Trang 54)
Thực hành tiếng Việt
NGHĨA MỚI CỦA TỪ NGỮ VÀ TỪ NGỮ MỚI 1. Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Hãy xác định nghĩa mới của mỗi từ và đặt câu với từ được dùng theo nghĩa mới đó. 2. Tìm từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách sau (mỗi cách tìm 2 từ ngữ): a. Tạo từ ngữ mới trên cơ sở những từ ngữ có sẵn trong tiếng Việt. b. Tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài. 3. Đọc các đoạn thơ sau trong bài Mưa xuân và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: a. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”. b. Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai má em bừng đỏ Có lẽ là em nghĩ đến anh. Yêu cầu: (1) Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm. (2) Đặt câu với mỗi từ ngữ in đậm. BIỆN PHÁP TU TỪ 4. Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng: a. Em là con gái trong khung cửi Dệt lụa quanh năm với mẹ già Lòng trẻ còn như cây lụa trắng Mẹ già chưa bán chợ làng xa. | Nghĩa mới của từ ngữ và từ ngữ mới Từ vựng của tiếng Việt luôn được mở rộng, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Có những cách phát triển từ vựng chủ yếu sau: • Phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của nó. Ví dụ: ngôi sao có nghĩa chỉ “thiên thể nhìn thấy như điểm sáng lấp lánh trên bầu trời ban đêm”, gần đây có thêm nghĩa chỉ “người đạt thành tích nổi bật trong biểu diễn nghệ thuật hoặc hoạt động thể thao, được công chúng khán giả hâm mộ”; chuột có nghĩa chỉ “thú gặm nhấm, mõm nhọn, tai bầu dục, đuôi thon dài, thường phá hại mùa màng và có thể truyền bệnh dịch hạch”, gần đây có thêm nghĩa chỉ “bộ phận của máy tính, khi chuyển động trên một mặt phẳng cho phép làm chuyển dịch con chạy trên màn hình". Sự chuyển nghĩa ở những từ này dựa trên một số điểm tương đồng giữa các đối tượng được biểu thị. Những nghĩa chuyển đó được coi là nghĩa mới. Nghĩa mới của từ tuy xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp. • Tạo từ ngữ mới trên cơ sở những từ ngữ đã có trong tiếng Việt. Ví dụ: kinh tế tri thức (kinh tế + tri thức), năng lượng xanh (năng lượng + xanh), máy bay không người lái (máy bay + không + người lái), sốt giá (sốt + giá), dữ liệu lớn (dữ liệu + lớn), thư viện số (thư viện + số), thư điện tử (thư + điện tử),... • Tiếp nhận từ ngữ tiếng nước ngoài. Ví dụ: in-tơ-nét, (quần) jean, (nhạc) pop, (máy) photocopy, mít tinh,...
|
(Trang 55)
b. Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,
Em mải tìm anh chả thiết xem.
Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,
Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.
c. Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay
Hoa xoan đã nát dưới chân giày
Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ
Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”
VĂN BẢN 3 |
ĐỌC VĂN BẢN |
(Trang 56)
(4) Thực ra, có lẽ trong ý thức sáng tạo, Xuân Diệu luôn nghĩ mình phát ngôn theo sức hút của bản thân luận đề. Nhưng thực tế là: Luận đề trở nên hấp dẫn, trở nên mới mẻ chính nhờ phần cá biệt hoá của Xuân Diệu – cá biệt hoá bằng thứ cảm xúc nồng nàn hình như chỉ riêng ông mới có. Thoạt đầu, sự xuất hiện của hai “nhân vật” chính của bài thơ là tôi và cuộc đời (hay thời gian) có vẻ giống như sự hình tượng hoá của luận đề. Nhưng do là một nhà thơ của cảm giác, tác giả Vội vàng đã không bằng lòng với sự xuất hiện nhọt nhạt của “nhân vật” và ông đã tìm cách làm cho nó sống dậy. Cuộc đời (hay thời gian) không phải hiện ra như một khái niệm khô cứng mà như một thực thể sống động mang nhiều tính danh. Nó vừa là nắng, gió, vừa là tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi, cặp môi gần, vừa là xuân, lượng trời, trời đất, tháng năm, sông núi, mùa,... Với nó, ta có thể tắt (Tôi muốn tắt nắng đi), buộc (Tôi muốn buộc gió lại), hôn (Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần), cắn (Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!), ôm (Ta muốn ôm), viết (Ta muốn viết mây đưa và gió lượn), say (Ta muốn say cánh bướm với tình yêu), thâu (Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều),... Cũng vì nó, lòng ta dấy lên bao thứ tình cảm, vừa bâng khuâng, tiếc nuối (Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời), vừa hờn giận (Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?), vừa sợ hãi (Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?). Tất