Sách Giáo Khoa 247

Lịch Sử 12 (Nâng Cao) - Bài 5: Ấn Độ Và Khu Vực Trung Đông | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 5: Ấn Độ Và Khu Vực Trung Đông và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Lịch Sử 12 (Nâng Cao) | Giáo Dục Việt Nam

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ dâng cao và giành được thắng lợi cuối cùng. Tiếp đó, nhân dân Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng kinh tế – xã hội. Ở khu vực Trung Đông, tình hình ngày càng căng thẳng do sự tranh chấp quyền lợi giữa các nước đế quốc. Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Palextin, mặc dù đạt được những thành quả bước đầu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.

I – ẤN ĐỘ

Ấn Độ là nước lớn thứ hai ở châu Á, với diện tích gần 3,3 triệu km, dân số 1 tỉ 20 triệu người (năm 2000).

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập

Trong những năm 1945 – 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại bùng lên mạnh mẽ.

Năm 1946, ở Ấn Độ đã xảy ra 848 cuộc bãi công. Tiêu biểu là ngày 19 – 2 – 1946, hai vạn thuỷ binh trên 20 chiến hạm ở Bombay nổi dậy khởi nghĩa, hạ cờ Anh, tổ chức biểu tình chống đế quốc Anh, đòi độc lập dân tộc. Cuộc nổi dậy này nhanh chóng được sự hưởng ứng của các lực lượng dân tộc. Ngày 22 – 2, ở Bombay bắt đầu cuộc bãi công, tuần hành và mít tinh của quần chúng, thu hút 20 vạn công nhân, học sinh, sinh viên tham gia. Cuộc đấu tranh ở Bombay đã kéo theo nhiều vụ nổi dậy của nhân dân Cancúffa, Mađrát, Carasi,... và các cuộc xung đột vũ trang của nông dân với địa chủ và cảnh sát ở các tỉnh. Phong trào Tebhaga ("một phần ba") của nông dân đòi chủ đất hạ mức fỗ xuống 1/3 thu hoạch diễn ra ở nhiều địa phương, fiêu biểu là ở Bengan.

Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cancúffa tháng 2 – 1947.

Quy mô rộng lớn và khí thế của phong trào đấu tranh đã làm cho chính quyền thực dân Anh không thể tiếp tục thống trị Ấn Độ theo hình thức thực dân kiểu cũ được nữa, phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị cho Ấn Độ và người Anh sẽ rời khỏi Ấn Độ trước tháng 7 – 1948.

Maobáffon - Phó vương cuối cùng của Anh - đến Ấn Độ tháng 4 – 1947, đã thương lượng với Đảng Quốc đại và Liên đoàn Hồi giáo Ấn Độ, đề ra phương án độc lập cho Ấn Độ, được gọi là 'phương án Maobáffơn". Theo phương án này, Ấn Độ sẽ bị chia thành hai nước tự trị dựa trên cơ sở tôn giáo : Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Pakixfan của những người theo Hồi giáo.

Hình 16. Nêru (thứ nhất, bên trái) và Maobáttơn (bên phải) hội đàm về việc trao trả độc lập cho Ấn Độ

Trên cơ sở thoả thuận này, ngày 15 – 8 – 1947, Ấn Độ đã tách thành hai quốc gia : Ấn Độ và Pakixtan(1).

Không thoả mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc hoàn toàn trong những năm 1948 – 1950.

Ngày 30 – 1 – 1948, vị lãnh tụ kiệt xuất M. Ganđi bị bọn phản động cực đoan ám sát. Tuy vậy, Đảng Quốc đại do G. Nêru đứng đầu vẫn tiếp tục con đường đấu tranh vì độc lập dân tộc.

Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh buộc phải công nhận độc lập hoàn toàn của Ấn Độ. Ngày 26 – 1 – 1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hoà.

Nước Cộng hoà Ấn Độ được thành lập đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại do M. Ganđi và G. Nêru đứng đầu. Sự kiện này có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

(1) Khi đó, Pakixtan gồm hai phần ở phía tây và phía đông Ấn Độ. Ngày 26 - 3 - 1971, nhân dân miền Đông Pakixtan, vốn là cộng đồng người Bengan, đã nổi dậy đấu tranh vũ trang, tuyên bố tách khỏi Pakixtan, thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Bănglađét.

