Trang 95
Khi đọc văn bản dưới đây, em cần chú ý những vấn đề sau:
• Nội dung của văn bản cho em biết thêm điều gì về sự sống trên Trái Đất?
• Từ mượn đã được dùng khá nhiều trong văn bản. Đó là những từ nào? Theo em, từ nào trong số đó có thể được thay thế bằng một từ thuần Việt hoặc từ mượn khác quen thuộc hơn? Vì sao?
• Sự sống được hình thành qua một quá trình dài đằng đẵng, nhưng việc huỷ diệt sự sống có thể chỉ diễn ra trong chớp mắt. Điều này gợi lên trong em cảm xúc và suy nghĩ gì?
Trang 96
Sinh vật trên Trái Đất được hình thành như thế nào?
NGUYỄN QUANG RIỆU (1)
Trái Đất khi mới được hình thành cách đây 4,6 tỉ năm, đã có một khí quyển (2) nguyên thuỷ chứa hi-đrô (3), a-mô-ni-ắc(4), mê-tan (5) và hơi nước. Có ý kiến cho rằng khí nguyên thuỷ (6) có thể tạo ra những loại phân tử hữu cơ trong tế bào. Quan niệm này đã được minh hoạ bằng cuộc thí nghiệm nổi tiếng thực hiện bởi nhà hoá học Min-lơ (Miller, người Mỹ) cách đây đã nửa thế kỉ. Nhà nghiên cứu Min-lơ đã điều chế được a-xít a-min(7), thành phần của chất đạm trong cơ thể, bằng cách tổng hợp những loại khí nguyên thuỷ trong phòng thí nghiệm. Có giả thuyết(8) khác cho rằng, bụi từ những sao chổi(9) và thiên thạch (10) đã gieo rắc trên hành tinh của chúng ta, mầm mống của sự sống dưới dạng vi sinh vật. Vấn đề liên quan đến nguồn gốc của sự sống trên Trái Đất và khả năng có sự sống trên các hành tinh khác vẫn còn đang được tranh luận. Đối tượng nghiên cứu này huy động các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực: thiên văn, vật lí, hoá học và sinh học.
Nước, một thành phần thiết yếu của những phản ứng hoá học, là dung môi (11) có khả năng hoà tan những phân tử, dẫn đến sự nảy nở của sự sống. Dưới ánh sáng Mặt Trời, khí các-bô-níc kết hợp với nước để biến thành glu-cô
(1) Nguyễn Quang Riệu (1932 – 2021): nhà vật lí thiên văn gốc Việt nổi tiếng thế giới, sống và làm việc chủ yếu tại Cộng hoà Pháp.
(2) Khí quyển: lớp không khí dày bao ngoài Trái Đất.
(3) Hi-đrô: một nguyên tố hoá học tồn tại ở thể khí.
(4) A-mô-ni-ắc: một hợp chất vô cơ. Ở điều kiện tiêu chuẩn, là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước.
(5) Mê-tan: thành phần chính của khí tự nhiên, khí dầu mỏ, khí bùn ao và đầm lầy.
(6) Khi nguyên thuỷ: chất khí có mặt sớm nhất khi khí quyển mới hình thành.
(7) A-xít a-min: những hợp chất hữu cơ, có tính dinh dưỡng, thường được sử dụng trong công nghệ thực phẩm, bổ sung dinh dưỡng và chế tạo phân bón.
(8) Giả thuyết: điều tạm nêu ra để giải thích một hiện tượng nào đó.
(9) Sao chổi: thiên thạch giống như những tàng nước đá khổng lồ trộn với bụi. Khi chúng di chuyển gần Mặt Trời thì nước đá và các khí phân từ bốc hơi. Một luồng gió từ Mặt Trời thổi vào sao chổi tạo thành một cái đuôi khí và bụi trông như cái chổi (chú thích của Nguyễn Quang Riệu).
(10) Thiên thạch. những mảnh hành tinh nhỏ quay xung quanh Mặt Trời và rơi xuống Trái Đất (chú thích của Nguyễn Quang Riệu).
(11) Dung môi chất lỏng hoà tan được chất khác để tạo thành dung dịch.
Trang 97
(đường) và ô-xi. Khí ô-xi bốc lên khí quyển và duy trì sự sống trên Trái Đất. Sự hô hấp của sinh vật dùng ô-xi để “đốt” glu-cô và sản xuất ra hơi nước và khí các-bô-níc cần thiết cho thực vật. Sự cộng sinh(1) giữa giới động vật và thực vật trên Trái Đất đã được thực hiện nhờ tác động hữu ích của Mặt Trời.
Điều đáng ngạc nhiên là sự phát hiện những vi sinh vật loại côn trùng nhỏ li ti, sống bên cạnh những suối nước nóng bỏng chìm sâu hàng nghìn mét dưới đáy biển, trong một môi trường tối tăm và nóng hàng trăm độ C! Bình thường ta không thể ngờ là môi trường này thích hợp với đời sống của sinh vật. Đây là những vùng rạn nứt trên vỏ Trái Đất có những miệng núi lửa phun vật chất mang tính dinh dưỡng(2). Chính những vi sinh vật lại được sinh sản trong môi trường khắc nghiệt này và được nuôi dưỡng bằng những vật chất phun ra từ trong lòng Trái Đất. Hiện nay các nhà khoa học đang phân vân và cho rằng sinh vật trên Trái Đất cũng có thể xuất phát từ những vi sinh vật sinh sống tận dưới đáy biển.
(Nguyễn Quang Riệu, Bầu trời tuổi thơ, NXB Giáo dục, 2002, tr. 75–76)