Sách Giáo Khoa 247

Công Nghệ 8 - Bài 19. Thực hành VẬT LIỆU CƠ KHÍ | Giáo Dục Việt Nam

Xem chi tiết nội dung bài Bài 19. Thực hành VẬT LIỆU CƠ KHÍ và tải xuống miễn phí trọn bộ file PDF Sách Công Nghệ 8 | Giáo Dục Việt Nam

I - CHUẨN BỊ

- Vật liệu:

  + 1 đoạn dây đồng, dây nhôm, dây thép và 1 thanh nhựa có đường kính Φ 4mm.

  + 1 bộ tiêu bản vật liệu gồm 1 gang, thép, hợp kim đồng, hợp kim nhôm, cao su, chất dẻo.

- Dụng cụ:

  + 1 chiếc búa nguội nhỏ;

  + 1 chiếc đe nhỏ.

  + 1 chiếc dũa nhỏ.

- Học sinh chuẩn bị trước báo cáo thực hành theo mẫu ở mục III.

II - NỘI DUNG VÀ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH

1. Phân biệt vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại

a) Quan sát bên ngoài các mẫu vật liệu để nhận biết vật liệu kim loại và phi kim loại

- Quan sát màu sắc các mẫu.

- Quan sát mặt gãy.

- Ước lượng khối lượng.

b) So sánh tính cứng và tính dẻo

- Chọn 1 thanh nhựa và 1 thanh thép đường kính Φ 4mm.

- Dùng lực của tay bẻ từ đó nhận xét vật liệu nào khó bẻ gãy thì có tính cứng lớn hơn, vật liệu nào dễ uốn thì có tính dẻo cao hơn.

Điền kết quả vào mục 1 báo cáo thực hành.

2. So sánh vật liệu kim loại đen và kim loại màu

a) Phân biệt kim loại đen và kim loại màu bằng quan sát bên ngoài các mẫu

- Quan sát màu sắc các mẫu.

- Quan sát mặt gãy.

- Ước lượng khối lượng.

b) So sánh tính cứng, tính dẻo

Dùng lực của tay bẻ các thanh vật liệu thép, đồng và nhôm có đường kính Φ 4mm để so sánh tính cứng, tính dẻo của chúng.

c) So sánh khả năng biến dạng

Dùng búa đập vào phần đầu của các thanh đồng, nhôm và thép với lực đập như nhau để xác định khả năng biến dạng của từng vật liệu.

Điền kết quả vào mục 2 báo cáo thực hành.

3. So sánh vật liệu gang và thép

a) