Sách Giáo Khoa 247

Chuyên đề học tập Hóa học 10 - Bài 8: Phòng Chống Cháy, Nổ | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 8: Phòng Chống Cháy, Nổ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Chuyên đề học tập Hóa học 10 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 43)

MỤC TIÊU

  • Phân tích được dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ và cách giảm nguy cơ gây cháy, nổ, cách xử lí khi có cháy, nổ.
  • Nêu được các nguyên tắc chữa cháy dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học.
  • Giải thích được tại sao thường dùng carbon dioxide, dùng nước để chữa cháy, nhưng trong một số trường hợp không được dùng nước để chữa cháy mà lại phải dùng cát, carbon dioxide,....
  • Giải thích được tại sao đám cháy có mặt các kim loại hoạt động mạnh như kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm... không sử dụng nước, carbon dioxide, cát, bột chữa cháy để dập tắt đám cháy.

?

Thực tế cho thấy, phần lớn các vụ cháy, nỗ nếu được phát hiện sớm và xử li kịp thời, đúng quy trình thì hậu quả của chúng sẽ giảm đi nhiều lần.

Vậy, dựa vào dẫu hiệu nào để sớm nhận ra nguy cơ xảy ra đám cháy? Khi chữa cháy cần tuân theo các quy tắc và quy trình nào? Sử dụng chất chữa cháy nào để dập tắt đám cháy đó?

I. PHÒNG CHÁY, NỔ

1. Nguy cơ gây cháy, nổ

Điều kiện cần và đủ để xuất hiện cháy nổ là có đủ ba yếu tố: nguồn nhiệt, chất cháy và chất oxi hoá.

Hình 8.1. Cháy có thể xảy ra do chập điện

(Trang 44)

Bảng 8.1. Các nguồn phát sinh cháy, nỗ phổ biến

NGUỒN PHÁT SINH NHIỆT
Nguồn lửa 

- Vứt que diêm cháy dở, tàn lửa vào chất gây cháy.

- Bật lửa ở nơi có chất dễ cháy như xăng dầu, hơi cồn, hơi gas, khí methane.

- Thắp đèn, đốt hương, vàng mã ở gần các vật dụng dễ bắt lừa.

- Hàn cắt kim loại để bắn tia lửa điện vào vật liệu dễ cháy hoặc nung nóng nhiên liệu tới điểm tự bốc cháy.

- Tia sét. 

Bức xạ nhiệt Ánh nắng mặt trời hội tụ đủ sức nóng tạo thành nguồn nhiệt.
Ma sát tĩnh điện Các vật thể chất cháy cọ xát với nhau.
Đun bếp 

Để bén lửa sang vật dễ cháy.

Đun quá nóng khiến dầu mỡ bắt lửa. 

Thiết bị điện

- Sử dụng bàn là, bếp điện, máy sấy,... nhưng quên tắt thiết bị.

– Sử dụng thiết bị điện quá tải, chất cách điện bị hư hỏng, các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung không an toàn.

- Tia lửa điện khi đóng cầu dao điện, cháy cầu chì, chập mạch điện.

-Tự ý nâng cấp, đấu nối các thiết bị điện của ô tô, xe máy không đúng kĩ thuật gây cháy xe.

NGUỒN PHÁT SINH CHẤT CHÁY
Nhiên liệu 

– Rò rỉ nhiên liệu từ các đường ống dẫn khí, các bể chứa nhiên liệu, rò rỉ gas từ bình gas.

– Chiết, vận chuyền gas, xăng, dầu trái phép.

– Tích trữ trái phép các chất dễ gây cháy nổ như xăng, dầu, cồn đốt, khí đốt. 

Vật liệu, hoá chất

– Sắp xếp hàng hoá, vật dụng dễ cháy gần nguồn nhiệt.

– Ngòi nỗ, dây dẫn từ các hoá chất dễ cháy như phosphorus, sulfur.

NGUỒN PHÁT SINH CHẤT OXI HOÁ
Hoá chất, thuốc nổ 

– Đề rơi vãi các chất oxi hoá như chromium(VI) oxide, potassium nitrate vào chất dễ cháy.

