Sách Giáo Khoa 247

Khoa Học Tự nhiên 8 - Bài 32: Hệ hô hấp ở người | Cánh Diều

Xem chi tiết nội dung bài Bài 32: Hệ hô hấp ở người và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự nhiên 8 | Cánh Diều

(Trang 152)

Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được chức năng của hệ hô hấp. Kể tên, nêu được chức năng và sự phối hợp các cơ quan của hệ hô hấp.

• Nêu được một số bệnh về hô hấp và cách phòng chống, từ đó vận dụng trong bảo vệ bản thân và gia đình. Trình bày được vai trò của việc chống ô nhiễm không khí liên quan đến các bệnh về hô hấp.

• Tranh luận trong nhóm và đưa ra được quan điểm nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá. Thiết kế được áp phích tuyên truyền không hút thuốc lá.

• Điều tra được một số bệnh về đường hô hấp trong trường học hoặc tại địa phương, nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh.

• Thực hành: Thực hiện được tình huống giả định hô hấp nhân tạo, cấp cứu người đuối nước.

Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100 m? Giải thích.

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ HÔ HẤP

Hình 32.1. Các cơ quan của hệ hô hấp và chức năng

ĐƯỜNG
DẪN
KHÍ
Xoang mũi
Làm sạch, làm ẩm, làm ẩm không khí

Cơ hoành

Tham gia cử động hô hấp

Hầu (họng)
Dẫn khí
Thanh quản
Dẫn khí, phát âm
Khí quản
Dẫn khí, làm sạch không khí, điều hoà lượng khí vào phổi
Phế quản
Dẫn khí, điều hoà
lượng khí vào phổi
Phổi
Trao đổi khí

1. Chức năng của hệ hô hấp là gì?

2. Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?

3. Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khi thở ra?

(Trang 153)

Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí (hình 32.1 và 32.2).

Quá trình hít vào đưa không khí giàu đi qua đường dẫn khí vào phổi, thực hiện trao đổi khí tại phế nang: từ phế nang đi vào mao mạch phổi và từ mao mạch phổi đi ra phế nang. Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển từ phế nang đến tế bào và từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa không khí giàu từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.

1. Lấy ví dụ về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan trong hệ hô hấp.

2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

 

 

 

Hình 32.2. Cấu tạo phổi, phế nang và sự trao đổi khí
giữa phế nang với mao mạch

Nhánh của động mạch phổi
(mang máu giàu )
Nhánh của tĩnh mạch phổi (mang máu giàu ) Mao mạch
Mao mạch Phế nang -
Thành phế nang
Hồng cầu

1. Vì sao khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc?

2. Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ?

Tìm hiểu thêm

Hình bên minh hoạ một mô hình phổi. Dựa vào kiến thức đã học về hô hấp, hãy giải thích:

• Điều gì xảy ra khi cầm nút thắt của quả bóng số 3 kéo xuống, sau đó thả ra.

• Làm một mô hình phổi sử dụng vật liệu tái chế phù hợp, giới thiệu các phần trong mô hình tương ứng với bộ phận của hệ hô hấp.

Ví dụ một mô hình phổi

 

1. Chai nhựa hoặc chai thuỷ tinh đã được cắt bỏ đáy. 2. Đục một lỗ trên nắp chai vừa đủ cho ống hút xuyên qua. Bịt kín nắp chai và phần tiếp giáp giữa ống hút và nắp chai.
3. Dùng dây chun buộc kín bóng bay số 1, số 2 vào đầu dưới của ống hút. 4. Cắt bỏ phần dưới bóng bay số 3, bịt kín vào đáy chai, buộc phần đầu lại.

(Trang 154)

Em có biết

Phương pháp ECMO

Phổi nhân tạo lần đầu tiên được thực nghiệm thành công vào những năm 1930, mở ra triển vọng cho phương pháp trao đổi qua màng ở ngoài cơ thể (ECMO). ECMO được sử dụng để cấp cứu người suy hô hấp nặng khi tim hay phổi hoặc cả hai không thể hoạt động bình thường. Máu được đưa ra khỏi cơ thể từ tĩnh mạch, qua màng lọc có chức năng như phổi của con người, màng lọc sẽ gắn kết máu với trước khi đưa trở lại vào cơ thể.

 

 

 

Phổi nhân tạo        Tĩnh mạch đùi

Tim nhân tạo         Động mạch đùi

Sơ đồ hoạt động phương pháp ECMO

 

4. Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá tác động như thế nào đến hệ hô hấp?

II. BẢO VỆ HỆ HÔ HẤP

Một số bệnh về hô hấp thường gặp là viêm đường hô hấp (viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản), viêm phổi, hen suyễn, cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng ( bệnh SARS, MERS, COVID-19,...). Để bảo vệ hệ hô hấp cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh hô hấp (hình 32.3)



Hình 32.3. Một số biện pháp phòng bệnh về hô hấp

Tiêm vaccine Giảm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh Giữ vệ sinh cá nhân
Không hút thuốc lá Phòng bệnh về hô hấp Giữ vệ sinh môi trường
Đeo khẩu trang Luyện tập thể dục, thể thao phù hợp Ăn uống đủ chất

 

1. Điều tra tỉ lệ mắc một trong số các bệnh hô hấp tại trường em đang học hoặc tại địa phương em đang sinh sống theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135. Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,... do bụi mịn và các hoá chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển, từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi. Do đó, để bảo vệ hệ hô hấp, chúng ta cần vệ sinh nơi ở sạch sẽ, xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.

