Sách Giáo Khoa 247

Toán 10 - Tập 1 - Mạng xã hội: Lợi và hại | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Xem chi tiết nội dung bài Mạng xã hội: Lợi và hại và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Toán 10 - Tập 1 | Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

(Trang 96)

Ngày nay cùng với Internet, mạng xã hội đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Một nhóm các bạn học sinh lớp 10A muốn tìm hiểu thực tế sử dụng mạng xã hội của các bạn trong lớp mình. Những vấn đề các bạn quan tâm là:

1. Lợi ích, bất lợi lớn nhất khi dùng mạng xã hội là gì?

2. Thời gian sử dụng mạng xã hội của các bạn trong lớp như thế nào?

3. Các bạn nam và bạn nữ có thời gian sử dụng mạng xã hội khác nhau không?

Social Network

1. THU THẬP DỮ LIỆU

Các bạn trong nhóm đã lập một phiếu khảo sát để thu thập dữ liệu như sau:

KHẢO SÁT VỀ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI

1. Giới tính của bạn.

☐ Nữ                                         ☐ Nam

2. Lợi ích lớn nhất mà mạng xã hội mang lại là (chọn một phương án):

☐ Kết nối với bạn bè                ☐ Giải trí

☐ Thu thập thông tin               ☐ Tìm hiểu thế giới xung quanh

3. Điều bất lợi lớn nhất khi sử dụng mạng xã hội là (chọn một phương án):

☐ Có nguy cơ tiếp xúc với những bài viết, hình ảnh, video, ý kiến tiêu cực, không thích hợp

☐ Thông tin cá nhân bị đánh cắp

☐ Có thể bị bắt nạt trên Internet

☐ Mất thời gian sử dụng Internet

4. Thời gian (ước lượng số phút) bạn sử dụng mạng xã hội trong một ngày:

..............................................................................................................................................................................

(Trang 97)

» HĐ1. Hãy dùng phiếu khảo sát theo mẫu trên, tiến hành thu thập dữ liệu với ít nhất 30 phiếu và ghi lại dữ liệu theo mẫu sau:

STT Giới tính Thời gian dùng mạng xã hội Lợi ích Bất lợi
1 Nam 60 3 2
         

Hình T.3

2. XỬ LÍ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

» HĐ2. Lợi ích và bất lợi của mạng xã hội

Để biết các bạn học sinh tham gia khảo sát đánh giá thế nào về lợi ích và bất lợi của mạng xã hội, hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Lập bảng tần số của dữ liệu ý kiến về lợi ích/bất lợi của mạng xã hội theo mẫu sau:

Ý kiến Kết nối với bạn bè Giải trí Thu thập thông tin Tìm hiểu thế giới
xung quanh
Số học sinh        

Bảng T.1

b) Rút ra nhận xét từ bảng tần số thu được.

» HĐ3. Thời gian sử dụng mạng xã hội

Hãy tính một số số đo thống kê mô tả được liệt kê trong Bảng T.2 của mẫu số liệu về thời gian sử dụng mạng xã hội:

Giá trị nhỏ nhất Số trung bình Trung vị Mốt Giá trị lớn nhất
             

Bảng T.2

Dựa trên những số đặc trưng tính được, hãy nêu nhận xét về thời gian sử dụng mạng xã hội của các học sinh được khảo sát.

» HĐ4. Thời gian sử dụng mạng xã hội của học sinh nam và học sinh nữ

a) Hãy tính số trung bình, trung vị, tứ phân vị của thời gian sử dụng mạng xã hội trên hai nhóm học sinh nữ và học sinh nam để so sánh thời gian sử dụng mạng xã hội của hai nhóm.

  Số trung bình Trung vị ()
Nữ        
Nam        

Bảng T.3

(Trang 98)

b) Hãy tính một vài số đo độ phân tán để so sánh sự biến động của thời gian sử dụng mạng xã hội trên hai nhóm học sinh.

  Khoảng biến thiên Khoảng tứ phân vị Độ lệch chuẩn
Nữ      
Nam      

Bảng T.4

3. GÓC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Ta có thể dùng máy tính cầm tay hoặc phần mềm bảng tính để tính các số đặc trưng của mẫu số liệu.

Sử dụng máy tính cầm tay

Giả sử khảo sát được thời gian sử dụng mạng xã hội của một số bạn như sau:

60     90     120     60     15     50     80     30    120    90.

Sử dụng máy tính cầm tay để tính những số đặc trưng của mẫu số liệu trên:

(1) Vào chế độ thống kê:

MODE 3 1

(2) Nhập số liệu vào máy:

6 0 = 9 0 = 1 2 0 = 6 0 = 1 5 = 5 0 =

8 0 = 3 0 = 1 2 0 = 9 0 =

(3) Tính số trung bình:                    

AC SHIFT 1 4 2 =

Ta được kết quả số trung bình là 71,5.

(4) Tính độ lệch chuẩn:

                     

AC SHIFT 1 4 3 =

Ta được kết quả độ lệch chuẩn là s = 33,32041416.    

Chú ý. Để tính đại lượng.

ta ấn

AC SHIFT 1 4 4 =

Kết quả là s = 35,12280045.

(Trang 99)

Sử dụng phần mềm bảng tính

Với những mẫu số liệu lớn hơn, phần mềm thống kê sẽ giúp cho việc xử lí dữ liệu trở nên nhanh chóng và chính xác. Những hướng dẫn sau được minh hoạ trên số liệu về điểm thi khảo sát môn Tiếng Anh (thang điểm 100) của 45 học sinh:

32     75     59     66     69     44     29     66     58     72     65     62     88     71     60

64     68     69     57     60     72     54     65     62     90     61     59     68     56     42

69     67     67     55     66     72     55     61     71      70     65     61     60    60     79

a) Dùng các hàm tính số đặc trưng

Việc tính các số đặc trưng của một mẫu số liệu có thể thực hiện trên phần mềm bảng tính nhờ những hàm có sẵn. Chẳng hạn, để tính số trung bình ta làm như sau:

(1) Nhập số liệu vào một cột của bảng tính.

