(Trang 102)
Học xong bài học này, em có thể:
• Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: điện trở, biến trở, chuông, ampe kế (ammeter), vôn kế (voltmeter), điôt (diode) và điôt phát quang.
• Mắc được mạch điện đơn giản với: pin, công tắc, dây nối, bóng đèn.
• Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì, rơle (relay), cầu dao tự động, chuông điện.
Người ta làm thế nào để mô tả cách mắc các thiết bị điện?
I. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN
1. Kí hiệu các thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện
Tuỳ theo mục đích sử dụng, người ta ghép các thiết bị điện với nhau bằng các dây dẫn điện, tạo thành một mạch điện. Để mô tả mạch điện, người ta dùng sơ đồ mạch điện. Dựa vào sơ đồ mạch điện có thể biết được các thiết bị điện xuất hiện ở trong mạch điện, cách ghép nối chúng và từ đó có thể lắp hoặc sửa chữa mạch điện. Để vẽ được sơ đồ mạch điện, cần dùng các kí hiệu theo các quy ước đã thống nhất.
Bảng 21.1 mô tả kí hiệu được quy ước của một số thiết bị điện trong sơ đồ mạch điện.
1.Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Một pin, một công tắc, một bóng đèn và các dây nối.
| Bảng 21.1. Một số kí hiệu thường dùng trong sơ đồ mạch điện
|
(Trang 103)
Ví dụ một sơ đồ mạch điện được vẽ như hình 21.1. Sơ đồ này cho biết mạch điện dùng hai pin, một công tắc, một ampe kế, một vôn kế, một bóng đèn và các dây nối. | Hình 21.1. Ví dụ một sơ đồ mạch điện | 1. Dùng các kí hiệu cho ở bảng 21.1, vẽ sơ đồ mạch điện hình 21.2: một pin, một công tắc, một biến trở, một đèn LED, một ampe kế. |
Có thể dùng mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện trên sơ đồ. Người ta quy ước chiều dòng điện trong mạch kín là chiều đi ra từ cực dương và đi vào cực âm của nguồn điện (hình 21.1).
|
Hình 21.2 |
2. Mắc mạch điện theo sơ đồ
Em hãy mắc một mạch điện để làm sáng một bóng đèn với các dụng cụ và yêu cầu sau.
Chuẩn bị Hai pin và đế lắp hai pin, công tắc, dây dẫn điện, bóng đèn. Tiến hành • Vẽ sơ đồ mạch điện với các thiết bị đã cho. • Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ khi công tắc đang mở. • Đóng và mở công tắc. Quan sát bóng đèn và mô tả hiện tượng khi đóng và mở công tắc. | 2. Chỉ ra chiều dòng điện chạy trong mạch điện đã mắc.
|
II. CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ THIẾT BỊ ĐIỆN
1. Các thiết bị an toàn
Trong quá trình sử dụng điện, do nhiều nguyên nhân làm cho dòng điện bị tăng lên đột ngột (chập điện) có thể làm hư hại mạch điện hoặc gây hoả hoạn.
Để giữ an toàn cho người và thiết bị, trong các mạch điện thường có các thiết bị an toàn.
Cầu chì
Có nhiều loại cầu chì (hình 21.3). Cầu chì được mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ ở mạch điện như hình 21.4. Nếu vì một lí do nào đó (ví dụ chập điện), dòng điện quá lớn, dây cầu chì bị đứt. Khi đó, dòng điện bị ngắt, thiết bị điện được bảo vệ an toàn. Sau khi sửa chữa, cần thay dây cầu chì mới.
(Trang 104)
a) Cầu chì dây | b) Cầu chì ống | Hình 21.4. Mạch điện có cầu chì
|
Hình 21.3. Hai loại cầu chì thường dùng |
3. Biết mạch điện dùng rơle ở hình 21.6 hoạt động theo cách sau: Khi đóng hoặc mở công tắc của rơle thì sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây của rơle, cuộn dây này sẽ đóng hay mở công tắc của mạch điện dùng đèn ở vị trí 1 hoặc 2. Hãy mô tả hoạt động của mạch điện khi rơle đóng công tắc mạch ở vị trí 1 và vị trí 2.
4. Các thiết bị an toàn như cầu chì, rơle và cầu dao tự động có mặt ở đâu trong lớp học hay nhà của em. Mô tả tác dụng của các thiết bị đó.
| Rơle Trong mạch điện, rơle hoạt động như một công tắc, dùng để đóng ngắt mạch điện có dòng diện lớn hoặc điều khiển các dòng điện theo mục đích khác nhau.
Cầu dao tự động Cầu dao tự động (còn gọi là aptômat) là thiết bị an toàn được mắc trong mạch điện (hình 21.7). Để có dòng điện chạy trong mạch ta đẩy cần gạt về phía ON. Khi cần ngắt mạch điện bằng tay, ta kéo cần gạt về phía OFF. Khi xảy ra sự cố làm dòng điện quá lớn, cầu dao sẽ tự động chuyển cần gạt về phía OFF. Sau khi sửa chữa xong, ta lại đẩy cần gạt về phía ON.
|
(Trang 105)
2. Chuông điện
Một dụng cụ điện phổ biến là chuông điện (hình 21.9). Khi có dòng điện chạy qua thì chuông sẽ phát ra tiếng kêu để báo hiệu. | |||||||||
Hình 21.9. Một loại chuông điện | Hình 21.10. Sơ đồ mạch điện của chuông điện
| 5. Biết mạch điện của chuông điện được mô tả như sơ đồ hình 21.10, dòng điện qua cuộn dây tạo ra lực hút là thép đàn hồi để búa gõ vào chuông. Dựa vào sơ đồ, giải thích tại sao chuông sẽ phát ra tiếng kêu liên tục? Hãy nêu ra một số trường hợp sử dụng chuông điện trong đời sống? | |||||||
2. Nêu các thiết bị điện mà em biết ở xe đạp điện. 3. Vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản mô tả nguồn điện của xe đạp điện cung cấp dòng điện cho còi (có vai trò như chuông điện). Vẽ sơ đồ mạch điện để mô tả cách mắc các bộ phận chính của đèn pin: hai pin (hai nguồn điện ghép nối tiếp), bóng đèn, công tắc và các dây dẫn điện.
• Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ mạch điện. • Trong các mạch điện thường có các thiết bị an toàn như cầu chì, rơle, cầu dao tự động. • Chuông điện là dụng cụ điện phát ra tiếng kêu khi có dòng điện chạy qua. | Em có biết Có hai cách mắc các thiết bị điện với nhau. Mắc nối tiếp là các thiết bị được ghép liên tiếp với nhau như hình 21.11a. Mắc song song là các thiết bị cùng được ghép song song với nhau như hình 21.1b. a) Mắc nối tiếp hai đèn b) Mắc song song hai đèn
|