Sau bài học này, em sẽ:
- Nêu được vai trò của việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
- Trình bày được các công việc cơ bản nuôi dưỡng và chăm sóc từng loại vật nuôi: vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản
Muốn vật nuôi khoẻ mạnh, lớn nhanh, ít bị bệnh thì cần nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi như thế nào? Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi non, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản có điểm gì khác nhau? |
1 - Vai trò của nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 10.1 và cho biết nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi bao gồm những công việc gì.
Hình 10.1. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi là công việc rất quan trọng, có ảnh hưởng tới hiệu quả chăn nuôi.
Nuôi dưỡng là cung cấp cho vật nuôi đủ chất dinh dưỡng (chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đủ lượng, phù hợp với từng giai đoạn và từng đối tượng vật nuôi.
Chăm sóc là quá trình con người thường xuyên quan tâm tới vật nuôi như tạo ra môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng....) trong chuồng nuôi phù hợp, vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.... đề vật nuôi được sống thoải mái, khoẻ mạnh và cho nhiều sản phẩm chăn nuôi nhất.
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Nếu cho vật nuôi ăn thừa hoặc thiều chất dinh dưỡng thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
Khi vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt chúng sẽ khoẻ mạnh, lớn nhanh, it bị bệnh, cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa...) chất lượng cao; người chăn nuôi có lãi và vật nuôi được đảm bảo phúc lợi động vật.
Phúc lợi động vật là việc đối xử tốt với vật nuôi để chúng có trạng thái, thể chất và tinh thần tốt nhất không bị đói, khát, tù túng, đau đớn, được thể hiện các tập tính tự nhiên thoải mái nhất. |
II - Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non
Đặc điểm chung của vật nuôi non là:
- Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt, dễ bị tác động bởi sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
- Chức năng của một số hệ cơ quan như hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị mắc bệnh.
Vì vậy, quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý những biện pháp sau:
- Giữ ẩm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.
- Chuồng nuôi phải luôn được làm vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, thông thoáng, yên tĩnh.
- Cho con non bú sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt.
- Tập cho vật nuôi non ăn sớm để bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt trong sữa mẹ.
- Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm.
a) Cho bê con bú thêm sữa
b) Sưới ẩm cho gà con
Hình 10.2. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non
KHÁM PHÁ
Quan sát Hình 10.2 và cho biết việc làm ở mỗi hình có tác dụng gl.
III – Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống
Vật nuôi đực giống là vật nuôi để phối giống trực tiếp với con cái hay lấy tình để thụ tinh nhân tạo. Mỗi con đực thường dùng phối giống cho hàng chục, thậm chí là hàng trăm con cái nên chúng có vai trò hết sức quan trọng.
Để vật nuôi đực giống có khả năng phối giống tốt và cho ra đời sau có chất lượng cao thì quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống cần chú ý những biện pháp sau:
- Cho ăn thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
- Cho ăn vừa đủ để chúng không quá béo hoặc quá gầy.
- Chuồng nuôi rộng rãi, phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
- Tắm chải và cho vật nuôi vận động thường xuyên.
- Khai thác tình hay cho giao phối khoa học.
KHÁM PHÁ
Đọc nội dung mục III kết hợp quan sát Hình 10.3, nêu ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống.
Vật nuôi đực giống
Khả năng phối giống tốt
Nuôi dưỡng tốt
Chăm sóc tốt
Thế hệ sau có chất lượng tốt
Hình 10.3. Ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi đực giống
KẾT NỐI NĂNG LỰC
Sử dụng intemet, sách, báo,... để tìm hiểu về tác hại của đực giống quá béo hoặc quá gầy.
IV – Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản
Vật nuôi cái sinh sản là các con cái được nuôi để đẻ con (với gia súc) hay đẻ trứng (với gia cầm). Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi cái sinh sản có ý nghĩa quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trứng và con non.
Mỗi gia súc cái sinh sản đều phải trải qua ba giai đoạn là hậu bị, chửa và đẻ con; gia cầm mải thì qua hai giai đoạn là hậu bị và đẻ trứng. Trong mỗi giai đoạn này. chúng có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau và cần được chăm sóc, nuôi dưỡng cho phù hợp.
KHÁM PHÁ
Đọc nội dung mục IV kết hợp quan sát Hình 10.4, nêu ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản.
Vật nuôi cái sinh sàn
Chăm sóc tốt
Đẻ nhiều
Nuôi dưỡng tốt
Thế hệ sau có chất lượng tốt
Hình 10.4. Ý nghĩa và biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi cái sinh sản
Giai đoạn hậu bị là giai đoạn từ khi vật nuôi cai sữa đến khi phối giống lần đầu (gia súc), giai đoạn từ 2 tháng tuổi đến khi vào đẻ (gia cầm). Cho vật nuôi hậu bị ăn ít hơn so với nhu cầu để chúng không quá béo và sẽ đề tốt. Với gia cầm, ngoài hạn chế ăn còn phải hạn chế ánh sáng để chúng không đề quá sóm khi cơ thể còn quá bé. Giai đoạn có chứa (mang thai) cần cho ăn vừa đủ để bào thai phát triển tốt, có khối lượng vừa phải, cho ra nhiều con non tốt. Con cải không được quả béo hoặc quá gầy (Hình 10.5a). Giai đoạn đẻ và nuôi con (tiết sữa) cần được cho ăn tự do theo nhu cầu để chúng tiết sữa được nhiều nhất, gia cầm đề nhiều trứng nhất (Hình 10.5b). |
Thời gian mang thai của một số vật nuôi: Thỏ: khoảng 29-31 ngày Mèo: khoảng 60-63 ngày Chó: khoảng 58 - 68 ngày Lợn: khoảng 113-115 ngày Dê: khoảng 145-157 ngày Bỏ: khoảng 280 - 283 ngày Trâu: khoảng 315-320 ngày Hình 10.5. Giai đoạn mang thai (a) và nuôi con ở bỏ (b) |
LUYỆN TẬP
1. Chọn từ hoặc cụm từ in nghiêng: phòng bệnh, tập cho vật nuôi non ăn sớm, kháng thể để hoàn thành các câu sau:
- Khi nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non cần chú ý cho chúng uống sữa đầu ngay vì sữa đầu có chất dinh dưỡng và ... (1)...
- Cần ... (2)... đề bỏ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
- Cần ... (3)... cho vật nuôi bằng cách tiêm vaccine, giữ vệ sinh sạch sẽ.
2. Vật nuôi non và vật nuôi trưởng thành có đặc điểm gì khác nhau? Thức ăn và cách chăm sóc vật nuôi non khác với vật nuôi trưởng thành như thế nào?
3. So sánh biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi nón, vật nuôi đực giống và vật nuôi cái sinh sản.
VẬN DỤNG
Quan sát hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình hoặc địa phương em và cho biết những công việc nào đã làm tốt, công việc nào làm chưa tốt. Trao đổi với người thân và đề xuất biện pháp khắc phục những việc chưa làm tốt trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.