(Trang 70)
Học xong bài này, em sẽ: • Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ. • Mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự và một số công trình tiêu biểu như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, các lăng của vua Nguyễn,... • Kể lại được một số câu chuyện lịch sử liên quan đến Cố đô Huế. • Để xuất được một số biện pháp để bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế. |
Năm 1993, UNESCO đã ghi danh Quần thể di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hoá Thế giới.
Vậy Cố đô Huế có cảnh quan thiên nhiên, những công trình tiêu biểu và có câu chuyện lịch sử liên quan nào?
Hình 1. Cồng Ngọ Môn (Quần thể di tích Cố đô Huế)
1 Vị trí địa lí
? Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Quần thể di tích Cố đô Huế. |
Quần thể di tích Cố đô Huế gồm hệ thống các công trình kiến trúc liên quan đến triều Nguyễn, phân bố ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thuỷ và các huyện Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
(Trang 70)
Hình 2. Lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế
2 Vẻ đẹp của Cố đô Huế
Vẻ đẹp của Cố đô Huế là sự kết hợp hài hoà giữa các công trình kiến trúc cổ kính như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, lăng của các vua nhà Nguyễn,.... với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: sông Hương, núi Ngự,....
? Đọc thông tin và quan sát các hình 3, 4, em hãy mô tả vẻ đẹp thiên nhiên của Cố đô Huế qua hình ảnh sông Hương, núi Ngự. |
Sông Hương
Sông Hương chảy qua thành phố Huế. Nước sông Hương có màu xanh ngọc, chảy lững lờ qua thành phố, qua các làng mạc yên bình, các di tích lịch sử cổ kính kết hợp với cảnh quan thiên nhiên hai bên bờ sông tạo nên vẻ đẹp huyền bí mà thơ mộng. Nối hai bờ sông Hương có nhiều cây cầu nhưng nổi tiếng nhất là cầu Trường Tiền.
Hình 3. Cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương
(Trang 72)
Núi Ngự
Núi Ngự (hoặc núi Ngự Bình) nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 4 km về phía nam. Trước đây, núi Ngự được coi như hệ thống thành luỹ tự nhiên đồ sộ, kiên cố, bảo vệ Kinh thành Huế. Ngày nay, núi Ngự vẫn rợp bóng thông xanh ngát. Từ trên đình núi, có thể nhìn ngắm sông nước, cung điện, chùa chiền, lăng tẩm và vẻ đẹp thơ mộng của Cố đô Huế.
Hình 4. Sông Hương, núi Ngự nhìn từ Kinh thành Huế
Chùa Thiên Mụ
? Đọc thông tin và quan sát hình 5, em hãy mô tả vẻ đẹp của chùa Thiên Mụ. |
Chùa Thiên Mụ (còn gọi là chùa Linh Mụ) là một ngôi chùa cổ ở phía tây của thành phố Huế. Chùa nằm trên một ngọn đồi bên dòng sông Hương, được bao quanh bởi rừng thông, cây cối xanh mát. Điểm nhấn của chùa là toà tháp Phước Duyên có hình bát giác, cao 22 m, gồm 7 tầng.
Hình 5. Quang cảnh chùa Thiên Mụ
Kinh thành Huế
? Đọc thông tin và quan sát các hình 6, em hãy mô tả kiến trúc của Kinh thành Huế. |
Kinh thành Huế được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm và sau gần 30 năm thì hoàn thành. Với chu vi khoảng 9 km, Kinh thành Huế có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành). Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội.
(Trang 73)
Hình 6. Toàn cảnh Kinh thành Huế
3 Các câu chuyện lịch sử
Đọc thông tin, em hãy kể lại câu chuyện Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con và câu chuyện Vua Tự Đức đổi tên lăng.
Hoàng Thái hậu Từ Dũ dạy con
Em có biết?
Hoàng Thái hậu Từ Dũ, mẹ của vua Tự Đức nổi tiếng là người dạy dỗ con nghiêm khắc. Có lần vua Tự Đức mải vui mà bỏ việc triều chính, khi trở về có đến xin lỗi mẹ, nhưng bà sai người đóng cửa cung Diên Thọ không cho vào. Nhà vua phải đứng chờ rất lâu, sau bà cho gọi vào và dạy: “Nước đang có nhiều việc rối, Hoàng đế đã không lo lắng mà còn vui chơi được sao? Biết lỗi với ta chỉ là phụ, biết lỗi với dân mới là chính. Thôi, hãy mau trở về cùng các quan bàn quốc kế".
(Theo Lê Minh Quốc,
Các vị nữ danh nhân Việt Nam,
NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2009, tr. 91)
Hình 7. Cồng cung Diên Thọ
(Trang 47)
Vua Tự Đức đổi tên lăng
Ban đầu, vua Tự Đức lấy tên lăng là Vạn Niên Cơ với mong muốn được trường tồn. Nhưng trong quá trình xây dựng lăng, thợ thuyền, dân phu và binh lính phải lao động vất vả trong điều kiện khắc nghiệt, khổ cực. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Chày Vôi (dân bình dùng chính chày giã vôi tại công trường làm vũ khí nổi dậy). Cuộc khởi nghĩa thất bại nhưng vua đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung (chữ Khiêm nghĩa là cung kính, nhún nhường).
(Theo Thi Long, Nhà Nguyễn chín chúa – mười ba vua,
NXB Đà Nẵng, 2011, tr. 133-134)
Hình 8. Toàn cảnh lăng Tự Đức
4. Một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế
? Đọc thông tin và quan sát hình các 9, 10, em hãy đề xuất một số biện pháp bảo tồn và gìn giữ giá trị của Cố đô Huế. |
Do thời gian và quá trình đô thị hoá cùng với những ảnh hưởng của thiên tai đã khiến nhiều di tích ở Cố đô Huế bị xuống cấp. Để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế, nhiều biện pháp đã được thực hiện như: sử dụng khoa học, công nghệ trong bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích; hạn chế các phương tiện vào Đại Nội; trồng thêm cây xanh; tích cực quảng bá hình ảnh Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước.
(Trang 75)
Hình 9. Trùng tu Ngọ Môn bằng công nghệ cao
Hình 10. Phét-xti-van (Festival) Huế 2018
1. Kể tên các công trình kiến trúc, cảnh đẹp hoặc câu chuyện về Cố đô Huế mà em yêu thích.
2. Tại sao phải bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế?
Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây: 1. Đề xuất các ý tưởng để quảng bá hình ảnh của Cố đô Huế đến du khách trong và ngoài nước. 2. Thiết kế bưu thiếp chủ đề Cố đô Huế theo gợi ý dưới đây: - Bưu thiếp có chiều dài 12 cm, chiều rộng 9 cm. - Mặt trước có hình ảnh về công trình kiến trúc hoặc cảnh đẹp của Cố đô Huế. - Mặt sau có thông tin về công trình hoặc cảnh đẹp đó. |