– Thuốc nổ, thuốc pháo chứa các hoá chất gây cháy như potassium nitrate.

(Trang 45)

2. Biện pháp cơ bản phòng cháy, nổ

Để đề phòng nguy cơ gây cháy, nổ cần kiểm soát chặt chẽ nguồn nhiệt, chất cháy, chất oxi hoá.

Bảng 8.2. Kiểm soát các nguồn phát sinh gây cháy nổ 

KIỂM SOÁT NGUỒN PHÁT SINH NHIỆT 
Nguồn lửa

Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra nguồn lửa tại nơi có các chất dễ cháy nổ như:

- Tầm ướt que diêm, tàn thuốc trước khi vứt vào thùng rác; đồ nước vào khu vực lửa trại ngay khi kết thúc.

– Không bật lửa ở nơi có chất dễ cháy, không đốt lửa trong rừng, không đốt rác bừa bãi.

– Đề các vật dụng dễ bắt lửa xa nơi thắp đèn, đốt hương, vàng mã; để bình gas cách xa bếp lửa và có tường bảo vệ.

- Che chắn cẩn thận khi hàn, cắt kim loại.

- Có cột chống sét đúng quy định.

- Không khoan, cắt, đốt nóng các vật nghi là đầu đạn, bom, mìn, bình khí nén, bồn chứa xăng dầu.

Bức xạ nhiệt Nơi bảo quản, tích trữ nguyên vật liệu dễ cháy phải thông thoáng, tránh tiếp xúc ánh sáng trực tiếp.
Ma sát tĩnh điện Sắp xếp các chất dễ cháy đúng quy định, đảm bảo cách điện, cách nhiệt, chống va đập, cọ xát.
Đun bếp Tập trung khi nấu nướng để tránh quên tắt thiết bị hoặc để thiết bị quá nóng gây cháy. 
Thiết bị điện

– Tắt bàn là, bếp điện, máy sấy sau khi sử dụng và đề cách xa các vật liệu dễ cháy.

– Sử dụng thiết bị điện đúng công suất, cầu dao điện đảm bảo tiếp xúc điện tốt, có sự giám sát khi sử dụng các thiết bị có nhiệt độ cao như lò đốt, lò nung.

– Giữ nguyên các thiết bị điện ô tô, xe máy theo đúng thiết kế của nhà sản xuất.

KIỂM SOÁT NGUỒN PHÁT SINH CHẤT CHÁY
Nhiên liêu 

- Khoá bình gas sau khi sử dụng, hạn chế sử dụng bình gas mini.

– Tuân thủ quy trình và quy tắc an toàn khi được phép chiết, vận chuyền gas, xăng dầu.

- Không lưu trữ nhiều xăng, dầu, cồn đốt, bình khí nén trong nhà và gần khu dân cư. 

Vật liệu, hoá chất 

– Sắp xếp hàng hoá, vật dụng dễ cháy cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt.

- Không chế tạo trái phép ngòi nổ, dây dẫn cháy, bom xăng, vật liệu nổ.

KIỂM SOÁT NGUỒN PHÁT SINH CHẤT OXI HOÁ 
Hoá chất, thuốc nỗ 

– Cách li chất cháy và chất oxi hoá khi chưa cần sử dụng, các vật chứa phải riêng biệt và đề cách xa nguồn nhiệt.

– Không tàng trữ, chế tạo trái phép thuốc nổ, thuốc pháo.

- Ngăn cách chất cháy và chất oxi hoá khi chưa đưa vào quá trình sản xuất.

(Trang 46)

Cần chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, nhân lực và không gian để phòng bị khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

- Phương tiện để phòng chống cháy nổ: bình chữa cháy, cát, nguồn nước, vòi nước, thiết bị báo cháy, các dụng cụ để giúp thoát hiểm như búa, xà beng, thang dây, thang hạ, rầm, mặt nạ phòng độc.

- Nhân lực: hướng dẫn các kĩ năng cơ bản để xử lí khi có cháy nổ như cách sử dụng các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, chuẩn bị sẵn các phương án phòng cháy, chữa cháy.