cả những hành động và tình cảm đó đều có cơ sở, bởi cuộc đời tồn tại rất cụ thể bằng màu, hương, bằng âm thanh với cái ngon, vị ngọt riêng của nó. Việc nhân hoá, hình tượng hoá cuộc đời được tác giả thực hiện đạt đến nỗi chính ông cũng đâm ra tin chắc có sự hiện hình cụ thể của đối tượng ngay trước mắt mình. Trong cơn tự kỉ ám thị, nhà thơ hối hả níu giữ sắc màu, hương vị; tham lam vơ cả bàn tiệc của cuộc đời vào vòng tay, cất tiếng van vị thời gian hãy dừng lại, giãy giụa trong dự cảm tuyệt vọng (Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...), rồi sực tỉnh và quật lên trong cuộc chạy thi với thời gian (Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm)...quật lên trong cuộc chạy thi với thời gian (Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm)... Đến lượt mình, chứng kiến cuộc đọ sức, giằng giật giữa hai “nhân vật”, độc giả bỗng bị tác giả ám thị, bị nhịp điệu của bài thơ chi phối, cũng thở gấp theo “làn roi quất” của thể thơ năm chữ với cách diễn tả đanh, gọn, cũng choáng ngợp với điệp ngữ này đây mời mọc giữa sự chuyển điệu bất ngờ của bài thơ (từ câu năm chữ sang câu tám chữ khai mở cảm xúc), cũng có một cảm giác ngon rất vật chất với câu Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần mà sự bố trí từ ngon rơi đúng vào chỗ ngắt nhịp đã tạo nên một hiệu quả nghệ thuật tuyệt vời..., sau hết, cũng muốn reo vang cùng nhà thơ trong lời phán định cuối cùng từ một tư thế khẳng định bản ngã đầy quyền uy của một uy quyền xứng đáng: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!.... Như vậy, sự “minh hoạ” của Xuân Diệu ở bài Vội vàng đã không dẫn đến cái chết của thơ ca mà ngược lại, nó làm cho tiếng nói của thơ ca trở nên say đắm hơn, vì tiếng nói ấy cất lên từ vũ đài chiến thắng của một cá tính sáng tạo đối với cái xác tư tưởng. Không nghi ngờ gì nữa, Xuân Diệu đã biến cái luận đề chung chung kia ----------------------------------------- |
(Trang 57)
thành cái luận đề của riêng mình, thành sự chiêm nghiệm, thành điều tâm huyết của một cá thể, một cá nhân mê say sự sống. Ngoài những điều đã phân tích ở trên, có thể thấy thêm ngay trong cái khung lập luận lô-gíc có vẻ cứng nhắc của kết cấu bài thơ, bản sắc Xuân Diệu cũng được thể hiện rõ nét. Để “minh hoạ” luận đề, điều cần thiết là nêu các luận điểm. Nhưng đối với Xuân Diệu, sự vắn tắt của luận điểm dường như không thể chứa đựng hết, hay đúng hơn là buộc trói những nỗi niềm, những say sưa, chếnh choáng của ông. Để thoát ra khỏi mâu thuẫn này, ông tận dụng triệt để thủ pháp liệt kê, coi trọng chất lượng nhưng lại tham cả số lượng. Ai đó có thể tạm bằng lòng với một câu: Của ong bướm này đây tuần tháng mật, nhưng Xuân Diệu thì không, ông phải nói nữa, nói mãi, nói cho thoả. Cũng một ý đó, ngay ở đoạn này, ông đã kéo dôi bài thơ ra đến bốn câu. Đến khi không thể không dừng lại, ông vẫn tiếc, vẫn còn cố nói với thêm được một câu nữa: Và này đây ánh sáng chớp hàng mi... Chính câu thơ có liên từ và này và một câu khác nữa. Và non nước, và cây, và cỏ rạng đã phản ánh hết sức sinh động cá tính thơ Xuân Diệu: muốn giãi bày, muốn kể lể không thôi niềm yêu cuộc sống. Đọc toàn bộ thơ Xuân Diệu, ta sẽ thú vị nhận ra một điều: tần suất xuất hiện của liên từ và rất cao, kể cả khi nó không hiện diện trực tiếp, ta vẫn thấy bóng dáng nó thấp thoảng khắp nơi, như một ám ảnh. (5) Và... và... và ..... – đó là bàn tay ấm nóng của tác giả Thơ thơ, Gửi hương cho gió chìa ra về mọi hướng trong một niềm khao khát giao cảm vô biên. (Phan Huy Dũng, Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, |
SAU KHI ĐỌC
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Căn cứ vào nhan đề bài viết, hãy xác định vấn đề được bàn luận trong bài nghị luận.
2. Trong bài nghị luận, tác giả đã trình bày những luận điểm nào? Nêu mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
3. Xác định các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm được trình bày trong phần (4).
4. Trong bài nghị luận, tác giả có nêu ý kiến nhận xét trái chiều. Đó là ý kiến nào? Việc nêu ý kiến đó có tác dụng gì?
5. Thông qua bài nghị luận trên, em thấy tác giả có ý kiến như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu? Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
6. Theo cảm nhận của tác giả bài nghị luận, trong “muôn điệu” của “tâm hồn” thơ, bài thơ Vội vàng có đặc điểm riêng nào?