1. Hoạt động của học sinh
- Chuẩn bị ở nhà:
+ Chuẩn bị giấy, bút, la bàn, thước kẻ 30cm, thước dây, dây dài 20 mét.
+ Thu thập trước một số thông tin về sự vật, hiện tượng địa lí, lịch sử liên quan đến địa điểm được chọn để nghiên cứu, tìm hiểu.
- Đi thực địa:
+ Nghe báo cáo chung hoặc một vài học sinh nêu những thông tin tự thu thập được.
+ Đo, vẽ hình dạng, kích thước của địa điểm được tìm hiểu.
+ Mô tả sự vật, hiện tượng được tìm hiểu trên thực địa.
- Sau thực địa:
+ Trao đổi nhóm, phân tích những hiện tượng, sự vật, thông tin thu thập được về địa điểm được nghiên cứu.
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu về địa điểm.
2. Nội dung cần tìm hiểu
a) Tên gọi, vị trí địa lí của địa điểm: nằm ở đâu trong xã, thôn, huyện; gần những công trình xây dựng, đường sá hoặc sông, núi nào của địa phương.
b) Hình dạng và độ lớn: Hình dạng, diện tích, cấu trúc trong, ngoài.
c) Lịch sử phát triển của địa điểm. Được xây dựng từ khi nào, hiện trạng hiện nay.
d) Vai trò và ý nghĩa của địa điểm:
- Đối với nhân dân trong xã, huyện.
- Đối với nhân dân của tỉnh, nhân dân cả nước.