1. NỀN KINH TẾ CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á PHÁT TRIỂN KHÁ NHANH, SONG CHƯA VỮNG CHẮC
Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa, nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực. Ngoài ra các nước còn phải trồng các loại cây hương liệu, cây công nghiệp và phát triến công nghiệp khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho các nước đế quốc.
Ngày nay, việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á. Do có nguồn nhân công dồi dào, tài nguyên thiên nhiên và nguồn nông phẩm nhiệt đới phong phú, lại tranh thủ được vốn và công nghệ của nước ngoài, các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
Bảng 16.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Nam Á
(% GDP tăng so với năm trước)
Nước | 1990 | 1994 | 1996 | 1998 | 2000 |
In-đô-nê-xi-a Ma-lai-xi-a Phi-líp-pin Thái Lan Việt Nam Xin-ga-po | 9,0 9,0 3,0 11,2 5,1 8,9 | 7,5 9,2 4,4 9,0 8,8 11,4 | 7,8 10,0 5,8 5,9 9,3 7,6 | - 13,2 - 7,4 - 0,6 - 10,8 5,8 0,1 | 4,8 8,3 4,0 4,4 6,7 9,9 |
Nguồn: Niên giám thống kê nãm 2002 - NXB Thống kê. Hà Nội, 2003.
Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 -1996; 1998 - 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (Mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).
Những năm 1997 - 1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái Lan, sau đó lan ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế của nhiều nước, mức tăng trưởng giảm, sản xuất bị đình trệ, nhiều nhà máy phải đóng cửa, công nhân thất nghiệp.
Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe doạ sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị khai thác kiệt quệ; nguồn nước, không khí bị ô nhiễm nặng bởi các chất phế thải, đặc biệt là ớ các trung tâm công nghiệp.
2. CƠ CẤU KINH TẾ ĐANG CÓ NHỮNG THAY ĐỔI
Hiện nay đa số các nước trong khu vực đang tiến hành công nghiệp hoá bằng cách phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ thị trường trong nước và để xuất khẩu. Gần đây một số nước đã sản xuất được các mặt hàng công nghiệp chính xác, cao cấp.
Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
Bảng 16.2. Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của một số nước Đông Nam Á (%)
Quốc gia | Nông nghiệp | Công nghiệp | Dịch vụ | |||
1980 | 2000 | 1980 | 2000 | 1980 | 2000 | |
Cam-pu-chia Lào Phi-líp-pin Thái Lan | 55,6* 61,2* 25,1 23,2 | 37,1 52,9 16,0 10,5 | 11,2* 14,5* 38,8 28,7 | 20,5 22,8 31,1 40,0 | 33,2* 24,3* 36,1 48,1 | 42,4 24,3 52,9 49,5 |
* Số liệu năm 1990. (Nguồn: Niên giám thống kê 2000, 2002. NXB Thống kê, Hà Nội, 2001, 2003).
Dựa vào hình 16.1 và kiến thức đã học, em hãy:
- Nhận xét sự phân bố của cây lương thực, cây công nghiệp.
- Nhận xét sự phân bố của các ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo máy, hoá chất, thực phẩm.
Trong thời gian qua Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao song chưa vững chắc.
Cơ cấu kinh tế của các nước Đông Nam Á đang thay đổi, phản ánh quá trình công nghiệp hoá của các nước.
Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu tại các vùng đồng bằng và ven biển.
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hoá nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
2. Dựa vào bảng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
Bảng 16.3. Sản lượng một số vật nuôi, cây trồng năm 2000
Lãnh thổ | Lúa (triệu tấn) | Mía (triệu tấn) | Cà phê (nghìn tấn) | Lợn (triệu con) | Trâu (triệu con) |
Đông Nam Á Châu Á Thế giới | 157 427 599 | 129 547 1 278 | 1 400 1 800 7 300 | 57 536 908 | 15 160 165 |
3. Quan sát hình 16.1, cho biết khu vực Đông Nam Á có các ngành công nghiệp chủ yếu nào? Phân bố ở đâu?