Sách Giáo Khoa 247

Lịch Sử 11 (Nâng Cao) - Bài 33: Việt Nam Trước Nguy Cơ Bị Pháp Xâm Lược | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 33: Việt Nam Trước Nguy Cơ Bị Pháp Xâm Lược và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 11 (Nâng Cao) | Giáo Dục Việt Nam

Giữa thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã thúc đẩy các nước tư bản phương Tây mở những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa. Các quốc gia phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng đã trở thành nạn nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh đó. Thông qua các mối quan hệ đã có từ trước và lợi dụng sự suy yếu của chế độ phong kiến Việt Nam, Chính phủ Pháp ráo riết xúc tiến việc thôn tính nước ta.

1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX

Trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hoá, nhưng chế độ phong kiến cũng đã bộc lộ những dấu hiệu của sự khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Từ khi thành lập Vương triều Nguyễn (1802), Gia Long và các ông vua kế tiếp đã ra sức khôi phục, củng cố chế độ quân chủ chuyên chế. Quyền lực tập trung trong tay vua. Chỗ dựa của Nhà nước là giai cấp địa chủ. Tư tưởng Nho giáo được đề cao. Trật tự phong kiến được coi là bất di bất dịch.

Kinh tế nông nghiệp, công – thương nghiệp ngày càng sa sút. Tài chính khó khăn. Một số chủ trương, chính sách của nhà nước gây bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế.

Đường lối đối ngoại sai lầm đã khiến cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việc cấm đạo và bài xích đạo Thiên Chúa tạo điều kiện cho kẻ thù bên ngoài lợi dụng. 

Hình 98. Lính hoàng thành

Đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra như : khởi nghĩa của Phan Bá Vành ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), của Lê Văn Khôi ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833 – 1835)...

Khả năng phòng thủ đất nước bị giảm sút, quốc phòng yếu kém; điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX có điều gì đáng chú ý ?

2. Việt Nam trong bối cảnh các nước phương Đông bị xâm lược (giữa thế kỉ XIX)

Từ thế kỉ XVI, tư bản phương Tây đã ráo riết chạy đua sang phương Đông. Đến giữa thế kỉ XIX, một loạt nước châu Á, trong đó có Đông Nam Á, bị biến thành thuộc địa. Nước Việt Nam cũng không tránh khỏi bị nhòm ngó.

Trong cuộc chạy đua giữa các nước tư bản phương Tây, cuối cùng tư bản Pháp đã “bám sâu” được vào Việt Nam, thông qua Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp. Từ khi thất thế ở Ca-na-đa, Ấn Độ..., Pháp càng muốn có thuộc địa ở Viễn Đông, mà trước hết là Việt Nam.

Nguyên nhân nào thúc đẩy tư bản phương Tây xâm lược các nước phương Đông vào thế kỉ XIX ? Tình thế của Việt Nam trong bối cảnh đó.

3. Thực dân Pháp tìm cớ can thiệp vào Việt Nam

Từ thế kỉ XVII đến nửa đầu thế kỉ XIX, đã có khá nhiều thương nhân Pháp đến làm ăn buôn bán ở Việt Nam. Các giáo sĩ Pháp cũng tích cực hoạt động, gây cơ sở ở cả trong Nam lẫn ngoài Bắc. Một số giáo sĩ sau đó đã trở thành những người đi tiên phong, vạch đường cho cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

Trong thế kỉ XVII, Giám mục A-lếch-xăng đờ Rốt hoạt động suốt 25 năm ở Việt Nam. Nhờ công lao của ông, Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp được thành lập (1664).

Thế kỉ XVIII, Giám mục Bá Đa Lộc (G. Pi-nhô đơ Bê-hen), thông qua việc giúp đỡ Nguyễn Ánh, đã thiết lập mối quan hệ giữa Pháp với Việt Nam(1), nhưng tình hình tài chính và quân sự lúc đó chưa cho phép Chính phủ Pháp tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam.

Đến giữa thế kỉ XIX, khi mâu thuẫn Anh – Pháp tạm thời dịu bớt để tạo liên minh xâu xé Trung Quốc (1856), Chính phủ Pháp quyết định đem quân đánh chiếm Việt Nam.

Cuộc xâm lược được dọn đường bằng các hành động khiêu khích liên tiếp của Pháp. Tháng 9 – 1856, Pháp cho tàu chiến đến Đà Nẵng, đưa quốc thư cho triều đình Huế, nhưng bị khước từ. Quân Pháp trắng trợn nổ súng bắn phá các đồn luỹ của ta rồi lên bờ phá tất cả số đại bác phòng vệ ở đây.

Tháng 1 – 1857, tàu Pháp lại tới xin được truyền đạo và buôn bán, nhưng cũng bị triều đình nhà Nguyễn từ chối.

Cuối cùng, Na-pô-lê-ông III đã quyết định đưa quân tới Việt Nam (7 – 1857). Lấy cớ trả thù việc triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở Việt Nam, Pháp đã kêu gọi triều đình Tây Ban Nha phối hợp hành động, mở cuộc tấn công nước ta bằng vũ lực.

