Trang 88
A. VIẾT BIÊN BẢN MỘT CUỘC HỌP, CUỘC THẢO LUẬN
Văn bản thông tin có nhiều loại, trong đó có văn bản nhật dụng. Biên bản là một loại của văn bản nhật dụng, dùng để ghi chép về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc, giúp ta nắm bắt được đầy đủ, chính xác nội dung sự việc đã diễn ra. Nó được lưu lại như một hồ sơ, lúc cần được đưa ra như bằng chứng để đánh giá một vụ việc, vấn đề nào đó. Biên bản đòi hỏi được viết đúng thể thức, theo một quy cách riêng.
Thể thức của biên bản thông thường:
• Đầu biên bản, phía bên phải ghi quốc hiệu và tiêu ngữ; phía bên trái ghi tên cơ quan chức năng có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp, cuộc thảo luận hay xử lí vụ việc.
• Dưới từ “Biên bản", ghi khái quát vấn đề mà cuộc họp, cuộc thảo luận cần giải quyết hay nội dung của vụ việc cần xử lí, làm thành tên gọi của biên bản.
• Ghi thời gian và địa điểm diễn ra cuộc họp, cuộc thảo luận, xử lí vụ việc,...
• Ghi thành phần tham dự và tên người chủ trì, người thư kí.
• Ghi diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc với các nội dung cụ thể, theo đúng thực tế đã diễn ra (bao gồm các ý kiến tường trình, phát biểu và kết luận).
• Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, cuộc thảo luận hay cuộc xử lí vụ việc.
• Người chủ trì và thư kí (tuỳ trường hợp, có thể thêm người làm chứng) kí tên.
Trang 89
Phân tích biên bản tham khảo
BIÊN BẢN Bàn về kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" Thời gian: bắt đầu từ lúc 11h ngày 13 tháng 02 năm 2019. Địa điểm: phòng học lớp 6C. Thành phần tham dự. toàn thể học sinh lớp 6C. Vắng: 01 (bạn Trần Văn Th., có li do). Chủ trì: lớp trưởng Lê Tiến H. Thư kí: Nguyễn Thị Thanh T. Nội dung: bàn kế hoạch tổ chức hoạt động "Ngày Chủ nhật xanh" do nhà trường phát động, diễn ra vào ngày 17 tháng 02 năm 2019. 1. Lớp trường trình bày ý nghĩa của "Ngày Chủ nhật xanh" và nội dung hoạt động hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" theo sự phân công của trường. 2. Bố trí công việc: a. Làm băng rôn, căng ở vị trí quy định: tổ 1 (hoàn thành vào chiều thứ Bảy). b. Chuẩn bị loa đài: bạn N. (tham gia cùng các bạn lớp 6A, hoàn thành vào chiều thứ Bảy). c. Tham gia soạn nội dung phát thanh: bạn L. (tập đọc vào chiều thứ Bảy). d. Chuẩn bị dụng cụ lao động: các tổ nằm công việc được giao và phân công dụng cụ phù hợp: - Tổ 1: tham gia quét dọn phòng học và không gian trong trường. - Tổ 2: tham gia tưới và xén tỉa cây cảnh ở vườn hoa trong trường. - Tổ 3: tham gia khơi thông cống rãnh xung quanh trường. - Tổ 4: tham gia làm vệ sinh các công trình công cộng gần trường (phòng truyền thống xã, đài tưởng niệm). e. Bộ phận kiểm tra công việc: lớp trường, lớp phó phụ trách lao động. 3. Thảo luận về kế hoạch: - Ý kiến 1: đề nghị tiến hành hoạt động sớm, lúc 6h30. - Ý kiến 2: đề nghị điều chỉnh phân công công việc cho một số bạn. - Ý kiến 3: đề nghị chọn người chụp ảnh làm tư liệu (sau này sẽ đưa vào tập san). 4. Kết luận: Lớp trường tóm tắt những nội dung chính đã được thống nhất. Cuộc họp kết thúc vào hồi 11h30, ngày 13 tháng 02 năm 2019. |
Trang 90
Phân tích:
1. Nêu nhận xét chung về việc tuân thủ thể thức biên bản trong văn bản trên.
2. Vì sao biên bản phải có tên gọi và phải ghi đủ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự, người chủ trì, người thư kí?
3. Khi làm biên bản, nội dung nào cần được ghi chi tiết, cụ thể hơn cả?
4. Vì sao cuối biên bản phải có chữ kí của người chủ trì, người thư kí?
5. Ngôn ngữ của biên bản có đặc điểm gì dễ nhận biết?
Thực hành viết biên bản
1. TRƯỚC KHI VIẾT
- Hình dung lại các cuộc họp, thảo luận cần được ghi biên bản (cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức một hoạt động; cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện một dự án chung của lớp:...).
- Xác định tên gọi của biên bản, đồng nghĩa với việc lựa chọn nội dung cho biên bản sắp viết.