- Không gian: đủ không gian để thoát nạn, sơ tán người, tài sản và lối di chuyển của phương tiện chữa cháy, có lối thoát nạn dự phòng.

?

1. Nêu các biện pháp đề phòng nguy cơ cháy nổ từ các thiết bị điện trong gia đình.

2. Nêu các biện pháp đề phòng cháy, nỗ khi sử dụng bếp gas và cách xử lí sự cố khi phát hiện rò ri gas trong nhà.

II. CHỮA CHÁY

1. Các dấu hiệu để nhận biết đám cháy

Hoả hoạn thường gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Do đó, cần sớm nhận biết hoả hoạn để xử lí kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại.

Hình 8.2. Cháy nhà thờ Đức Bà Pa-ri năm 2019

Thông thường, có ba dấu hiệu phổ biến để nhận biết một đám cháy đang xảy ra, đó là mùi, khói, ánh lửa và tiếng nổ được tạo ra từ đám cháy.

  • Mùi sản phẩm cháy

Đám cháy có thể xuất phát từ nguyên nhân khác nhau và đốt cháy các chất khác nhau. Các chất khi cháy sinh ra mùi, thường gọi chung là mùi khét. Mùi này rất đặc trưng và rất dễ nhận biết, nhất là ở khoảng cách gần.

(Trang 47)

  • Khói từ đám cháy

Khói là một sản phẩm của sự cháy và có màu sắc khác nhau, phụ thuộc vào chất cháy và điều kiện cháy dự hay thiếu không khí. Thông thường các vụ hoả hoạn có khói màu đen hoặc màu xám. Quy mô đám cháy càng lớn thì lượng khói sinh ra càng nhiều, cột khói bốc lên càng cao. Khói trong đám cháy chứa nhiều khí độc nên có khả năng gây ngộ độc cao.

  • Ngọn lửa, tiếng nổ

Dấu hiệu đặc trưng của phản ứng cháy là ngọn lửa và tiếng nổ. Trong các đám cháy như cháy trạm biến áp, cháy bình gas thì tiếng nổ và ngọn lửa lớn hơn.

Ngoài những dấu hiệu trên, chúng ta có thể nhận hoặc phát hiện hiệu cảnh báo sớm về đám cháy nhờ thiết bị báo cháy, tiếng ồn (tiếng la hét, còi báo động,...).

Từ các dấu hiệu của đám cháy, chúng ta có thể sớm phát hiện được đám cháy, phán đoán được chất cháy, quy mô cháy để có biện pháp chữa cháy phù hợp và đạt hiệu quả cao.

Bảng 8.3. Phân loại đám cháy theo chất cháy (TCVN 4878: 2009)

Loại đám cháy Vật liệu bị cháy
Loại A Chất rắn bao gồm gỗ, giấy, vải, rác và vật liệu thông thường khác.
Loại B Chất lỏng dễ cháy như xăng, dầu, sơn,...
Loại C Các thiết bị điện và các đám cháy liên quan tới điện.
Loại D Kim loại và hợp kim dễ cháy.
Loại E Dầu, mỡ trong các dụng cụ nấu nướng. 

2. Nguyên tắc chữa cháy

Một đám cháy có thể được ngăn ngừa hoặc dập tắt bằng cách loại bỏ hoặc làm suy yếu bất kì yếu tố nào trong tam giác cháy (chất cháy, chất oxi hoá, nguồn nhiệt).

Ví dụ: Để dập tắt đám cháy có thể dùng cát, khí carbon dioxide phủ lên đám cháy để chặn nguồn cung cấp oxygen, dùng nước để hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ bắt lửa hoặc tách chất cháy ra khỏi nguồn nhiệt và oxygen.

3. Cách xử lí sự cố cháy, nổ

Khi xảy ra hoả hoạn, cần xử lí kịp thời và đúng quy trình, tuân theo các bước được hướng dẫn trong tiêu lệnh chữa cháy để hạn chế tối đa thiệt hại có thể gây ra.

