Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 8 - Bài 33. AN TOÀN ĐIỆN | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 33. AN TOÀN ĐIỆN và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 8 | Giáo Dục Việt Nam

Điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay, điện đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày.

Nhưng trong khi sử dụng và sửa chữa điện, cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Chúng ta luôn nhớ rằng: "Tai nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hoả hoạn, làm bị thương hoặc chết người".

Vậy, những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn đó?

I - VÌ SAO XẢY RA TAI NẠN ĐIỆN?

Tai nạn điện xảy ra thường do một trong các nguyên nhân sau:

1. Do chạm trực tiếp vào vật mang điện

Quan sát hình 33.1, em hãy điền chữ a, b, c vào chỗ trống (...) cho thích hợp

- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện (h.33.1...).

- Sử dụng các đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ (vỏ kim loại) (h.33.1...).

- Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ an toàn điện (h.33.1...).

2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp

Khi ta đến gần đường dây điện cao áp, trạm biến áp sẽ rất nguy hiểm vì có thể bị phóng điện từ dây điện cao áp, thanh cái máy biến áp... qua không khí đến người, gây chết người (h.33.2).

Nghị định của Chính phủ số 54/1999/ NĐ - CP đã quy định về khoảng cách bảo vệ an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng và chiều cao (bảng 33.1).

Bảng 33.1. Khoảng cách bão vệ an toàn lưới điện cao áp

Điện áp Đến 22kV 35kV 66 - 110kV 220kV 500kV
Loại dây Dây bọc Dây trần Dây bọc Dây trần Dây trần
Khoảng cách an toàn chiều rộng (m) 2 1,5 3 4 6 7

 

Điện áp Đến 35kV 66- 110kV 220kV 500kV
Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m) 2 3 4 6

3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất

Những khi có mưa, bão to, dây dẫn điện có thể bị đứt rơi xuống đất. Chúng ta không được lại gần chỗ dây điện đứt chạm mặt đất, rất nguy hiểm, mà phải báo ngay cho trạm quản lí điện gần đó (h.33.3).

II - MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN

Bảo đảm an toàn điện là nguyên tắc cần phải tuân thủ mỗi khi sử dụng hoặc sửa chữa điện. Việc tuân thủ những biện pháp này sẽ giúp các em hình thành thói quen an toàn trong cuộc sống và sản xuất.

1. Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện

Quan sát hình 33.4, em hãy điền chữ a, b, c, d vào chỗ trống (...) cho đúng.

- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện (h.33.4...).

- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện (h.33.4...).

- Thực hiện nối đất các thiết bị, đồ dùng điện (h.33.4...).

- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp (h.33.4.,.).

2. Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện

- Trước khi sửa chữa điện, phải cắt nguồn điện:

  + Rút phích cắm điện.

  + Rút nắp cầu chì.

  + Cắt cầu dao (hoặc aptomat tổng).

- Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa để tránh bị điện giật và tai nạn khác (h.33.5):

  + Sử dụng các vật lót cách điện.

  + Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện.

  + Sử dụng các dụng cụ kiểm tra.

Ghi nhớ

1. Tai nạn điện thường xảy ra khi:

  - Vô ý chạm vào vật có điện.

  - Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp, trạm biến áp.

  - Đến gần dây điện bị đứt chạm mặt đất.

2. Để phòng ngừa tai nạn điện ta phải:

  - Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sử dụng điện.

  - Thực hiện các nguyên tắc an toàn điện khi sửa chữa điện.

  - Giữ khoảng cách an toàn vói đường dây điện cao áp và trạm biến áp.

Câu hỏi

1. Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?

2. Khi sử dụng và sửa chữa điện cần thực hiện những nguyên tắc an toàn điện gì?

3. Hãy điền những hành động đúng (Đ) hay sai (S) vào ô trống dưới đây:

a) Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp. □

b) Thả diều gần đường dây điện. □

c) Không buộc trâu, bò,... vào cột điện cao áp. □

d) Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp. □

e) Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp. □

f) Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp. □

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

tin-hoc-1367

Tin học

SGK Tin học 11 dành cho học sinh Lớp 11 của NXB Giáo dục Việt Nam xuất bản năm 2019.

mi-thuat-1-19

MĨ THUẬT 1

Sách Lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

am-nhac-1161

Âm Nhạc

Âm Nhạc lớp 11

toanhinhnang-cao-811

Toán_Hình_Nâng Cao

Sách Toán_Hình_Nâng Cao. Tổng 3 chươn, 20 bài

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.