Trang 32
VĂN BẢN 2
Trước khi đọc
Hẵn nhiều em có ước muốn được đặt chân đến một hòn đảo ngoài khơi xa lắc, chưa ai biết đến và thường hình dung ở đó có nhiều điều thú vị, ki diệu chở được khám phá.
Hãy tưởng tượng em đang ở vào tình huống đó. Em có thể chia sẻ với các bạn những điều kì diệu mà em được chứng kiến.
Đọc văn bản
Cây khế
Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Hai anh em chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng em. Hai vợ chồng người em thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. Thấy thế người anh sợ em tranh công, liễn bàn với vợ cho hai vợ chồng em ở riêng.
THEO DÕI Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện có gì đặc biệt? |
Người anh chia cho em được một gian nhà lụp xụp ở trước cửa có một cây khế ngọt. Còn người anh có bao nhiêu ruộng cho làm rẽ(1) và ngồi hưởng sung sướng với vợ. Thấy em không ta thán(2), lại cho là đần độn và không đi lại với em nữa.
Những ngày sung sướng nhất của hai vợ chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng chăm chút cho nên cây khế xanh mơn mởn, quả lúc lỉu sát đất, trẻ lên ba cũng với tay được.
Một buổi sáng, hai vợ chồng ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
DỰ ĐOÁN Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? |
Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!
Chim nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang(3), mang đi mà đựng!
Nói đi nói lại ba lần, chim mới vỗ cánh bay đi. Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bế dọc bề ngang vừa đúng ba gang.
(1) Làm rỡ: (người nghèo) nhận đất, ruộng.... để sản xuất sau đó nộp một phần sản phẩm, hoa lợi.... cho người chủ đất.
(2) Ta thán: than thở, than văn.
(3) Gang (hay gang tay): khoảng cách tối đa giữa đầu ngón tay cái và đầu ngón tay giữa khi bàn tay được căng ra, dùng làm đơn vị đo độ dài, thường khoảng 20 cm.
Trang 33
Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn cơm xong thì thấy gió mù mịt và một con chim rất lớn hạ xuống giữa sân, quay mặt vào nhà kêu mấy tiếng như chào hỏi. Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miễn, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả... Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc (1), Chim bay một vòng quanh đảo, rồi từ từ hạ xuống một cái hang.
Chim ra hiệu cho anh vào lấy gì thì lấy. Ngay cửa hang anh thấy toàn những thứ đá trong như thuỷ tinh và hổ phách (2) đủ các màu. Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về.
TƯỞNG TƯỢNG Một hang lòn đầy vàng, kim cương, thuỷ tinh, hổ phách... trông thế nào? |
Chim lại cất cánh trở về, bay qua hết biển cả đến rừng xanh, hết rừng xanh đến đồng ruộng, tới khi mặt trời đứng bóng thì chim đưa anh về đến nhà. Từ đấy, vợ chồng người em trở nên giàu có.
Tiếng đồn người em giàu có đến tai vợ chồng người anh. Hai vợ chồng người anh vội đến chơi hỏi chuyện. Nghe em thật thà kể hết đầu đuôi, người anh gạ đổi gia sản lấy túp lều và cây khế. Người em ưng thuận.
(1) Ngũ sắc: năm màu chỉnh thường được dùng trong trang trí (xanh, đỏ, vàng, đen, trắng).
(2) Hổ phách: nhựa cây (thường là nhựa thông) đã hoá đá, màu vàng nâu, trong suốt, thường dùng làm đồ trang sức, chữa bệnh.
Hai vợ chồng người anh mừng quýnh dọn đến ở túp lều. Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến. Một buổi sáng, hai vợ chồng thấy luồng gió mạnh nổi lên và ngọn cây khế rung chuyển. Hai người hớt hải chạy ra thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Họ vội tru tréo (1) lên:
Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt (2) thì tôi cậy vào đâu.
Chim liền đáp:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng!
Rồi bay vụt đi.
Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi. Mới đầu họ định mang nhiều túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải (3) lớn.
DỰ ĐOÁN Cái túi của vợ chồng người anh sẽ gây ra điều gì? |
Sáng hôm sau, chim đến. Người chồng tót ngay lên lưng chim, còn người vợ vái lấy vái để chim thần. Chim cũng bay mãi, bay mãi hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả rồi cuối cùng cũng đưa người anh đến cái đảo vàng giữa biển.
Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang, anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đẩy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm vàng dồn cả vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang.
Chim chờ lâu chốc chốc lại kêu lên mấy tiếng thúc giục. Mãi gần chiều anh ta mới lê được đến chỗ chim đợi. Muốn khỏi rơi, anh ta đặt tay nải dưới cánh chim rồi lấy dây buộc chặt vào lưng chim và cổ mình.
Chim lấy đà mãi mới cất cánh nổi. Trời đã về chiều, chim còn đang bay phía trên biển cả thì bỗng nổi cơn gió mạnh. Mang nặng, bay ngược gió, chim yếu dần, hai cánh rũ xuống. Tay nải vàng thốt nhiên (4) bị gió bật mạnh vào cánh chim. Chim buông xuôi hai cánh đâm bổ xuống biển.
Trong chớp mắt, người anh đã bị ngọn sóng cuốn đi với tay nải vàng và châu báu đầy người. Còn chim chỉ bị ướt lông, ướt cánh, chim lại vùng lên bay về núi về rừng.
(Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên), Văn học dân gian: những tác phẩm chọn lọc, Sđd, tr. 209 – 211)
(1) Tru tréo: la hét rất to, để nhiều người cùng biết, có ý ăn vạ.
(2) Ăn ráo ăn tiệt: ăn hết, không còn gì.
(3) Tay nải túi vải may theo lối xưa, có quai đeo, có dạng như một cái bọc, dùng để đựng đồ đi đường.
(4) Thốt nhiên (như đột nhiên): bất ngờ, bất chợt.
Trang 35
Sau khi đọc
TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Cây khế kể về chuyện gì? Em thích nhất chi tiết nào trong truyện?
2. Hãy tóm tắt truyện Cây khế.
3. Truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ quen thuộc chỉ thời gian quá khứ, không gian không xác định. Hãy tìm các từ ngữ đó trong truyện Cây khế.
4. Con chim đưa hai anh em ra đảo hoang có phải là con vật kì ảo không? Vì sao?
5. Trong lời kể của truyện cổ tích, tác giả dân gian thường xen vào những câu có dáng dấp ca dao, tục ngữ, lời có vẫn dễ thuộc, dễ nhớ. Trong truyện này, có câu nói nào như thế? Nhân vật nào đã nói câu nói đó?
6. Đào xa nơi con chim đưa người em đến có điều gì kì diệu? Điều kì diệu này đã giúp gi cho cuộc sống của người em sau đó?
7. Trong truyện, hai nhân vật người anh và người em luôn đối lập nhau về hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập giữa họ và nêu nhận xét về đặc điểm của hai nhân vật này.
8. Từ những kết cục khác nhau đối với người anh và người em, tác giả dân gian muốn gửi gắm bài học gỉ trong truyện này?
VIẾT KẾT NÓI VỚI ĐỌC
Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Cây khế. Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) kể về kết thúc đó.