Sau bài học này, em sẽ:
- Lập được kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi trong gia đình.
Ngày nay, vật nuôi trong gia đình đã trở thành những "người bạn" thân thiết của con người. Để nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi trong gia đình thì cần phải chuẩn bị những gì và chi phí như thế nào? |
I – Nhiệm vụ
Lập kế hoạch, tính toán chi phí để nuôi một loại vật nuôi trong gia đình. II –
II -Tiến trình thực hiện
1. Xác định giống vật nuôi phù hợp với gia đình (giống động vật gì, lí do lựa chọn).
2. Tìm hiều về những chi phí cần thiết cần chuẩn bị, bao gồm: con giống, chuồng nuôi, thức ăn, thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi. Lưu ý việc lựa chọn chủng loại, giá thành sản phẩm phải phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
3. Lập danh sách các chi phí theo mẫu bảng dưới đây.
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá ước tính (đồng)Đơn giá ước tính (đồng) | Chi phí dự tỉnh (đồng) |
1 | Giống | Con | ? | ? | ? |
2 | Chuồng (cũi, lồng) | Chiếc | ? | ? | ? |
... | ... | ? | ? | ? | ? |
Tổng chi phí | ? |
4. Tham khảo các Bảng và Hình 13.1, 13.2 và 13.3 đề tính các chi phí chi tiết. Từ đó tỉnh tổng chi phí khi nuôi một loại vật nuôi trong năm đầu tiên.
Bảng 13.1. Chi phí cơ bản để nuôi một số giống chó cảnh
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Đơn giá ước tính |
1 | Giống | Con | Giống chó nhỏ: - Chó Nhật: 1 500 000 - 2.000.000 (đồng) - Chó Fox: 2 500 000-3000 000 (đồng) - Chó Poodle: 5 000 000-7000 000 (đồng) - Chó Pug: 6000 000 - 8000.000 (đồng) • Giống chó to: - Chó ta: 300 000 - 500.000 (đồng) - Chó Phú Quốc: 3000000-5000 000 (đồng) - Chó Berger: 5 000 000 - 7000 000 (đồng) - Chó Alaska. 9 000 000-11 000 000 (đồng) |
2 | Chuồng (cũi) | Chiếc | - Chuồng inox nhỏ: 600 000-1500 000 (đồng) - Chuồng inox to: 2000 000-2500 000 (đồng) |
3 | Dụng cụ ban đầu (bát ăn, dây xích, vòng cổ, rọ mõm,...) | Bộ | 400 000-600 000 (đồng) |
4 | Thức ăn | • Giống chó nhỏ: - Thức ăn tự chế biến: 150000 - 200000 (đồng/tháng) - Thức ăn chế biến sẵn: 500000-600000 (đồng/tháng) Giống chó lớn: - Thức ăn tự chế biến: 250000-300000 (đồng/tháng) - Thức ăn chế biến sẵn: 80000-900000 (đồng/tháng) | |
5 | Phòng, trị bệnh (vaccine và các loại thuốc thú y) | 500 000-600 000 (đồng/năm) | |
6 | Chi phí khác (xà phòng, dầu tầm,...) | 30 000 - 50 000 (đồng/tháng) |
Hình 13.1. Một số giống chó cảnh
a) Chó Nhật
c) Chó Phú Quốc
d) Chó Alaska
b) Chó Poodle
Bảng 13.2. Chi phí cơ bản để nuôi một số giống mèo cảnh
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Đơn giá ước tính |
1 | Giống | Con | - Mèo ta: 300 000-500000 (ng) - Mèo Xiêm: 1500000 - 2000-600 (đồng) - Mèo Anh lông dài: 2000000-4000000 (đồng) - Mèo Ba Tư: 3 000 000-9000.000 (đồng) - Mèo Anh lông ngắn: 3.000.000 - 10.000.000 (đồng) |
2 | Chuồng (lồng) | Chiếc | 500 000-1000 000 (đồng) |
3 | Dụng cụ ban đầu (bát ăn, dây xích, vòng cổ,...) | Bộ | 400 000-600 000 (đồng) |
4 | Thức ăn | - Thức ăn tự chế biến: 250000 - 300.000 (đồng/tháng) - Thức ăn chế biến sẵn: 400000-500000 (đồng/tháng) | |
5 | Phòng, trị bệnh (vaccine và các loại thuốc thú y) | 500 000-600 000 (đồng/năm) | |
6 | Chi phí khác (xà phòng, dầu tầm,...) | 30 000 - 50 000 (đồng/tháng) |
Hình 13.2. Một số giống mèo cảnh
a) Mèo ta
b) Mèo Xiêm
c) Mèo Ba Tư
d) Mèo Anh lông ngắn
Bảng 13.3. Chi phí cơ bản để nuôi một số giống chim cảnh
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Đơn giá ước tính |
1 | Giống | Con | - Vẹt: 200 000-300 000 (đồng) - Sáo: 200000-300000 (đồng) - Chào mào: 300 000 - 500000 (đồng) - Cu gáy: 400 000-600000 (đồng) - Hoạ mi: 500 000-1000000 (đồng) |
2 | Lồng | Chiếc | 300 000-500 000 (đồng) |
3 | Dụng cụ (máng ăn, máng uống, bồn tắm,...) | Bộ | 100 000-200 000 (đồng) |
4 | Thức ăn | 40 000 - 50 000 (đồng/tháng) | |
5 | Phòng, trị bệnh | 80 000-100 000 (đồng/năm) |
Hình 13.3. Một số giống chim cảnh
a) Vẹt
b) Sáo
c) Cu gáy
d) Họa mi
III – Báo cáo kết quả
1. Nội dung báo cáo
- Lựa chọn loại vật nuôi nào? Lí do lựa chọn.