(Trang 155)

Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hoá chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển của máu nên dẫn đến phá huỷ hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,... Khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc. Cần tăng cường cảnh báo về tác hại của thuốc lá và có những chính sách kinh tế, pháp luật phù hợp về việc sản xuất và kinh doanh thuốc lá.

3. Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

4. Gia đình em thường sử dụng những biện pháp nào để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp?

2. Lựa chọn một trong hai nội dung sau, hãy lập luận để bảo vệ ý kiến của mình về nội dung đó.

• Nên hay không nên hút thuốc lá.

• Nên hay không nên kinh doanh thuốc lá.

3. Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.

III. THỰC HÀNH HÔ HẤP NHÂN TẠO

1. Cơ sở lí thuyết

Hô hấp nhân tạo được sử dụng để cấp cứu người bị đuối nước, ngạt (bị vùi lấp, ngạt khí độc), điện giật,... dẫn đến ngừng thở, ngừng tim. Hô hấp nhân tạo giúp lưu thông không khí và lưu thông máu.

2. Các bước tiến hành

Trước tiên, cần loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp, gọi ngay cấp cứu (số máy 115) và tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân càng nhanh càng tốt theo các bước sau:

Bước 1: Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền phẳng, cứng; lau đờm rãi, lấy hết dị vật trong mũi, miệng; nới rộng quần áo.

Bước 2: Tiến hành ép tim và thổi ngạt trong 2 phút theo chu kì 30 lần ép tim thì thổi ngạt 2 lần liên tiếp. Các thao tác cần liên tục, dứt khoát, nhịp nhàng.

Kĩ thuật ép tim và kĩ thuật thổi ngạt thể hiện ở các hình 32.4 và 32.5

Kĩ thuật ép tim: Hai bàn tay người cấp cứu chồng lên nhau, đặt ở vị trí 1/2 phía dưới của xương ức, khuỷu tay để thẳng, vuông góc với ngực nạn nhân. Ấn mạnh cho lồng ngực lún xuống 3 – 5 cm, thực hiện với tốc độ 100 – 120 lần/phút (hình 32.4).

Hình 32.4. Kĩ thuật ép tim

(Trang 156)

Kĩ thuật thổi ngạt:

• Một tay giữ trán, một tay nâng cằm nạn nhân cho đầu ngửa tối đa (hình 32.5a).

a)

• Bóp mũi nạn nhân và đẩy hàm để miệng nạn nhân mở ra. Hít một hơi dài, áp khít miệng vào miệng nạn nhân, thổi mạnh đến khi thấy ngực phồng lên với tốc độ 15 – 18 lần/phút (hình 32.5b).

b)

 

Hình 32.5. Kĩ thuật thổi ngạt

Bước 3: Đánh giá xem nạn nhân có thở lại được không bằng cách quan sát màu sắc môi, kiểm tra mạch tại cổ,.. trong thời gian không quá 10 giây. Nếu chưa thấy dấu hiệu thở lại, tiếp tục thực hiện bước 2. Nếu nạn nhân có thể thở được, đặt nạn nhân nằm nghiêng, giữ ấm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

• Nhận xét việc thực hiện các thao tác của em trong mỗi bước thực hành hô hấp nhân tạo.

• Tại sao cần thực hiện hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân càng sớm càng tốt (thường trong 1 – 4 phút đầu tiên từ khi nạn nhân bị đuối nước)?

• Tại sao vị trí đặt tay khi ép tim là 1/2 phía dưới của xương ức?

• Tại sao khi thổi ngạt cần nâng cằm và bóp mũi của nạn nhân?

• Hệ hô hấp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường.

• Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp hoạt động phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí.

• Virus, vi khuẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc lá có thể gây ra một số bệnh về phổi và đường hô hấp như viêm mũi họng, viêm phổi, cúm, viêm đường hô hấp cấp, hen suyễn, ung thư phổi,...

• Giảm tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh hô hấp truyền nhiễm, tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ gìn môi trường sống trong lành, chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, thể thao thường xuyên giúp phòng các bệnh về phổi và đường hô hấp.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự nhiên 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-6-tap-1-130

Toán 6 - Tập 1

Sách Cánh Diều Lớp 6

lich-su-va-dia-li-4-232

Lịch Sử và Địa Lí 4

Sách Lớp 4 NXB Giáo Dục Việt Nam

dao-duc-2-1028

Đạo Đức 2

Sách Lớp 2 Kết Nối Tri Thức

tieng-anh-1-family-and-friends-29

TIẾNG ANH 1 (Family and Friends)

Sách Lớp 1 Giáo Dục Việt Nam

mi-thuat-5-1877

Mĩ Thuật 5

NXB Kết nối tri thức - Mĩ thuật 5

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.