Sách Giáo Khoa 247

Khoa Học Tự nhiên 8 - Bài 26: Sự nở vì nhiệt | Cánh Diều

Xem chi tiết nội dung bài Bài 26: Sự nở vì nhiệt và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự nhiên 8 | Cánh Diều

(Trang 123)

Học xong bài học này, em có thể:

• Thực hiện thí nghiệm để chứng tỏ được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

• Lấy được một số ví dụ về công dụng và tác hại của sự nở vì nhiệt.

• Vận dụng kiến thức về sự truyền nhiệt, sự nở vì nhiệt, giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp trong thực tế.

Tháp Eiffel (Ép-phen) (hình 26.1) được xây dựng tại Paris (Pa-ri) nước Pháp, là một công trình kiến trúc nổi tiếng toàn cầu. Tháp được làm bằng sắt. Khi xây xong tháp cao 325 m. Vào mùa đông và mùa hè, tháp có chiều cao chênh lệch khoảng 17 cm. Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?

Hình 26.1. Tháp Ép-phen

I. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN

Để tìm hiểu về sự nở vì nhiệt của chất rắn, em hãy tiến hành thí nghiệm sau đây.

Chuẩn bị

(1) Ống kim loại rỗng, trên thân có bộ phận gắn ống dẫn nước nóng vào và ra, có lỗ để cắm nhiệt kế;

(2) Đồng hồ chỉ thị độ giãn nở có độ chia nhỏ nhất 0,01 mm;

(3) Hai thanh kim loại đồng chất (nhôm và đồng) có chiều dài bằng nhau;

(4) Giá đỡ ống kim loại rỗng, một đầu giá có bộ phận định vị thanh kim loại và điều chỉnh được, đầu còn lại có bộ phận lắp đồng hồ;

(5) Nước đun sôi (100 °C) và nước ở nhiệt độ phòng.

Tiến hành

• Lần 1: Đổ nước sôi qua phễu vào ống kim loại rỗng, trong ống có thanh nhôm, đợi kim đồng hồ chỉ giá trị ổn định, đọc và ghi lại số chỉ của đồng hồ.

Sau đó đổ nước ở nhiệt độ phòng vào ống kim loại rỗng để nhiệt độ ống trở về nhiệt độ phòng.

1. Khi nhận thêm hay mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật thay đổi thế nào?

(Trang 124)

• Lần 2 : Thay thanh nhôm bằng thanh đồng và tiến hành tương tự như lần 1.

Sau khi được làm nóng, chiều dài của thanh đồng và thanh nhôm tăng thêm bao nhiêu? Độ tăng chiều dài của thanh nào lớn hơn?

Hình 26.2. Bộ dụng cụ thí nghiệm sự nở vì nhiệt của vật rắn

2. Chiều cao của tháp Ép-phen vào mùa đông hay mùa hè lớn hơn? Vì sao?

Khi vật nóng lên, kích thước của vật tăng lên, ta nói vật bị nở vì nhiệt.

Làm thí nghiệm với các vật được làm bằng các chất khác nhau, ta thấy: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Em có biết

Bảng dưới đây cho biết độ tăng chiều dài của thanh có chiều dài 1 mét, được làm bằng các chất khác nhau.

Độ tăng nhiệt độ 1 °C 10°C 100 °C
Chất dùng làm thanh Độ tăng chiều dài (mm)
Hợp kim nickel — thép (Invax) 0,001 0,01 0,1
Gỗ (sồi) 0,003 0,03 0,3
Thuỷ tinh 0,009 0,09 0,9
Bạch kim 0,009 0,09 0,9
Thép 0,011 0,11 1,1
Bê tông 0,011 0,11 1,1
Sắt (iron) 0,012 0,12 1,2
Đồng thau 0,019 0,19 1,9
Nhôm (aluminium) 0,025 0,25 2,5

(Trang 125)

II. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ

Để tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất lỏng, em hãy tiến hành thí nghiệm sau đây.

Chuẩn bị

Ba bình giống nhau có gắn ống thuỷ tinh chứa lần lượt: rượu, nước và dầu; khay.

Tiến hành

• Điều chỉnh mực chất lỏng trong mỗi bình ngang nhau (đánh dấu vị trí mực chất lỏng ban đầu) (hình 26.3).

• Đặt ba bình chất lỏng vào cùng một khay, từ từ đổ nước nóng vào khay.

• So sánh mực chất lỏng ở mỗi ống thuỷ tinh sau khi đổ nước nóng vào khay.

Hình 26.3

Từ thí nghiệm trên và nhiều thí nghiệm khác cho thấy chất lỏng nở vì nhiệt. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Giống như chất rắn và chất lỏng, chất khí cũng nở vì nhiệt. Bảng 26.1 là số liệu thực nghiệm về độ tăng thể tích của 1 000 một số chất khi nhiệt độ của nó tăng thêm 50 °C (ở điều kiện áp suất chất khí không đổi).

