Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 8 - Bài 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 18. VẬT LIỆU CƠ KHÍ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 8 | Giáo Dục Việt Nam

Muốn làm ra các sản phẩm cơ khí, đầu tiên phải có nguyên vật liệu. Ví dụ: Muốn sản xuất xe đạp cần phải có thép, nhôm, nhựa...

Vật liệu cơ khí, hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguyên vật liệu dùng trong ngành cơ khí. Bài này chỉ giới thiệu những vật liệu thông dụng nhất và những tính chất cơ bản của chúng, từ đó giúp ta lựa chọn và sử dụng vật liệu một cách hợp lí và hiệu quả.

I - CÁC VẬT LIỆU CƠ KHÍ PHỔ BIẾN

Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất, vật liệu cơ khí được chia thành hai nhóm: vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

1. Vật liệu kim loại

Trong kĩ thuật và đời sống, nhiều máy và dụng cụ gia đình được làm bằng những vật liệu kim loại.

Qua quan sát chiếc xe đạp, em hãy nêu tên những chi tiết, bộ phận nào của xe được làm bằng kim loại?

Kim loại là vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị, máy và được phân loại theo sơ đồ sau:

a) Kim loại đen

Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt (Fe) và cacbon (C). Dựa vào tỉ lệ cacbon và các nguyên tố tham gia, người ta chia kim loại đen thành hai loại chính là gang và thép.

- Nếu tỉ lệ cacbon trong vật liệu 2,14% là gang. Tỉ lệ cacbon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.

- Tuỳ theo cấu tạo và tính chất, gang được phân thành ba loại là gang xám, gang trắng và gang dẻo; thép được chia thành hai loại chính là thép cacbon và thép hợp kim. Thép cacbon loại thường chứa nhiều tạp chất dùng chủ yếu trong xây dựng và kết cấu cầu đường. Thép cacbon chất lượng tốt thường dùng làm dụng cụ gia đình và chi tiết máy.

b) Kim loại màu

- Ngoài kim loại đen (thép, gang) các kim loại còn lại chủ yếu là kim loại màu. Kim loại màu thường được sử dụng dưới dạng hợp kim.

- Kim loại màu dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn, tính chống ăn mòn cao, đa số có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Các kim loại màu ít bị oxi hoá trong môi trường. Kim loại màu chủ yếu là đồng (Cu), nhôm (Al) và hợp kim của chúng.

- Đồng, nhôm và hợp kim của chúng được dùng nhiều trong công nghiệp như: sản xuất đồ dùng gia đình, chế tạo chi tiết máy, làm vật liệu dẫn điện...

Em hãy cho biết những sản phẩm dưới đây thường được làm bằng vật liệu gì?

Sản phẩm Lưỡi kéo cắt giấy Lưỡi cuốc Móc khoá cửa Chảo rán Lõi dây dẫn điện Khung xe đạp
Loại vật liệu            

2. Vật liệu phi kim loại

So với kim loại, vật liệu phi kim loại có khả năng dẫn điện, dãn nhiệt kém nhưng có một số tính chất đặc biệt như: dễ gia công, không bị oxi hoá, ít mài mòn... nên chúng được sử dụng ngày càng rộng rãi.

Các vật liệu phi kim loại được dùng phổ biến trong cơ khí là chất dẻo, cao su.

a) Chất dẻo

Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt... Chất dẻo được chia làm hai loại:

*Chất dẻo nhiệt:

Loại này có nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, không dẫn điện, không bị oxi hoá, ít bị hoá chất tác dụng, dễ pha màu và có khả năng chế biến lại. Chất dẻo nhiệt thường được dùng nhiều trong sản xuất dụng cụ gia đình như: làn, rổ, cốc, can, dép, ...

*Chất dẻo nhiệt rắn:

Chất dẻo nhiệt rắn được hoá rắn ngay sau khi ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công.