Hình 8.3. Tiêu lệnh chữa cháy do Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ban hành

(Trang 48)

(1) Bảo động cho mọi người biết

Người phát hiện đám cháy có thể hô hoán, gõ kẻng, gọi loa, bấm chuông báo cháy... nhằm báo động cho mọi người trong khu vực biết để cùng dập tắt đám cháy hoặc cùng chạy đến nơi an toàn khi thấy đám cháy đã lan rộng.

(2) Cúp cầu dao điện khu vực bị cháy

Cắt điện ở khu vực cháy để tránh nguy cơ chập mạch, nổ điện khiến lửa càng lớn hơn và đảm bảo sức khoẻ, tính mạng cho con người.

Lưu ý: Nên dùng dao tay hoặc vật cách điện để ngắt cầu dao, tránh nguy cơ bị điện giật.

(3) Dùng vật dụng tại chỗ để dập lửa

Sử dụng ngay các vật dụng có sẵn như bình chữa cháy, chăn, nước và vật dụng chữa nước, cát... để dập lửa.

(4) Gọi 114 để gọi đội phòng cháy chữa cháy (PCCC) chuyên nghiệp

Nếu nhận thấy đám cháy có nguy cơ lan rộng ngoài tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy tại chỗ thì cần thoát ra bên ngoài và gọi điện cho lực lượng PCCC theo số 114 để thông báo cụ thể, rõ ràng địa điểm, loại công trình đang cháy (nhà chung cư, nhà kho, xưởng sản xuất...), quy mô về quy mô, số người mắc kẹt bên trong nếu có.

Trong khi chờ lực lượng PCCC chuyên nghiệp, lực lượng chữa cháy tại chỗ cần triển khai:

  • Hướng dẫn và hỗ trợ mọi người thoát khỏi khu vực cháy một cách trật tự, sơ tán tài sản đến nơi an toàn, cách li các vật liệu dễ cháy ra khỏi đám cháy.
  • Mở đường cho xe chữa cháy tiếp cận hiện trường, thiết lập vành đai an toàn, cung cấp thông tin và phối hợp với lực lượng PCCC để chữa cháy kịp thời.
  • Sơ cứu người bị nạn (gọi xe cứu thương theo số 115), bảo vệ vòng ngoài để phòng kẻ gian lợi dụng vào trộm cắp tài sản.

4. Các chất chữa cháy thông dụng

Chất chữa cháy là chất có khả năng làm giảm tốc độ phản ứng cháy và dập tắt được đám cháy. Hiện nay có nhiều loại chất chữa cháy, phổ biến là nước, carbon dioxide, bọt chữa cháy và bột chữa cháy.

Tuỳ vào đặc điểm của chất cháy mà sử dụng chất chữa cháy phù hợp.

Các thông tin cơ bản của các dạng chất chữa cháy thường gặp như sau:

  • Dạng lỏng: nước
Đặc điểm Phổ biến, sẵn có, dễ sử dụng, có khả năng dập tắt nhiều đám cháy thông thường.
Cách dùng Phun trực tiếp lên đám cháy, phun làm mát xung quanh đám cháy để ngăn chặn đám cháy lan rộng. 
Nguyên lí Có tác dụng làm mát, hấp thụ nhiệt, làm giảm nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ ngọn lửa, hơi nước sinh ra làm loãng nồng độ chất oxi hoá trong vùng cháy, làm giảm tốc độ phản ứng cháy.
Đối tượng Chữa cháy cho các đám cháy loại A.
Cảnh báo

Không dùng cho đám cháy loại B, E (vì xăng, dầu, mỡ nồi trên nước nên sẽ làm đám cháy lan rộng), loại D (vì các kim loại kiềm, kiểm thổ và nhôm sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với nước).

Phải ngắt hết nguồn điện trước khi dùng cho đám cháy loại C đề tránh nguy cơ chập điện. 