Hình 17. Lược đồ các nước Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

2. Công cuộc xây dựng đất nước

Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đã thực hiện những kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế – xã hội và văn hoá. Nhờ thành tựu của cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho gần 1 tỉ người và bắt đầu xuất khẩu. Sản xuất công nghiệp tăng, đặc biệt là công nghiệp nặng ; cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại.

Qua 7 kế hoạch 5 năm, nền công nghiệp Ấn Độ giữ được múc phát triển trung bình là 5%/năm. Ấn Độ chế tạo được máy móc, thiết bị ngành dệt, hoa chất, máy bay, tàu thuỷ, đầu máy xe lửa, ti vi màu,... Nhiều nhà máy điện (nhiệt điện, thuỷ điện, điện nguyên tử...) được xây dựng, đảm bảo nhu cầu về điện cho Ấn Độ,... Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng thứ 10 trong những nước sản xuất công nghiệp lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1995 đạt 7,4% ; năm 1998 : 6% ; năm 1999 : 7,1% ; năm 2000 : 3,9%.

Trong ba thập niên cuối thế kỉ XX, Ấn Độ đầu tư nhiều vào lĩnh vực công nghệ cao, trước hết là công nghệ thông tin và viễn thông, đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ... Cuộc "cách mạng chất xám" bắt đầu từ những năm 90 đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. Trong các lĩnh vực văn hoá, giáo dục và khoa học – kĩ thuật, Ấn Độ có những bước tiến nhanh chóng.

Năm 1974, Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử ; năm 1975 phóng vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất bằng tên lửa của mình. Năm 1996, với việc phóng thành công vệ tinh địa tĩnh, Ấn Độ trở thành một trong 6 nước() có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ. Đến năm 2002, Ấn Độ có 7 vệ tinh nhân tạo đang hoạt động trong vũ trụ.

Về đối ngoại, Ấn Độ thi hành chính sách hoà bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc. Ấn Độ là một trong những nước sáng lập Phong trào không liên kết. Vị thế của Ấn Độ ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 7 – 1–1972.

– Trình bày những nét chính của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ sau năm 1945.

– Nêu kết quả của cuộc "cách mạng xanh" ở Ấn Độ.

II – KHU VỰC TRUNG ĐÔNG

Khu vực Trung Đông (hay còn gọi là Tây Á) có diện tích 4,7 triệu km2 và dân số là 189 triệu người (năm 2000), bao gồm phần lớn các nước Ả Rập. Đây là khu vực có nguồn dầu mỏ chiếm 2/3 trữ lượng toàn thế giới và là nơi tiếp giáp với ba châu lục (Á, Phi, Âu). Cùng với kênh đào Xuyê, nơi này trở thành đầu mối giao thông quan trọng của thế giới. Do đó, Trung Đông luôn là mục tiêu nhòm ngó, tranh giành của các đế quốc phương Tây.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khu vực này bị Anh đô hộ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách hất cẳng Anh để khống chế Trung Đông. Mĩ thi hành chính sách lợi dụng mâu thuẫn giữa người A Rập và người Do Thái, ủng hộ chủ nghĩa phục quốc của người Do Thái, can thiệp vào vấn đề Palextin và Trung Đông. Sự xung đột giữa hai dân tộc Do Thái và A Rập Palextin ngày càng căng thẳng, người Anh không giải quyết nổi, buộc phải đưa vấn đề Palextin ra Liên hợp quốc.

(1) 6 nước có khả năng phóng vệ tinh lên vũ trụ là Nga, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ.

Hình 18. Lược đồ khu vực Trung Đông sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Theo Nghị quyết 181 (29 – 11 – 1947) của Liên hợp quốc, sự đô hộ của Anh bị huỷ bỏ và lãnh thổ Palextin bị chia làm hai quốc gia : một của người Ả Rập Palextin, một của người Do Thái. Ngày 14 – 5 – 1948, Nhà nước 5 Do Thái thành lập, lấy tên là Ixraen. Không tán thành Nghị quyết 181, ngày 15 – 5 – 1948, bảy nước A Rập đã tấn công Ixraen. Từ đó, xung đột giữa Ixraen và Palextin diễn ra liên miên.

Trải qua 4 cuộc chiến tranh(2), Ixraen đã chiếm toàn bộ lãnh thổ dành cho Palextin, bán đảo Xinai của Ai Cập (bán đảo này được trả cho Ai Cập năm 1979), cao nguyên Gôlan (Xiri) và miền Nam Libăng(3).