(2) Tại một ô trống để chứa kết quả gõ: = AVERAGE(vùng dữ liệu)

Trong ví dụ trên kết quả trả về giá trị trung bình của mẫu số liệu là 63,13 (H.T.4).

Hình T.4

Để tính những số đặc trưng khác em hãy thay hàm AVERAGE bởi hàm thích hợp theo bảng sau:

Số đặc trưng Hàm Số đặc trưng Hàm
Số trung bình
AVERAGE
Giá trị nhỏ nhất MIN
Trung vị MEDIAN Giá trị lớn nhất MAX
Mốt MODE Phương sai VAR, VARP
Tứ phân vị QUARTILE Độ lệch chuẩn STDEV, STDEVP
Bảng T.5. Danh sách hàm để tính số đo xu thế trung tâm Bảng T.6. Danh sách hàm để tính số đo độ phân tán

(Trang 100)

• Tính số trung bình, trung vị, mốt (H.T.5).

Hình T.5

= AVERAGE(A2:A46)

= MEDIAN(A2:A46)

= MODE(A2:A46)

Chú ý. Hàm MODE sẽ trả về giá trị #N/A nếu mẫu số liệu không có giá trị lặp lại. Trong trường hợp mẫu số liệu có nhiều mốt thì phần mềm bảng tính hiển thị giá trị mốt nhỏ nhất.
• Tính tứ phân vị (H.T.6).

Hình T.6

= QUARTILE(A2:A46,1)

= QUARTILE(A2:A46,2)

= QUARTILE(A2:A46,3)

Chú ý. Kết quả tính tứ phân vị bằng phần mềm bảng tính có sự sai khác nhỏ so với cách tính được giới thiệu ở Bài 13 (do dùng công thức khác nhau).

(Trang 101)

• Tính phương sai, độ lệch chuẩn, khoảng biến thiên (H.T.7).

Hình T.7

= MAX(A2:A46)-MIN(A2:A46)

= VARP(A2:A46)

=STDEVP(A2:A46)

Chú ý. Để tính ta thay VARP bởi VAR và thay STDEVP bởi STDEV.

b) Dùng chức năng phân tích dữ liệu trên thanh công cụ

Ngoài các hàm tính các số đặc trưng riêng lẻ, phần mềm bảng tính cho phép in ra một bảng tổng hợp gồm nhiều số đặc trưng khác nhau. Cách thực hiện như sau:

(1) Nhập số liệu vào một cột.

(2) Trên menu chọn Tools→Data Analysis→Descriptive Statistics.

(3) Tại Input Range chọn vùng dữ liệu (A1:A46). Nháy chọn Label in first row.

Tại Output Range chọn một ô trống để xác định vị trí hiển thị kết quả tích và nháy chọn Summary statistics.

Chú ý

- Trong hình bên, phương sai và độ lệch chuẩn tính theo công thức tính   tương ứng. Có một vài số đặc trưng chưa được giới thiệu trong phạm vi Toán 10.

- Để tính những số đặc trưng cho hai mẫu số liệu ta nhập số liệu vào hai cột và tiến hành tương tự.

 

Diem thi
Mean 63.1333333
Standard Error 1.70014854
Median 65
Mode 30
Standard Deviation 11.4049431
Sample Variance 130.072727
Kurtosis 2.43808457
Knewness -0.7116263
Range 61
Mininmum 29
Maximum 90
Sum 2841
Count 45

Hình T.8

 

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Toán 10 - Tập 1

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 10 - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 1.

Ngữ Văn 10 - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Cơ Bản Tập 2. Tổng 35 tuần.

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Một

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 1. Tổng 18 tuần

Ngữ Văn 10 (Nâng Cao) - Tập Hai

Sách Ngữ Văn Lớp 10 Nâng Cao Tập 2. Tổng 35 tuần.

Đại Số 10

Sách Toán Đại Số Lớp 10 (Thường/Cơ bản). Tổng 6 chương và 30 bài.

Đại Số 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Đại Số Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 6 chương, 34 bài.

Hình Học 10

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 3 chương, 10 bài.

Hình Học 10 (Nâng Cao)

Sách Toán Hình Học Lớp 10 (Nâng Cao). Tổng 3 chươn, 20 bài.

Hoá Học 10

Sách Hoá Học Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài.

Hoá Học 10 (Nâng Cao)

Sách Hoá Học Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 7 chương, 53 bài.

Vật Lí 10

Sách Vật Lí Lớp 10 (Thường/ Cơ bản). Tổng 7 chương, 41 bài

Vật Lí 10 (Nâng Cao)

Sách Vật Lí Lớp 10 Nâng Cao. Tổng 8 chương, 60 bài.

Gợi ý cho bạn

vo-bai-tap-toan-2-tap-hai-1011

Vở bài tập TOÁN 2 - Tập Hai

Sách Lớp 2 Chân Trời Sáng Tạo

giao-duc-the-chat-9-979

Giáo Dục Thể Chất 9

Sách Lớp 9 Chân Trời Sáng Tạo

hoat-dong-trai-nghiem-4-1957

Hoạt Động Trải Nghiệm 4

NXB Kết nối tri thức - Hoạt động trải nghiệm 4

ngu-van-7-tap-2-879

Ngữ Văn 7 - Tập 2

Sách Lớp 7 Chân Trời Sáng Tạo

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.