- Lựa chọn các điều kiện cần thiết trước khi nuôi. chuồng nuôi, thức ăn chê biên sẵn, thuốc thú y, dụng cụ chăn nuôi,... Chủng loại và giá thành của mỗi loại đồ dùng đó.
- Lập bảng tính toán chi phí chi tiết và tổng chi phí.
2. Trình bày kết quả
- Cấu trúc báo cáo đầy đủ nội dung, rõ ràng, chặt chẽ.
- Trình bày tự tin, thuyết phục.
- Hình thức báo cáo đẹp, phong phú, hấp dẫn.
VẬN DỤNG
Nam có ý định nuôi một loại vật nuôi trong gia đình. Em hãy giúp Nam lựa chọn loại vật nuôi phù hợp và lập kế hoạch, tính toán chi phí nuôi dưỡng, chăm sóc trong năm đầu.
IV – Đánh giá
Học sinh tự đánh giá kết quả thực hành và đánh giá chéo theo hướng dẫn của giáo viên.
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CHÓ CẢNH 1. Chọn giống chó để nuôi Chọn chó nuôi phải phù hợp với điều kiện kinh tế và hoàn cảnh sống. Ví dụ: nhà ở nông thôn thường chọn nuôi chó cảnh có nguồn gốc của Việt Nam như chó ta, chó Phú Quốc, chó H'mông (chó cộc); ở thành thị hay sống ở chung cư, có trẻ nhỏ,... thường nuôi chó có tầm vóc nhỏ như chó Pug, chó Chihuahua, chó Nhật. Nên mua chó từ 2 tháng tuổi trở lên, rõ nguồn gốc, nhanh nhẹn, hoạt bát và đã tiêm vaccine. 2. Thức ăn và cho ăn Thức ăn của chó cảnh phải đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi và giống chó. Nhìn chung, thức ăn phải có đủ các thành phần dinh dưỡng gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng. Hiện nay, trên thị trường có bán các loại thức ăn chế biến sẵn phù hợp với từng độ tuổi và nhiều giống chó cảnh. Cần cho chó ăn đúng giờ, đủ lương, đủ bữa phù hợp với lứa tuổi, giống chó. Ví dụ: Đối với chó con từ 2 đến 4 tháng tuổi cần được cho ăn 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 4 giờ, khi chó từ 4 đến 10 tháng tuổi thì cho ăn 3 bữa/ngày, với chó trên 10 tháng tuổi thì cho ăn 2 bữa/ngày. Sử dụng dụng cụ riêng đụng thức ăn, nước uống cho chó, tốt nhất là dụng cụ bằng inox chống gỉ dễ rửa. Sau mỗi bữa ăn, cần rửa sạch và để riêng cho ráo nước. Lưu ý: Khi chó còn nhỏ không nên cho ăn xương để tránh bị hóc, thùng ruột. 3. Chuồng nuôi và chăm sóc Chuồng hay cũi có thể được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau (Hình 13.4) nhưng phải có kích thước phù hợp với từng giống chó, khô ráo, ấm áp về mùa đông, mát mẻ vẻ mùa hè, có đủ ánh sáng, không bị gió lùa. Hình 13.4. Một số kiểu chuồng nuôi chó cảnh a) Chuồng inox b) Chuồng gỗ c) Chuồng nhựa Định kì tắm và dắt chó đi dạo, vận động khoảng 1 – 2 lần/ngày. Quan sát, theo dõi những biểu hiện bên ngoài của chó để phát hiện sớm những biểu hiện khi chó bị bệnh, từ đó có biện pháp điều trị bệnh kịp thời. Cần huấn luyện cho chó sớm, từ khi chó còn nhỏ. Trong đó, cần kiên trì lặp lại nhiều lần, khuyến khích hành vi "thuộc bài" của chó. Cần chú ý các bài huấn luyện cơ bản và đơn giản nhất như: đặt tên cho chó, tập cho chó ngồi, chó nằm, vào chuồng, đi vệ sinh đúng chỗ. 4. Phòng và trị bệnh cho chó Để phòng và trị bệnh cho chó, cần phải: - Thường xuyên làm vệ sinh chuồng hoặc khu vực xích chó. - Định kì 3 tháng phun thuốc diệt kí sinh trùng (ve, rận, nấm,...) ngoài da, tẩy giun sán bằng thuốc đặc hiệu. - Tiêm vaccine phòng các bệnh thường gặp khi chó được khoảng 6 – 8 tuần tuổi, tiêm sau khi cai sữa. Sau 12 tháng tuổi, tiêm phòng dại cho chó. Sau khi tiêm xong cần chăm sóc chó tốt hơn, kiêng tắm, kiêng thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tạnh ít nhất là 1 tuần (Hình 13.5). Hình 13.5. Tiêm phòng cho chó - Thường xuyên quan sát, theo dõi những biểu hiện bên ngoài của chó. Khi thấy chó có những biểu hiện khác thường như: nón, bỏ ăn, buồn bã, tiêu chảy.... phải liên hệ ngay bác sĩ thú y hoặc dưa chó đến phòng khám để điều trị kịp thời. |