Sách Giáo Khoa 247

Khoa Học Tự nhiên 8 - Bài 6: Nồng độ dung dịch | Cánh Diều

Xem chi tiết nội dung bài Bài 6: Nồng độ dung dịch và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Khoa Học Tự nhiên 8 | Cánh Diều

(Trang 36)

Học xong bài học này, em có thể:

• Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau.

• Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol.

• Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức.

• Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước.

Khi hoá chất rắn vào nước, có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan trong nước. Làm thế nào để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất và xác định khối lượng chất tan có trong một dung dịch?

1. Dung dịch bão hoà là gì?

2. Tính khối lượng sodium chloride cần hoà tan trong 200 gam nước ở 20°C để thu được dung dịch muối ăn bão hoà.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC

Khi cho một thìa muối ăn vào cốc nước và khuấy đều, ta được dung dịch muối ăn, trong đó các hạt muối ăn bị tan ra và phân bổ đều trong nước tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Trong quá trình này, muối ăn là chất tan, nước là dung môi và nước muối là dung dịch.

Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

1. Định nghĩa

Cho dần muối ăn vào cốc chứa 200 mL nước, khuấy đều cho đến khi muối ăn không thể hoà tan thêm được nữa, tách bỏ chất rắn không tan, ta thu được dung dịch bão hoà.

Lượng muối ăn hoà tan tối đa trong 100 gam nước tạo thành dung dịch bão hoà ở 20 °C là 35,9 gam. Người ta nói độ tan của muối ăn là 35,9 gam trong 100 gam nước ở 20 °C.

Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

Các chất khác nhau có độ tan khác nhau.

Ví dụ: Độ tan của NaCl trong nước ở 25 °C là 36 g/100 g .

(Trang 37)

2. Cách tính độ tan của một chất trong nước

Ví dụ

Tính độ tan của muối potassium chloride (KCl) ở 20 °C, biết 50 gam nước hoà tan tối đa 17 gam muối.

Ở 20 °C, 50 gam nước hoà tan tối đa 17 gam KCI.

Ở 20 °C, 100 gam nước hoà tan tối đa S gam KCl.

.
Vậy độ tan của potassium chloride trong nước ở 20 °C là 34 g/100 g .

Công thức tính độ tan của một chất ở nhiệt độ xác định là:

Trong đó:

 là khối lượng của chất tan được hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch bão hoà, có đơn vị là gam.

là khối lượng của nước, có đơn vị là gam.

3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của chất rắn trong nước

• Khi tăng nhiệt độ, độ tan của hầu hết các chất rắn đều tăng.

Ví dụ: Độ tan của đường ăn trong nước ở 30 °C là 216,7 gam trong khi ở 60 °C là 288,8 gam.

• Có một số chất khi tăng nhiệt độ, độ tan lại giảm.

II. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

Để biểu thị lượng chất tan có trong một lượng dung môi hoặc lượng dung dịch cụ thể người ta dùng khái niệm nồng độ dung dịch.

Có hai loại nồng độ dung dịch thường được sử dụng là nồng độ phần trăm và nồng độ mol.

1.Tính độ tan của muối sodium nitrate () ở 0 °C, biết để tạo ra dung dịch bão hoà người ta cần hoà tan 14,2 gam muối trong 20 gam nước.

 

2.
a) Có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 30 °C?

b) Có thể hoà tan tối đa bao nhiêu gam đường ăn trong 250 gam nước ở 60 °C?

(Trang 38)

1. Nồng độ phần trăm

Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch là:

Trong đó:

là khối lượng chất tan, có đơn vị là gam.

là khối lượng dung dịch, có đơn vị là gam.

Khối lượng dung dịch bằng tổng khối lượng chất tan và khối lượng dung môi.

1. Dung dịch D-glucose 5% được sử dụng trong y tế làm dịch truyền, nhằm cung cấp nước và năng lượng cho bênh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc sau phẫu thuật. Biết trong một chai dịch truyền có chứa 25 gam đường D-glucose. Tính lượng dung dịch và lượng nước có trong chai dịch truyền đó.

2. Từ muối ăn, nước và những dụng cụ cần thiết, nêu cách pha 500 gam dung dịch nước muối 0,9 %.

 

 

 

 

 

 

 

 

Ví dụ 1

Hoà tan 20 gam đường ăn trong 60 gam nước thu được dung dịch đường. Tính C% của dung dịch đường đó.

