Sách Giáo Khoa 247

Địa Lý 12 - Bài 43: Các Vùng Kinh Tế Trọng Điểm | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 43: Các Vùng Kinh Tế Trọng Điểm và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Địa Lý 12 | Giáo Dục Việt Nam

1. Đặc điểm

Vùng kinh tế trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ nhất các điều kiện phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của cả nước. Nó được đặc trưng bằng một số đặc điểm chủ yếu sau đây :

– Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư.

– Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác.

– Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.

2. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển

a) Quá trình hình thành

Bảng 43.1. Thời gian hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta(2)

Vùng kinh tế trọng điểm Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX Sau năm 2000
Phía Bắc Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Thêm 3 tỉnh : Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh
Miền Trung Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi Thêm tỉnh Bình Định
Phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương Thêm 4 tỉnh : Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang.

(2)Từ năm 2009, vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập theo quyết định 492-QĐ-TTg 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm TP. Cần Thơ và các tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau.

b) Thực trạng phát triển kinh tế

Bảng 43.2. Một số chỉ số kinh tế của ba vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, năm 2005

Chỉ số Ba vùng Trong đó
Phía Bắc Miền Trung Phía Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình năm (2001– 2005) (%) 11,7 11,2 10,7 11,9
% GDP so với cả nước 66,9 18,9 5,3 42,7
Cơ cấu GDP (%) phân theo ngành 100,0  100,0 100,0 100,0
   Nông – lâm – ngư nghiệp 10,5 12,6 25,0 7,8
   Công nghiệp – xây dựng 52,5 42,2 36,6 59,0
   Dịch vụ 37,0 45,2 38,4 33,2
% kim ngạch xuất khẩu so với cả nước 64,5  27,0 2,2 35,3

Căn cứ vào số liệu của bảng thống kê, hãy phân tích thực trạng phát triển kinh tế của các vùng kinh tế trọng điểm.

3. Ba vùng kinh tế trọng điểm

a) Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

Vùng này có diện tích gần 15,3 nghìn km cả nước) với số dân hơn 13,7 triệu người, (4,7% diện tích tự nhiên năm 2006 (16,3% số dân cả nước), bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu thuộc Đồng bằng sông Hồng.

Ở đây hội tụ tương đối đầy đủ các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội.

Hãy phân tích các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Trong vùng có Hà Nội là thủ đô, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá thuộc loại lớn nhất của cả nước. Quốc lộ 5 và quốc lộ 18 là hai tuyến giao thông huyết mạch gắn kết cả Bắc Bộ nói chung với cụm cảng Hải Phòng – Cái Lân.

Một trong những tiềm năng nổi bật của vùng là nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, đây còn là vùng có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước. Các ngành công nghiệp phát triển rất sớm và nhiều ngành có ý nghĩa toàn quốc nhờ các lợi thế về gần nguồn nguyên, nhiên liệu, khoảng sản, về nguồn lao động và thị trường tiêu thụ. Các ngành dịch vụ, du lịch có nhiều điều kiện để phát triển dựa trên cơ sở các thế mạnh vốn có của vùng.

Để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước, cần phải tập trung giải quyết một số vấn đề chủ yếu liên quan đến các ngành kinh tế.

Về công nghiệp, đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời với việc phát triển các khu công nghiệp tập trung. Về dịch vụ, chú trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch. Về nông nghiệp, cần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.

b) Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng này trải dài trên diện tích gần 28 nghìn km (8,5% diện tích tự nhiên cả nước) với số dân 6,3 triệu người, năm 2006 (7,4% số dân cả nước) bao gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thừa Thiên – Huế đến Bình Đinh.

Trong vùng có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế, mặc dù việc khai thác hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng.

Hình 43. Các vùng kinh tế trọng điểm

Phân tích các thế mạnh để phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía bắc và phía nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc – Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá.

Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trên lãnh thổ của vùng hiện nay đang triển khai những dự án lớn có tầm cỡ quốc gia. Trong tương lai sẽ hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế về tài nguyên và thị trường ; phát triển các vùng chuyên sản xuất hàng hoá nông nghiệp, thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ du lịch.

c) Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Vùng này có diện tích gần 30,6 nghìn km2 (hơn 9,2% diện tích tự nhiên cả nước) với số dân 15,2 triệu người, năm 2006 (18,1% số dân toàn quốc), gồm 8 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, chủ yếu thuộc Đông Nam Bộ.

– Đây là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long, tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế – xã hội.

Hãy trình bày các thế mạnh đối với việc phát triển kinh tế — xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng là các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng cũng như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ. Hơn nữa, vùng này tập trung tiềm lực kinh tế mạnh nhất và có trình độ phát triển kinh tế cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Về cơ bản, các thế mạnh đó đã và đang được khai thác mạnh mẽ và được minh chứng thông qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể của vùng.

Trong những năm tới, công nghiệp vẫn sẽ là động lực của vùng với các ngành công nghiệp cơ bản, công nghiệp trọng điểm, công nghệ cao và hình thành hàng loạt khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư ở trong và ngoài nước. Cùng với công nghiệp, tiếp tục đẩy mạnh các ngành thương mại, tín dụng, ngân hàng, du lịch,... cho tương xứng với vị thế của vùng.

Câu hỏi và bài tập

1. Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm ?

2. Trình bày quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.

3. Hãy so sánh các thế mạnh và thực trạng phát triển kinh tế của 3 vùng kinh tế trọng điểm.

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Địa Lý 12

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 12 - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Công Nghệ 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lý 12 Nâng Cao

Địa lý 12 - Nâng cao

Ngữ Văn 12 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 12 Nâng Cao

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

bai-giai-giai-tich-12-768

Bài giải GIẢI TÍCH 12

SGK Lớp 12 NXB Giáo Dục

giao-duc-the-chat-1-45

GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

ngu-van-11-tap-mot-453

Ngữ văn 11 (tập một)

Ngữ văn 11 (tập một)

mi-thuat-1-5

Mĩ thuật 1

Sách Lớp 1 Cánh Diều

tin-hoc-9-quyen-4-841

Tin Học 9 (Quyển 4)

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.