(Trang 78)
- Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm thông qua thí nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video.
- Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một số cách bảo quản thực phẩm (làm lạnh, sấy khô,...).
- Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
Hãy kể tên những nấm gây hỏng thực phẩm mà em biết.
1. Nấm gây hỏng thực phẩm
Thực phẩm nếu không bảo quản đúng cách dễ bị nhiễm nấm mốc. Nấm mốc có thể làm thay đổi màu sắc, hình dạng, mùi vị của thực phẩm, tạo ra độc tố có hại cho sức khoẻ. Sử dụng các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, gây tác hại cho gan, thận, gây rối loạn tiêu hoá, có thể gây ung thư, thậm chí dẫn đến tử vong.
Quan sát hình 1, 2 và cho biết:
1. Thực phẩm ở hình 1, 2 đã thay đổi như thế nào về màu sắc, hình dạng,... sau một khoảng thời gian? Vì sao?
2. Nấm mốc mọc trên thực phẩm thường có màu gì?
Bánh mì mới sản xuất | Bánh mì để trong phòng thời tiết bình thường sau nhiều ngày |
Hình 1
Qủa cam | Quả cam bị mốc sau nhiều ngày để trong phòng |
Hình 2
1. Làm cách nào để nhận biết thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc?
2. Nấm mốc gây những tác hại gì?
2. Nguyên nhân gây hỏng thực phẩm và cách bảo quản
1. Quan sát hình 3, đọc thông tin và cho biết:
Những nguyên nhân nào có thể gây hỏng thực phẩm?
NGUYÊN NHÂN | ||||
Nhiệt độ cao | Nấm mốc phát triển | Gây hỏng thực phẩm | ||
Độ ẩm cao |
Hình 3
Em có biết?
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên có nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các nấm mốc phát triển và gây hỏng thực phẩm.
(Trang 80)
2. Quan sát hình 4 và nói một số cách bảo quản thực phẩm.
Dây ngâm đường | Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh |
Cá mực khô | |
Thực phẩm sấy khô |
Hình 4
3. Những cách bảo quản thực phẩm trên có tác dụng gì?
Em có biết?
Các loại thực phẩm như cá , thịt, nho, mít,... có thể được bảo quản lâu dài bằng các phương pháp sấy khô và giữ trong điều kiện chân không (loại bỏ hoàn toàn không khí).
Tìm hiểu và chia sẻ những cách bảo quản thực phẩm ở gia đình em.
3. Một số nấm độc
Nấm độc có chứa độc tố. Khi người bị ngộ độc nấm, các cơ quan như tiêu hoá, thần kinh bị ảnh hưởng, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
(Trang 81)
Quan sát hình 7 về một số nấm độc, mô tả hình dạng, màu sắc, nơi sống của chúng.
Nấm độc đỏ | Nấm độc tán trắng |
Hình 5
1. Vì sao không được ăn nắm lạ?
2. Nếu gặp nấm lạ thì em nên làm gì? Vì sao?
Em đã học • Có một số nấm có hại đối với đời sống của con người và sinh vật. Trong đó có nhiều nấm gây hỏng thực phẩm. • Thực phẩm có thể bị hỏng do tác động của các nấm mốc gây hại. Để bảo quản thực phẩm, chúng ta cần sử dụng một số biện pháp như sấy khô, làm lạnh,... • Không ăn các nấm lạ và thực phẩm bị nhiễm nấm mốc để tránh ngộ độc. | Em có biết? - Các nấm độc có hình dạng và màu sắc khác nhau. Có nhiều nấm độc có màu sắc sặc sỡ để thu hút côn trùng, phần mũ nấm có thể chứa những đốm đỏ, trắng hoặc đen. Có một số nấm độc mà động vật có thể ăn được nhưng người thì không ăn được. - Khi bị ngộ độc do ăn phải nấm độc cần được cấp cứu tại bệnh viện. |
Em có biết?
1. Phát hiện dấu hiệu của thực phẩm đã bị nhiễm nấm mốc.
2. Biết bảo quản thực phẩm theo một số cách đơn giản.
3. Cảnh giác không ăn nấm lạ để tránh bị ngộ độc.