I - CHUẨN BỊ
- Dụng cụ: Thước, êke, compa, bút chì, tẩy, ...
- Vật liệu: Giấy vẽ khổ A4, giấy nháp,...
- Sách giáo khoa, vở bài tập.
- Vật mẫu: Côn có ren.
II - NỘI DUNG
Đọc bản vẽ côn có ren (h.12.1) và ghi các nội dung cần hiểu vào mẫu như bảng 9.1 (ở bài 9).
III - CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Các bước tiến hành giống như bài 10.
Bài làm trên giấy khổ A4 hoặc vở bài tập và hoàn thành tại lớp.
IV - NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ
Học sinh tự nhận xét và đánh giá bài làm theo hướng dẫn của giáo viên.
Có thể em chưa biết. KÍ HIỆU CỦA REN
Các loại ren khác nhau được phân biệt bằng kí hiệu dạng ren như bảng 12.1.
Bảng 12.1 Kí hiệu loại ren
Trong kí hiệu ren có ghi kí hiệu dạng ren, kích thước đường kính d của ren, bước ren P, hướng xoắn. Nếu ren có hướng xoắn phải thì không ghi hướng xoắn, nhưng nếu ren có hướng xoắn trái thì ghi chữ LH.
Ví dụ:
1) M 20 x 1
M: kí hiệu ren hệ mét.
20: kích thước đường kính d của ren.
1: kích thước bước ren P.
Ren hướng xoắn phải (không có kí hiệu).
2) Tr 40 x 2 LH
Tr: kí hiệu ren hình thang.
40: kích thước đường kính d của ren.
2: kích thước bước ren P.
LH: kí hiệu hướng xoắn trái.