(Trang 74)
- Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video.
- Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ: làm bánh mì,...) thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video.
Hãy kể tên những nấm mà em biết trong hình 1.
Hình 1
1. Nấm dùng làm thức ăn (nấm ăn)
Nấm ăn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp nhiều loại vi-ta-min, chất xơ, chất đạm,... có lợi cho sức khoẻ của con người.
1. Quan sát hình 2, nêu tên và mô tả đặc điểm hình dáng, màu sắc của các nấm ăn.
Nấm rơm | Nấm tai mèo (mộc nhĩ) | Nấm sò |
Nấm kim châm | Nấm hương |
Hình 2
2. Hãy nêu tên một số nấm ăn khác mà em biết và chia sẻ với bạn theo sơ đồ gợi ý bên.
3. Kể tên một số nấm mà gia đình em thường sử dụng trong các bữa ăn.
Hình dạnh | ||
Nơi sống | Tên nấm ăn | Màu sắc |
1. Hãy xác định tên của các nấm ăn ở hình 3, dựa vào các cụm từ gợi ý sau: nấm mỡ, nấm đùi gà, nấm rơm.
Hình 3
2. Hãy chia sẻ về các món ăn được làm từ nấm mà em biết.
Em có biết?
Có nhiều nấm được sử dụng làm thuốc trong y học cổ truyền như nấm linh chi, nấm đông trùng hạ thảo (Hình 4),... Các nấm quý này giúp tăng cường sức khoẻ và hỗ trợ điều trị một số bệnh cho con người.
Nấm linh chi | Nấm đông trùng hạ thảo |
Hình 4
(Trang 76)
2. Nấm men
Người ta sử dụng nấm men để tạo ra các sản phẩm đa dạng như làm bánh mì, bánh bao, lên men rượu trong sản xuất rượu, bia....
1. Quan sát hình 5 và đọc thông tin về quy trình làm bánh mì.
Chuẩn bị: Nguyên liệu: bột mì: 300 g; nấm men (men nở): 5 g; đường: 20 g; nước ấm: 200 ml. Dụng cụ: ca, bát, lò nướng, đũa, cân, đồng hồ, găng tay,... Tiến hành: Bước 1. Cho men nở, đường, nước ấm vào ca rồi trộn đều. Bước 2. Cho hỗn hợp vừa làm ở bước 1 vào bát bột mì và nhào kĩ. Bước 3. Ủ bột trong khoảng 30 đến 40 phút với khăn ẩm, để nấm men phát triển, tăng độ nở cho bột. Bước 4. Cho bột lên mặt phẳng, tiến hành cán bột cho đến khi bột chuyên sang trạng thái mịn, dai và kéo được mỏng. Chia bột thành khối nhỏ và tạo hình phù hợp. Bước 5. Ủ khoảng 40 đến 60 phút, đậy kín bánh bằng khăn ướt. Bước 6. Nướng bánh ở 170 đến 200 °C trong khoảng 15 đến 20 phút cho đến khi bánh chín vàng đều | Hình 5: Quy trình làm bánh mì |
2. Thực hành từ bước 1 đến bước 3.
Báo cáo kết quả: Nhận xét về độ nở của bột mì trước và sau khi ủ.
(Trang 77)
1. Nấm men có tác dụng gì trong quy trình làm bánh mì nêu trên?
2. Giai đoạn ủ ở bước 3 có tác dụng gì?
3. – Nêu tên các sản phẩm trong hình 6 và cho biết vai trò của nấm men trong việc tạo ra các sản phẩm đó.
Hình 6
- Tìm hiểu và chia sẻ những ứng dụng khác của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.
Em đã học • Một số nấm được dùng làm thức ăn có hình dáng, màu sắc khác nhau. Ví dụ: nấm hương, mộc nhĩ, nấm sò, nấm kim châm,... • Nấm men được ứng dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm lên men có giá trị cao như bánh mì, rượu, bia,... | Em có biết? Hình 7 "Nấm báo mưa" (Phallus indusiatus) có ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt ở vùng nhiệt đới. Nấm thường xuất hiện sau cơn mưa ở ven đường rừng hoặc ven rừng. Nấm có mùi hôi đặc trưng, thu hút côn trùng là những sinh vật giúp nó phát tán bào tử đi khắp nơi. Nấm báo mưa có hàm lượng dinh dưỡng cao nên được sử dụng làm thực phẩm và làm thuốc. (Theo Ventenat ÉP., 1798) |