Sau khi liên quân Anh – Pháp đánh chiếm xong Quảng Châu (Trung Quốc), buộc triều đình Mãn Thanh kí Điều ước Thiên Tân (27 – 6 – 1858), chiều 31 – 8 –1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

(1) Năm 1777, trong khi lẩn trốn sự truy đuổi của quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh gặp gỡ và được sự che chở của Giám mục Bá Đa Lộc. Năm 1784, Nguyễn Ánh nhờ Bá Đa Lộc mang thư cùng người con trai của mình là Hoàng tử Cảnh làm con tin sang cầu cứu nước Pháp. Bá Đa Lộc đã đại diện cho Nguyễn Ánh kí với đại diện Chính phủ Pháp một bản hiệp ước 10 điều (Hiệp ước Vécxai) năm 1787. Theo đó, vua Pháp cam kết giúp Nguyễn Ánh về quân sự để lấy lại ngai vàng, đổi lại Pháp được quyền sở hữu cảng Hội An và đảo Côn Lôn, được độc quyền buôn bán ở Việt Nam.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Hãy nhận xét về tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược.

2. Thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam như thế nào ?

PHẦN ĐỌC THÊM

Về tình hình binh lực thời Nguyễn

... Dưới (thời) Tự Đức, ngay chiếc thuyền bằng chèo, bằng buồm (cũng) không còn mấy nữa ; những chiếc thuyền ấy so với chiếc thuyền buôn của Pháp thì tựa như thuyền nan so với một thuyền bể, đừng nói chi so với chiếc thuyền máy của địch. Minh Mạng, Thiệu Trị có đóng ba loại thuyền máy Yến phi, Vân phi, Vũ phi ; còn đến Tự Đức thì thôi, không đóng thuyền máy nữa. Sự trang bị rất là lạc hậu : Mỗi đội 50 người thì 4 người cầm vũ khí thô sơ như gươm, giáo, chỉ có 5 súng châm ngòi ; mỗi năm tập bắn có một lần, mỗi lần bắn 6 phát, chưa kể rằng khoa chăm sóc súng đạn rất kém ; súng gỉ, đạn ẩm là thường ; Pháp biết như thế nên nhiều lúc chúng nhằm đánh lúc mùa mưa. Đại bác ở các thành thì khá nhiều nhưng bắn gần, ít trúng, đạn là những cục gang hay cục đá, trúng ai chết nấy, không nổ, không chết người bên cạnh...

(Theo : Trần Văn Giàu, Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến
nhà Nguyễn trước 1858
, NXB Văn hoá, H., 1958, tr 50 – 51)

Về việc thực dân Pháp đẩy mạnh âm mẫu xâm lược Việt Nam trước năm 1858

... Đồng thời với những hoạt động, can thiệp, phá hoại về chính trị, thực dân Pháp tiến hành những vụ khiêu khích về quân sự. Những năm 1822 – 1825, Pháp cho tàu chiến vào Đà Nẵng đòi triều đình Huế thả giáo sĩ bị bắt, đòi tự do buôn bán...

Tháng 3 – 1847, hai tàu chiến Pháp tới Đà Nẵng. Thuyền trưởng cùng giáo sĩ Pháp ngang ; nhiên đi thẳng vào công quán hãm doạ. Tháng 4 – 1847, tàu chiến Pháp lại vào Đà Nẵng bắn phá chiến thuyền của triều đình Huế. Ở trong đất liền, giáo sĩ Pháp bắt buộc một số con chiên làm tay sai cho chúng. “Bọn giặc ngày càng hoạnh hoẹ, thường ngày lên bờ, ra vào thôn ổ. Có kẻ từ trước đã theo tà đạo thường đi lại nhòm ngó, ngầm báo tin cho giặc. Binh thuyền Tây ở ngoài bến cảng ràng buộc, thúc giục chúng”.

Dương sự thuỷ mạt – Khuyết danh

(Theo : Lịch sử Việt Nam, Tập II, NXB Khoa học Xã hội,
H.,1985, tr. 32 – 33)

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 11 (Nâng Cao)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Công Nghệ 11

Công nghệ 11 - NXB Giáo Dục

Địa Lý 11

Địa lý 11 - NXB Giáo dục

Địa Lý 11 Nâng Cao

Địa lý 11 Nâng cao - NXB Giáo dục

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

Sinh Học 11

Sinh học 11 - NXB Giáo dục

Giải bài tập Toán 11 Tập 1

Giải bài tập Toán lớp 11 - Tập 1

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Vật lý 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Sinh học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Giải bài tập Hóa học 11

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-4-2728

Tin Học 4

Sách Lớp 4 Cánh Diều

vo-bai-tap-mi-thuat-2-1038

Vở bài tập MĨ THUẬT 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

am-nhac-7-871

Âm Nhạc 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

giao-duc-the-chat-5-3026

Giáo Dục Thể Chất 5

Sách Cánh Diều Lớp 5

tin-hoc-9-967

Tin Học 9

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.