  • Dạng khí nén: carbon dioxide (CO2) 
Đặc điểm Có trong các bình chữa cháy loại nhỏ và vừa, cơ động, tiện dụng, hiệu quả, phổ biến, có khả năng dập tắt phần lớn các đám cháy. 
Cách dùng Phun trực tiếp lên đám cháy.
Nguyên lí Cách li chất cháy với oxygen do khí CO₂ nặng hơn không khí, làm giàm nồng độ oxygen trong không khí xuống thấp hơn 14% đề dập tắt đám cháy.
Đối tượng Chữa cháy cho các đám cháy loại A, B, C, Е.
Cảnh báo Không dùng cho đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm vì chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với khí CO₂.
  • Dạng bọt: hỗn họp không khí, nước và chất hoạt động bề mặt
Đặc điểm Tích trữ trong các bình chữa cháy nhỏ gọn, tiện lợi. 
Cách dùng Phun bọt trực tiếp phủ lên bề mặt. 
Nguyên lí Cách li chất cháy với oxygen do có lớp bọt bao phủ bề mặt chất cháy.
Đối tượng Chữa cháy cho các đám cháy loại A, B, C, E.
Cảnh báo Không dùng cho đám cháy kim loại kiểm, kiềm thổ và nhôm vì chúng sẽ tiếp tục cháy do có phản ứng với không khí và nước có trong bọt. 
  • Dạng bột: NaHCO3 (hàm lượng 80%) + khí đầy (N2, CO2)
Đặc điểm Có trong các bình chữa cháy nhỏ gọn, tiện lợi, phổ biến.
Cách dùng Phun trực tiếp lên bề mặt đám cháy. 
Nguyên lí Bột NaHCO3 bị phân huỷ bởi nhiệt, sinh ra CO2 và hơi H2O làm giảm nồng độ O2, ngăn chặn đám cháy.
Đối tượng Phụ thuộc kí hiệu trên bình, ví dụ bột ABC (dùng để dập các đám cháy loại A, B, C).
Cảnh báo Không dùng cho đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm vì chúng sě tiếp tục cháy do có phản ứng với CO2 và H2O. 

(Trang 50)

Hình 8.4 mô tả cấu tạo bình chữa cháy khí nén carbon dioxide và bình chữa cháy dạng bột. 

Hình 8.4. Cấu tạo bình chữa cháy 

Chốt an toàn

Van xả (mỏ vịt)

Dây loa phun

Vỏ bình

Đồng hồ đo áp

?

3.

a) Hãy nêu các dấu hiệu nhằm phát hiện sớm đám cháy.

b) Em cần làm gì khi phát hiện đám cháy?

4. Để xử lí các đám cháy loại D như đám cháy kim loại magnesium không thể dùng nước, khí carbon dioxide, bọt chữa cháy, bột chữa cháy.

a) Viết các phương trình hoá học để giải thích lí do.

b) Đề xuất biện pháp dập tắt đám cháy magnesium.

EM ĐÃ HỌC

  • Điều kiện cần và đủ để xuất hiện cháy nổ là có đủ ba yếu tố: nguồn nhiệt, chất cháy, chất oxi hoá.
  • Dựa vào các dấu hiệu như cột khói, lửa cháy, mùi có thể nhận biết sớm đám cháy.
  • Nguyên tắc chữa cháy là cách li chất cháy, cách li hoặc làm giảm ánh hưởng của nhiệt độ, nồng độ oxygen.
  • Giải thích được tại sao thường sử dụng nước và khí carbon dioxide để chữa cháy.

EM CÓ THỂ

  • Cảnh báo sớm nguy cơ gây cháy và cách xử lí sự cố hoả hoan theo lệnh chữa cháy.
  • Tham gia vào các công việc của lực lượng chữa cháy tại chỗ.
  • Sử dụng được một số loại bình chữa cháy thông dụng.
Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Chuyên đề học tập Hóa học 10

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

toan-7-tap-2-849

Toán 7 - Tập 2

Sách Giáo Khoa Lớp 7 NXB Giáo Dục

am-nhac-1-48

ÂM NHẠC 1

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

hoa-hoc-10-nang-cao-813

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

ngu-van-6-tap-2-84

Ngữ Văn 6 - Tập 2

Sách Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

giao-duc-the-chat-4-1566

Giáo Dục Thể Chất 4

NXB Kết nối tri thức với cuộc sống - Giáo dục thể chất 4

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.