Sách Giáo Khoa 247

Toán 10 - Tập 1 - Bài 5: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Bài 5: Giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180° và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Toán 10 - Tập 1 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Trang 33

Lượng giác được phát triển từ nhu cầu tính toán góc và khoảng cách trong rất nhiều lĩnh vực như thiên văn học, lập bản đồ, bản vẽ thiết kế, khảo sát và tìm tầm bắn của pháo binh.

Ở lớp 9, em đã biết tỉ số lượng giác của một góc nhọn. Chương này mở rộng khái niệm đó cho một góc bất kì từ 0° đến 180°.

THUẬT NGỮ
• Giá trị lượng giác của một góc nhỏ
• Hai góc bù nhau




KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
• Nhận biết giá trị lượng giác của một góc từ 0° đến 180°.
• Giải thích hệ thức liên hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc phụ nhau, bù nhau.
• Sử dụng máy tính cầm tay để tính các giá trị lượng giác của một góc.
• Vận dụng giải một số bài toán có nội dung thực tiễn.

 

                              

               

Hình 3.1

Bạn đã biết tỉ số lượng giác của một góc nhọn. Đối với góc tù thì sao?

Trang 34

1. GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA MỘT GÓC

Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, nửa đường tròn tâm O, bán kính R = 1 nằm phía trên trục hoành (H.3.2) được gọi là nửa đường tròn đơn vị.

Cho trước một góc α, 0° ≤ α ≤180. Khi đó, có duy nhất điểm M(, ) trên nửa đường tròn đơn vị nói trên để = α.


α < 90°

α > 90°

Hình 3.2

HĐ1. a) Nêu nhận xét về vị trí của điểm M trên nửa đường tròn đơn vị trong mỗi trường hợp sau:

α = 90°;                     • α < 90°;                         • α >90°.

b) Khi 0° < α < 90°, nêu mối quan hệ giữa cos α, sin α với hoành độ và tung độ của điểm M.

Mở rộng khái niệm tỉ số lượng giác của một góc nhọn cho một góc bất kì từ 0° đến 180°, ta có định nghĩa sau:

Với mỗi góc α (0° ≤ α ≤180°), gọi M(; ) là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho = α. Khi đó:

sin của góc α là tung độ  của điểm M, được kí hiệu là sin α;

côsin của góc α là hoành độ  của điểm M, được kí hiệu là cos α;

• Khi α # 90° (hay là ≠ 0), tang của α, được kí hiệu là tan α;

• Khi α # 0° và α # 180° (hay là # 0), côtang của α, được kí hiệu là cot α.

Từ định nghĩa trên, ta có:

(α # 90°);  (α ≠ 0°và α ≠ 180°); (α ∉ {0°;90°;180°})

Sau đây là bảng giá trị lượng giác (GTLG) của một số góc đặc biệt mà em nên nhớ.

GTLG/α 30° 45° 60° 90° 180°
sin α 0 1 0
cos α 1 0 -1
tan α 0 1 || 0
cot α || 1 0 ||


Bảng 3.1

Trong bảng, kí hiệu || chỉ giá trị lượng giác tương ứng không xác định.

Trang 35

Ví dụ 1. Tìm các giá trị lượng giác của góc 135°.

Giải (H.3.3)

Gọi M là điểm trên nửa đường tròn đơn vị sao cho =135°. Gọi N, P tương ứng là hình chiếu vuông góc của M lên các trục Ox, Oy.

= 135° nên = 45°, = 45°. Vậy các tam giác MON, MOP là vuông cân với cạnh huyền OM = 1.

Từ đó, ta có ON = OP = . Mặt khác, điểm M nằm bên trái trục tung nên có toạ độ là

Theo định nghĩa, ta có:

                   
                     



Hình 3.3

Luyện tập 1. Tìm các giá trị lượng giác của góc 120° (H.3.4).

Hình 3.4

Ta có thể sử dụng máy tính cầm tay để tính (đúng hoặc gần đúng) các giá trị lượng giác của một góc và tính góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó.


Chẳng hạn, với một loại máy tính cầm tay, sau khi mở máy ta bấm phím (SETUP) rồi bấm phím để chọn đơn vị đo góc là “độ". Sau đó tính giá trị lượng giác của góc hoặc tính góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó.

