Trang 46
Nói và nghe
Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật
Sau một thời gian làm việc chăm chỉ, em đã có bài viết kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật. Nhiệm vụ của em bây giờ là tiếp tục "đóng vai" nhân vật để kể lại câu chuyện bằng giọng nói, cử chỉ, điệu bộ,... phù hợp. Nhưng làm thế nào đề câu chuyện hay hơn, hấp dẫn hơn và nhận được những phản hồi tích cực từ phía người nghe? Và nếu có những góp ý cho phần trình bày của em, em sẽ đón nhận và hồi đáp ra sao? Khi nghe bạn trình bày, em cần lắng nghe và phản hồi như thế nào cho phù hợp, hiệu quả?
1. TRƯỚC KHI NÓI
a. Chuẩn bị nội dung nói
Em cần đọc lại nhiều lần bài viết đã có của mình; tóm tắt thành đề cương, đánh dấu những chi tiết, sự kiện quan trọng không thể bỏ qua khi nói.
Mục đích nói Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện, giúp người nghe hiều được cốt truyện và nhân vật mà em đóng vai. Người nghe Thầy cô, bạn bè và những người quan tâm đến câu chuyện em kề. |
b. Tập luyện
Để kề tốt câu chuyện, em có thể tập luyện một mình hoặc cùng bạn bè, người thân. Tập kể như thể em đang kề chuyện thực sự trước lớp. Thử nhiều cách khác nhau đề tìm ra cách trình bày tốt nhất. Tập luyện nhiều giúp em tự tin hơn. Em có thể lựa chọn một trong hai hoặc kết hợp cả hai hình thức tập luyện sau:
+ Tập luyện một mình trước khi kể trên lớp.
+ Tập luyện trước nhóm bạn hoặc người thân và nhờ họ nhận xét, góp ý để hoàn thiện bài nói.
- Một số lưu ý khi tập luyện: xác định giọng kể khi đóng vai nhân vật (thân mật, hồi tưởng, nghiêm nghị, sôi nổi,...); lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ nếu cần thiết (bản nhạc, tranh ảnh, bản trình chiếu, đạo cụ,...); nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết hay đối thoại; nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể, phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ).
Trang 47
2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI
Khi trình bày bài nói, ngoài một số kĩ năng đã được học ở các bài trước, em nên chú ý một số điều sau:
- Tuỳ theo nhân vật mà em đóng vai, nội dung câu chuyện được kể mà có cách trình bày (giọng kể, cử chỉ,...) phù hợp.
- Cố gắng đóng vai nhân vật mà em lựa chọn, sử dụng hiệu quả ngôn ngữ cơ thể (động tác, điệu bộ, khẩu hình, nét mặt,...) đề câu chuyện được kể sinh động, hấp dẫn. Tăng cường tương tác để lôi cuốn người nghe.
- Giọng kể cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với lời người kể chuyện và lời của mỗi nhân vật; nội dung kề cần tập trung vào những sự việc, chi tiết độc đáo, thú vị, tránh cách kể chuyện đều đều, gây cảm giác buồn tẻ.
3. SAU KHI NÓI
Trao đổi về bài nói theo một số gợi ý sau:
Người nghe | Người nói |
• Trao đồi lại với người nói về nội dung và cách trình bày câu chuyện. • Nhận xét về bài kề (về nội dung hay cách thức kể chuyện) và đề xuất cách giải quyết theo hướng: Nếu là người nói, em sẽ kể những gì và kể như thế nào? | • Giải thích thêm về ý tưởng, cách tổ chức cốt truyện, cách đóng vai hoặc cách kể lại câu chuyện của mình; tiếp thu ý kiến góp ý về bài kề; nêu những ý tưởng, cách thức mới sau khi được nghe góp ý. • Trao đồi lại với các ý kiến nhận xét TRỊ của người nghe. |