Bảng 26.1. Độ tăng thể tích của 1.000 một số chất khi tăng thêm 50 °C (áp suất chất khí không thay đổi)

Chất khí Chất lỏng Chất rắn
Không khí: 183 Rượu: 58 Nhôm: 3,45
Hơi nước: 183 Dầu hoả: 55 Đồng: 2,55
Khí oxygen: 183 Thuỷ ngân: 9 Sắt: 1,80

3. Chất lỏng và chất khí nở vì nhiệt như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Chuẩn bị dụng cụ như hình 26.3, nếu đổ nước lạnh vào khay, hãy dự đoán sự thay đổi mực chất lỏng ở mỗi bình, sau đó tiến hành thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của em.

4. Dựa vào bảng 26.1, hãy nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi.

(Trang 126)

2. Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích.

3. Ở nhiệt độ bình thường khoảng 20 °C, thanh băng kép có hình dạng thẳng như hình 26.5a.

– Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh thay đổi hình dạng như thế nào?

– Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c), sau đó làm nóng thanh thì có hiện tượng gì xảy ra? Biết rằng băng kép này có thanh phía dưới nở vì nhiệt ít hơn thanh phía trên.

III. ỨNG DỤNG SỰ NỞ VÌ NHIỆT TRONG THỰC TIỄN

Sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng và khí được con người ứng dụng trong đời sống, ví dụ như để chế tạo: nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể từ 35 °C đến 42 °C (hình 26.4a), nhiệt kế kim loại đo nhiệt độ trong các lò nướng thức ăn từ 50 °C đến 300 °C (hình 26.4b), khí cầu (hình 26.4c),...

a)

b)

c)

Hình 26.4. Một số ứng dụng sự nở vì nhiệt

 Sự nở vì nhiệt được ứng dụng trong kĩ thuật như chế tạo băng kép. Băng kép được cấu tạo bởi hai thanh làm bằng hai chất nở vì nhiệt khác nhau, được gắn chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía thanh nở ít hơn. Do có tính chất này mà băng kép được sử dụng để đóng ngắt mạch điện tự động khi nhiệt độ thay đổi ở một số thiết bị điện như: bàn là, ấm đun nước,...

a) Băng kép

b)

c)

Hình 26.5. Ứng dụng của băng kép

 

(Trang 127)

IV. TÁC HẠI CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT

Bên cạnh nhiều công dụng, sự nở vì nhiệt cũng gây ra những tác hại. Ví dụ vào những ngày nắng nóng, các thanh ray bị nở vì nhiệt, nó có thể gây ra những lực rất lớn, có thể làm cong cả những thanh ray tàu hoả. Để ngăn chặn tác hại do sự nở vì nhiệt của các chất gây ra, trong từng trường hợp, người ta đưa ra các giải pháp thích hợp, ví dụ như: gối đỡ ở hai đầu cầu được làm bằng các con lăn thép (hình 26.6a), bia không đóng đầy chai (hình 26.6b), lắp van thoát khí ở nồi áp suất (hình 26.6c).

a) Gối đỡ đầu cầu

b) Chai bia không đóng đầy

c) Nồi áp suất có van thoát khí

Hình 26.6

Lọ thuỷ tinh có nắp xoay bằng sắt khi để lâu ngày, rất khó dùng tay mở nắp. Nếu hơ nóng nắp sắt này rồi mới xoay thì xoay dễ dàng hơn. Giải thích vì sao.

• Các chất lỏng và rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

• Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

• Sự nở vì nhiệt được ứng dụng nhiều trong cuộc sống.

Bài tập (Chủ đề 6)

1. Cùng một vật, vào mùa đông hay vào mùa hè thì vật có nội năng lớn hơn? Vì sao?

2. Khi một chất khí bị đốt nóng, các phân tử của nó sẽ thu được năng lượng. Giả sử có thể nhìn thấy các phân tử của khí nóng và khí lạnh (ở cùng áp suất), em sẽ thấy sự khác biệt nào trong chuyển động của chúng?

3. Đun ấm nước trên bếp điện. Mô tả và giải thích những quá trình truyền nhiệt xảy ra trong thời gian đun.

4. Vào những ngày hè nắng nóng, ở trong những ngôi nhà được xây bằng tường mỏng, xung quanh không có cây che, khi đóng kín cửa sổ ở mọi hướng, ta thấy rất nóng. Nếu mở các cửa sổ thì ta có thể thấy mát hơn không? Vì sao?

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự nhiên 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

lich-su-11-717

Lịch Sử 11

Lịch sử 11 - NXB Giáo Dục

giao-duc-the-chat-7-875

Giáo Dục Thể Chất 7

Sách Lớp 7 Cánh Diều

toan-9-tap-2-948

Toán 9 - Tập 2

Sách Lớp 9 Cánh Diều

toan-4-1084

Toán 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

cong-nghe-4-2726

Công Nghệ 4

Sách Lớp 4 Cánh Diều

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.