• Tính giá trị lượng giác của một số góc: 

          Tính                                 Bấm phím                            Kết quả
sin 48°50'40" sin 48°50'40" ≈ 0,7529256291
cos 112°12'45" cos 112°12'45" ≈ -0,3780427715
tan 15° tan 15° = 2 - √3


• Tìm góc khi biết một giá trị lượng giác của góc đó:

    Tìm x, biết                                        Bấm phím                     Kết quả
sin x = 0,3456  x ≈ 20°13'7"

Chú ý

• Khi tìm x biết sin x, máy tính chỉ đưa ra giá trị x ≤ 90.

• Muốn tìm x khi biết cos x, tan x, ta cũng làm tương tự như trên, chỉ thay phím sin tương ứng bởi phím cos, tan.

Trang 36

2. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC GIÁ TRỊ LƯỢNG GIÁC CỦA HAI GÓC BÙ NHAU

Ở lớp 9, em đã biết mối quan hệ giữa tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau. Trong mục này, em hãy tìm mối quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau.

Đối với một góc α tuỳ ý (0° ≤ α ≤180°), gọi M, M' là hai điểm trên nửa đường tròn đơn vị tương ứng với hai góc bù nhau α và 180° – α ( = α, = 180° - α (H.3.5).



Hình 3.5

HĐ2. Nêu nhận xét về vị trí của hai điểm M, M' đối với trục Oy. Từ đó, nêu các mối quan hệ giữa sinα và sin(180° – α), giữa cosα và cos(180° - α).

Đối với hai góc bù nhau, α và 180° -α, ta có:
• sin(180° - α) = sinα;                                             • cos (180° - α)= - cos α
• tan (180° - α)= - tanα (α # 90°);                          • cot (180° - α) = - cotα (0° < α < 180°).


Ví dụ 2. Tính các giá trị lượng giác của các góc 120°, 135°, 150°.

Giải

Do các góc 120°, 135°, 150° tương ứng bù với các góc 60°,45°,30° nên từ Bảng 3.1, ta cũng có bảng các giá trị lượng giác sau:

GTLG/α          120°          135°        150°
sin α
cos α
tan α -1
cot α -1


Bảng 3.2

Hai góc bù nhau có sin bằng nhau; có côsin, tang, côtang đối nhau.



Luyện tập 2. Trong Hình 3.6, hai điểm M, N ứng với hai góc phụ nhau α và 90° - α ( = α, = 90° - α). Chứng minh rằng ΔMOP = ΔNOQ. Từ đó nêu mối quan hệ giữa cosα và sin(90° - α).

Hình 3.6

Hai góc phụ nhau có sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Trang 37

Vận dụng. Một chiếc đu quay có bán kính 75 m, tâm của vòng quay ở độ cao 90 m (H.3.7), thời gian thực hiện mỗi vòng quay của đu quay là 30 phút. Nếu một người vào cabin tại vị trí thấp nhất của vòng quay, thì sau 20 phút quay, người đó ở độ cao bao nhiêu mét?

Hình 3.7

BÀI TẬP

3.1. Không dùng bảng số hay máy tính cầm tay, tính giá trị của các biểu thức sau:

a) (2sin 30° + cos135° - 3tan150°) ⋅ (cos180° - cot60°);

b) 90° + 120° + 0° - 60° + 135°;

c) cos60° ⋅ sin30° + 30°. 

Chú ý. α = , α = , α = , a =

3.2. Đơn giản các biểu thức sau:

a) sin100° + sin80° + cos16° + cos164°;

b) 2sin(180° – α) ⋅ cotα – cos(180° – α) ⋅ tanα ⋅ cot(180° – α), với 0° < α <90.

3.3. Chứng minh các hệ thức sau:

a) α+ α = 1;

b) 1+ α = (α # 90°);

c) 1+ α = (0° < α < 180°).

3.4. Cho góc α (0° < α < 180°) thoả mãn tanα = 3.

Tính giá trị của biểu thức: 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Toán 10 - Tập 1

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

bai-tap-tieng-anh-6-92

Bài Tập Tiếng Anh 6

Giáo dục Việt Nam, nâng cao

hoa-hoc-9-836

Hóa Học 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

lich-su-10-3265

Lịch Sử 10

NXB Giáo Dục Việt Nam Kết Nối Tri Thức Lịch Sử 10

cong-nghe-9-che-bien-thuc-pham-986

Công Nghệ 9 (Chế biến thực phẩm)

Sách Lớp 9 Kết Nối Tri Thức

hoat-dong-trai-nghiem-3-1082

Hoạt Động Trải Nghiệm 3

Sách Lớp 3 Kết Nối Tri Thức

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.