Chất dẻo nhiệt rắn là loại chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt, được dùng làm bánh răng, ổ đỡ, vỏ bút máy...

Em hãy cho biết những vật dụng sau đây được làm bằng chất dẻo gì?

Vật dụng Áo mưa Can nhựa Vỏ ổ cắm điện Vỏ quạt điện Vỏ bút bi Thước nhựa
Loại chất dẻo            
b) Cao su

Là vật liệu dẻo, đàn hồi, khả năng giảm chấn tốt, cách điện và cách âm tốt. Cao su gồm hai loại: cao su tự nhiên và cao su nhân tạo, chúng được dùng làm săm, lốp, ống dẫn, đai truyền, vòng đệm, sản phẩm cách điện...

Hãy kể tên các sản phẩm cách điện làm bằng cao su.

II - TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA VẬT LIỆU CƠ KHÍ

Muốn chọn được vật liệu hợp lí, phù hợp với điều kiện chế tạo sản phẩm, cần nắm vững các tính chất cơ bản của từng loại vật liệu. Nhìn chung các vật liệu cơ khí có những tính chất cơ bản sau:

1. Tính chất cơ học

Biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng của các lực bên ngoài. Tính chất cơ học bao gồm: tính cứng, tính dẻo, tính bền.

Ví dụ: Thép cứng hơn nhôm; đồng dẻo hơn thép.

2. Tính chất vật lí

Là những,tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí khi thành phần hoá học của nó không đổi như: nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng...

Em có nhận xét gì về tính dẫn điện, dẫn nhiệt của thép, đồng và nhôm?

3. Tính chất hoá học

Cho biết khả năng của vật liệu chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường, như tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn...

Ví dụ: Thép, nhôm, đồng dễ bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn; chất dẻo không bị ăn mòn khi tiếp xúc với muối ăn.

4. Tính chất công nghệ

Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt...

Muốn có sản phẩm cơ khí tốt cần có vật liệu phù hợp. Mỗi vật liệu có nhiều tính chất khác nhau, tuỳ theo mục đích sử dụng mà người ta quan tâm đến tính chất này hay tính chất khác hoặc có thể thay đổi một vài tính chất để nâng cao hiệu quả sử dụng vật liệu.

Ghi nhớ

1. Vật liệu cơ khí được chia làm 2 nhóm lớn: kim loại và phi kirri loại, trong đó vật liệu kim loại được sử dụng phổ biến để gia công các chi tiết và bộ phận máy.

2. Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: cơ tính, lí tính, hoá tính và tính công nghệ. Trong cơ khí đặc biệt quan tâm 2 tính chất là cơ tính và tính công nghệ.

Câu hỏi

1. Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

2. Hãy phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại, giữa kim loại đen và kim loại màu.

3. Hãy kể tên các vật liệu cơ khí phổ biến và phạm vi ứng dụng của chúng.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

toan-7-tap-1-862

Toán 7 - Tập 1

Sách Lớp 7 Cánh Diều

dia-li-9-840

Địa Lí 9

Sách Lớp 9 NXB Giáo Dục Việt Nam

khoa-hoc-tu-nhien-7-897

Khoa Học Tự nhiên 7

Sách Lớp 7 Kết Nối Tri Thức

giai-bai-tap-vat-ly-10-1139

Giải bài tập Vật lý 10

Giải bài tập Vật lý lớp 10

bai-giai-sinh-hoc-12-770

Bài giải SINH HỌC 12

SGK Lớp 12 NXB Giáo Dục

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

global-success-bo-giao-duc-dao-tao-11

Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo

Bộ sách Global Success & Bộ Giáo Dục - Đào Tạo là sự kết hợp giữa ngôn ngữ Tiếng Anh theo lối giảng dạy truyền thống và cập nhật những phương thức quốc tế

nxb-dai-hoc-su-pham-tphcm-12

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

NXB - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

mu88 ** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.