2. VIẾT BIÊN BẢN
Mục đích viết Ghi chép trung thực nội dung, diễn biến của cuộc họp, cuộc thảo luận nhằm xây dựng hồ sơ đáng tin cậy về cuộc họp. cuộc thảo luận đó. Người đọc Tất cả những người tham gia cuộc họp, cuộc thảo luận và những cá nhân, cơ quan muốn năm thông tin về cuộc họp. cuộc thảo luận đó. |
- Viết phần mở đầu theo đúng thể thức.
- Viết phần chính của biên bản dựa theo trình tự hợp lí cần có trong cuộc họp, thảo luận với những nội dung cụ thể (có đánh số rõ ràng).HỨC
- Viết chi tiết về những nội dung quan trọng của cuộc họp, thảo luận như kế hoạch triển khai, giải pháp dự kiến, phân công công việc.... ng việc. ONG.
- Thuật lại đầy đủ các ý kiến đi vào trọng tâm của buổi họp, thảo luận, nhất là những ý kiến có giá trị.
- Viết đầy đủ nội dung kết luận của người chủ trì.
- Ghi thời gian kết thúc cuộc họp, thảo luận và viết đầy đủ họ tên của người có trách nhiệm ki vào biên bản.
3. CHỈNH SỬA BIÊN BẢN
- Dựa vào phần Thể thức của biên bản thông thường để tự kiểm tra và chỉnh sửa:
- Xem xét lại sự phù hợp giữa nội dung biên bản và tên biên bản.
- Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của việc ghi chép những vấn đề quan trọng nhất được bản bạc, triển khai trong cuộc họp, cuộc thảo luận.
- Lược bỏ những ghi chép về các chi tiết không liên quan tới vấn đề chính của cuộc họp, cuộc thảo luận.
- Sửa lại ngôn ngữ diễn đạt nhằm bảo đảm sự chính xác và tính khách quan.
Trang 91
B. TÓM TẮT BẰNG SƠ ĐỒ NỘI DUNG CỦA MỘT VĂN BẢN ĐƠN GIẢN
Tóm tắt nội dung một văn bản đã đọc bằng sơ đồ là việc làm cần thiết để từng bước nâng cao, hoàn thiện kĩ năng đọc. Nếu thường xuyên thực hiện việc tóm tắt, người đọc sẽ rèn luyện được khả năng nắm bắt nhanh những thông tin chủ yếu của văn bản, bao quát tốt mối quan hệ giữa các bộ phận (các đoạn) trong văn bản.
Những sơ đồ hợp lí có thể giúp ta nhớ lại khá dễ dàng nội dung cốt lõi của những văn bản từng đọc.
Yêu cầu của việc tóm tắt bằng sơ đồ nội dung của một văn bản đơn giản:
• Làm nổi bật được nội dung chủ yếu của văn bản.
• Làm sáng tỏ được những mối liên hệ bên trong giữa các bộ phận chính của văn bản.
• Bảo đảm tính trực quan, thẩm mĩ, gây được ấn tượng tích cực về mặt thị giác để có thể hỗ trợ tốt cho trí nhớ.
Tham khảo sơ đồ tóm tắt nội dung văn bản Trái Đất - cái nôi của sự sống
Trái Đất
Một hành tình của hệ Mặt Trời
Có nước
Có sự sống đa dạng
Con người - Đỉnh cao của sự sống
Trang 92
Thực hành tóm tắt văn bản bằng sơ đồ
1. TRƯỚC KHI TÓM TẮT
- Xác định đúng nội dung cốt lõi của văn bản và hệ thống ý triển khai nội dung đó.
- Lựa chọn từ khoá phản ánh nội dung cốt lõi và các ý triển khai đã xác định được.
- Xác định mối liên hệ giữa các từ khoả.
Ví dụ: Khi tôm tất quan niệm của vua sư từ Mu-pha-sa về "vòng đời bất tận" (trong đoạn đầu văn bản Các loài chung sống với nhau như thế nào?), em cần thực hiện các bước sau:
a. Xác định nội dung cốt lõi của đoạn văn: những mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau giữa các loài trong cuộc sống, tạo thành một "vòng đời bất tận".
b. Xác định các từ khoá: chúng ta, linh dương, chết, cỏ.
c. Xác định mối liên hệ giữa các từ khoá: chúng ta ăn linh dương, chúng ta chết, chúng ta trở về với cô, linh dương ăn cô.
2. TÓM TẮT
- Vẽ các hình cụ thể chứa các từ khoá.
- Sắp xếp các hình (chứa từ khoá) theo trật tự thích hợp.
- Vẽ các đường cong, thằng hoặc mũi tên nối các hình (chứa từ khoá) với nhau.
3. CHỈNH SỬA
- Kiểm tra xem sơ đồ đã phản ánh đúng cách hiểu của bản thân về nội dung văn bản chưa.
- Xoá hay chỉnh sửa những chi tiết khiến người đọc sơ đồ có thể hiểu sai lệch điều bản thân muốn thể hiện hay chia sẻ về nội dung văn bản.
- Xem xét tính chính xác, phù hợp của việc xếp đặt vị trí các hình và việc thiết lập đường nối giữa chúng.