(Trang 14)
Học xong bài này, em sẽ:
|
Em hãy cho biết đỉnh núi nào cao nhất nước ta. Đỉnh núi đó thuộc vùng nào của Việt Nam?
1 Vị trí địa lí
? Quan sát hình 1, em hãy:
|
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nằm ở phía bắc nước ta. Đây là vùng duy nhất của Việt Nam giáp với Trung Quốc. Bên cạnh phần đất liền rộng lớn, vùng này còn có biển ở phía đông nam.
(Trang 15)
Hình 1. Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
2 Đặc điểm thiên nhiên
Địa hình
? Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy:
|
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều dạng địa hình khác nhau như: núi, đồi, cao nguyên,... Nơi đây có các dãy núi thấp hình cánh cung và dãy Hoàng Liên Sơn cao, đồ sộ nhất nước ta, trên đó có đỉnh Phan-xi-păng cao 3 143 m, được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương".
Em có biết? Dãy Hoàng Liên Sơn dài khoảng 180 km. Trên dãy núi này có nhiều cây hoàng liên nên được gọi là dãy Hoàng Liên Sơn. |
Trung du và miền núi Bắc Bộ còn có vùng trung du với các đồi dạng bát úp và các cao nguyên nổi tiếng như: cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La)....
(Trang 16)
Khí hậu
Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả khí hậu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hãy giới thiệu về một số bức ảnh tuyết rơi ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mà em đã sưu tầm. |
Hình 2. Tuyết rơi ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai)
Khí hậu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có sự khác biệt giữa mùa hạ và mùa đông. Mùa hạ nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và ít mưa. Không nơi nào trên đất nước ta có mùa đông giá rét như nơi đây. Một số vùng núi cao vào mùa đông đôi khi có tuyết rơi như: Sa Pa (tỉnh Lào Cai), Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn)....
Sông ngòi
?
|
Hình 3. Một đoạn sông Đà chảy qua tỉnh Sơn La
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều sông, suối; trong đó sông Hồng, sông Đà, sông Lô là những sông lớn. Sông Đà và sông Lô là hai sông đổ nước vào sông Hồng. Do địa hình dốc nên sông ở đây có nhiều thác ghềnh, nước chảy mạnh, đặc biệt là sông Đà.
3 Ảnh hưởng của thiên nhiên đối với đời sống và sản xuất
? Đọc thông tin, em hãy nêu ảnh hưởng của địa hình, khí hậu, sông ngòi đối với đời sống và sản xuất của người dân. |
Trung du và miền núi Bắc Bộ có địa hình đa dạng, khí hậu với mùa đông lạnh là điều kiện để phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây xứ lạnh (đào, lê, mận, hồi, thảo quả, su su, bắp cải,...). Trên các cao nguyên có nhiều
(Trang 17)
đồng cỏ để chăn nuôi gia súc (trâu, bò, dê,...). Sông ngòi trên địa hình dốc tạo điều kiện để phát triển thuỷ điện. Đây còn là vùng có nhiều cảnh đẹp để phát triển du lịch.
Tuy nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi của vùng cũng gây ra nhiều thiên tai như: lũ quét, sạt lở đất, rét đậm, rét hại,... ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất. Bên cạnh đó, địa hình dốc, phức tạp là trở ngại đối với giao thông vận tải và xây dựng.
4 Một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai
Đọc thông tin và kết hợp với hiểu biết của bản thân, em hãy đưa ra một số biện pháp bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. |
Để bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai, cần có một số biện pháp sau:
- Nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ thiên nhiên và phòng chống thiên tai.
- Tích cực trồng rừng, bảo vệ rừng và sử dụng đất hợp lí.
- Tổ chức định canh, định cư, ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.
- Tập huấn kĩ năng phòng chống thiên tai cho người dân.
Em có biết?
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng chống một số thiên tai ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Cách phòng chống giá rét
- Che chắn nhà cửa kín gió, sưởi ấm đúng cách. Người già, trẻ nhỏ hạn chế ra khỏi nhà, đặc biệt là vào ban đêm.
- Bảo đảm nguồn thức ăn và giữ ẩm cho đàn gia súc, gia cầm; sử dụng rơm rạ, cỏ khô, ni lông,... để che phủ cho cây trồng;...
Dấu hiệu nhận biết Lũ quét: Mưa lớn nhiều ngày; nước sông, suối chuyển màu đục; có tiếng động bất thường;... Sạt lở đất: Mưa lớn nhiều ngày; cây nghiêng; tường nhà, sườn đồi xuất hiện vết nứt; mặt đất phóng lên;... | Cách phòng chống lũ quét, sạt lở đất - Không xây dựng nhà ở khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất. - Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết. - Chủ động quan sát các dấu hiệu lũ quét, sạt lở đất. - Sẵn sàng sơ tán khi cần thiết. |
(Trang 18)
1. Quan sát các hình 4, 5, 6, hãy chỉ vị trí tương ứng của các địa điểm này trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hình 4. Một phần dãy Hoàng Liên Sơn (tỉnh Lào Cai)
Hình 5. Một phần cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La)
Hình 6. Một phần cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang)
2. Lựa chọn một đặc điểm thiên nhiên (địa hình, khí hậu hoặc sông ngòi) ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ để hoàn thành sơ đồ theo gợi ý dưới đây:
Đặc điểm thiên nhiên ? | Ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất ? | Đề xuất biện pháp ? |
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:
1. Vào kì nghỉ lễ Tết Nguyên đán, bạn Lan cùng bố mẹ đi du lịch ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Theo em, bạn Lan cần chuẩn bị trang phục như thế nào cho phù hợp? Vì sao?
2. Quan sát hình 7, em hãy:
- Dự đoán những rủi ro có thể xảy ra.
- Đưa ra lời khuyên cho người dân về việc chọn địa điểm xây dựng nhà ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Hình 7. Sạt lở đất