Ngày 28 – 5 – 1964, tại Giêruxalem, Tổ chức giải phóng Palextin (PLO) được thành lập, đã đoàn kết rộng rãi các lực lượng yêu nước đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng Palextin. Năm 1975, Liên hợp quốc công nhận quyền bất khả xâm phạm của nhân dân Palextin. Ngày 15 – 11 – 1988, Nhà nước Palextin ra đời. Tháng 3 – 1989, Y. Araphát được bầu làm Tổng thống đầu tiên của Nhà nước này.

(1) Ai Cập, Xiri, Libăng, Irắc, Gioócđani, Ả Rập Xêút và Yêmen.

(2) Lần thứ nhất vào tháng 5 - 1948, lần 2 : 1956, lần 3 : 1967, lần 4 : 1973.

(3) Tháng 5 – 2000, Ixraen rút hết quân khỏi Nam Libăng, chấm dứt 22 năm chiếm đóng (từ năm 1978).

Y. Araphát (1929 – 2004) theo đạo Hồi ; năm 1948, tham gia cuộc chiến tranh chống Ixraen, sau đó học đại học ở Ai Cập và làm công trình sư ở Côoét. Năm 1969, Araphát được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Tổ chức giải phóng Palextin (PLO), kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng.

Ngày 26 – 8 – 1993, Ixraen chấp nhận đàm phán với PLO trên nguyên tắc "đổi đất lấy hoà bình". Ngày 13 – 9 – 1993, sau 45 năm chiến tranh, lần đầu tiên một hiệp định hoà bình được kí kết giữa Ixraen và PLO, còn gọi là Hiệp định Gada – Giêricô.

Hiệp định hoà bình quy định PLO được quyền quản lí dải Gada và thành phố Giêricô, Ixraen rút quân khỏi hai khu vực nói trên, chính quyền tự trị của người Palextin được thành lập ở đây...

Hình 19. Cái bắt tay lịch sử giữa Chủ tịch PLO Araphát (bên phải) và Thủ tướng Ixraen Rabin

Thoả thuận này là một bước đột phá tích cực trong tiến trình dàn xếp hoà bình ở Trung Đông.

Ngày 28 – 9 – 1995, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mĩ B. Clinton, tại Nhà Trắng (Mĩ), Chủ tịch PLO Y. Araphát và Thủ tướng Ixraen I. Rabin đã chính thức kí hiệp định mở rộng quyền tự trị của người Palextin ở bờ Tây sông Gioócđan.

Ngày 23 – 10 – 1998, hai bên kí Bản ghi nhớ Oai Rivơ, theo đó Ixraen sẽ chuyển giao 27,2% lãnh thổ bờ Tây sông Gioócđan cho Palextin trong vòng 12 tuần,...

Tuy nhiên, tiến trình hoà bình ở Trung Đông tiến triển chậm, có lúc hầu như ngưng trệ. Cuộc xung đột giữa hai bên vẫn diễn ra liên tiếp.

Sau cuộc chiến tranh trắc (tháng 3 – 2003), nhóm "Bốn bên" (Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu, Nga và Mĩ) đưa ra kế hoạch hoà bình (thường được gọi là "Lộ trình hoà bình") để giải quyết cuộc xung đột giữa Ixraen và Palextin. Nhưng việc thực thi còn nhiều khó khăn vì hai phía Ixraen và Palextin chưa đạt được thoả thuận trong nhiều vấn đề cơ bản. Sau khi Araphát qua đời, Tổng thống mới của Palextin là M. Apbát (được bầu tháng 1 - 2005) tiếp tục cuộc đấu tranh, tìm kiếm giải pháp thương lượng với Ixraen.

– Lập bảng biên niên về tiến trình đấu tranh giải phóng của nhân dân Palextin từ năm 1947 đến nay.

– Quan sát hình 19, hãy giải thích tại sao gọi là "Cái bắt tay lịch sử" ?

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Trình bày những thành tựu xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành được độc lập.

2. Những nguyên nhân nào làm cho tình hình Trung Đông căng thẳng, không ổn định ?

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

cong-nghe-9-sua-chua-xe-dap-844

Công Nghệ 9 (Sửa chữa xe đạp)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

ngu-van-12-tap-mot-457

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

tieng-anh-8-explore-english-2927

Tiếng Anh 8 (Explore English)

Tiếng Anh 8 (Explore English)

cong-nghe-6-76

Công Nghệ 6

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

toandai-so-808

Toán_Đại Số

Sách Toán_Đại Số (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.