Khối lượng dung dịch đường là:

Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

C% = (%)

Nếu biết được nồng độ phần trăm của dung dịch thì ta có thể xác định được khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch theo các biểu thức sau:

Ví dụ 2

Muốn pha 300 gam dung dịch muối 10% cần dùng bao nhiêu gam muối và bao nhiêu gam nước?

Khối lượng chất tan cần dùng là:


Khối lượng nước cần dùng là:

.

(Trang 39)

Pha chế 100 gam dung dịch đường ăn (saccharose) 15%

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Cân điện tử, cốc thuỷ tinh (loại 250 mL), đũa thuỷ tinh.

• Hoá chất: Đường ăn, nước cất.

Tiến hành

Bước 1: Cân chính xác 15 gam đường ăn cho vào cốc dung tích 250 mL.

Bước 2: Cân lấy 85 gam nước cất, rồi cho dần vào cốc và khuấy nhẹ cho tới khi đường tan hết, thu được 100 gam dung dịch đường nồng độ 15%.


Hình 6.2. Thí nghiệm pha chế dung dịch đường ăn 15%

2. Nồng độ mol của dung dịch

Nồng độ mol (kí hiệu là ) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Đơn vị của nồng độ mol là mol/L và thường được kí hiệu là M.

Công thức tính nồng độ mol của dung dịch:   

Trong đó:

n là số mol chất tan, có đơn vị là mol.

V là thể tích dung dịch, có đơn vị là lít.

Ví dụ 3

Hoà tan hoàn toàn 42 gam sodium hydrogencarbonate () trong nước thu được 500 mL dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch này.

Số mol của có trong dung dịch là :

Nồng độ mol của dung dịch là :

Nếu biết được nồng độ mol của dung dịch ta có thể xác định được số mol chất tan và thể tích dung dịch theo các biểu thức sau :

 

 

3. Tính số gam chất tan cần để pha chế 100 mL dung dịch 0,1 M.

 

 

 

 

 

Em có biết

Có nhiều cách khác nhau để biểu thị nồng độ dung dịch. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, ngoài việc sử dụng nồng độ phần trăm và nồng độ mol, các nhà khoa học còn sử dụng thêm các loại nồng độ khác như nồng độ đương lượng và nồng độ molan.

(Trang 40)

Pha chế dung dịch sodium bicarbonate 0,2 M

Sodium bicarbonate (hay còn gọi là sodium hydrogencarbonate, ) là thành phần chính của thuốc muối được sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, y tế, vệ sinh vật dụng trong gia đình,... Để pha chế 100 mL dung dịch sodium bicarbonate 0,2 M có thể thực hiện theo thí nghiệm sau:

Chuẩn bị

• Dụng cụ: Cân điện tử, phễu thuỷ tinh, ống đong, bình tam giác (loại 250 mL).

• Hoá chất: , nước cất.

Tiến hành

Bước 1: Cân chính xác 1,68 gam muối cho vào bình tam giác.

Bước 2: Thêm 100 mL nước cất vào bình tam giác, khuấy đều cho muối tan hết, thu được dung dịch 0,2 M .


Hình 6.3. Thí nghiệm pha chế dung dịch sodium bicarbonate 0,2 M

Tìm hiểu thêm

Glucose được tạo ra từ các quá trình chuyển hoá thực phẩm và là một trong các nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể chúng ta. Với người bình thường, nồng độ glucose trong máu luôn được duy trì ổn định. Em hãy tìm hiểu và cho biết chỉ số nồng độ glucose trong máu của người bình thường nằm trong khoảng nào. Nếu chỉ số nồng độ glucose trong máu của một người lớn hơn mức bình thường thì người đó có nguy cơ mắc bệnh gì?

• Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi.

• Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hoà tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ, áp suất xác định.

• Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

• Nồng độ mol (kí hiệu là ) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.

---------------------------------------------
(*) Một cách gần đúng, có thể coi thể tích dung dịch muối là 100 mL.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Khoa Học Tự nhiên 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

lich-su-va-dia-li-5-phan-dia-li-236

Lịch Sử và Địa Lí 5 (Phần Địa Lí)

Sách Lớp 5 NXB Giáo Dục Việt Nam

giao-duc-the-chat-bong-chuyen-1166

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền

Giáo dục Thể Chất Bóng Chuyền 11

dao-duc-1-15

ĐẠO ĐỨC 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

am-nhac-va-mi-thuat-9-843

Âm nhạc và Mĩ thuật 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

toan-1-tap-mot-37

TOÁN 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.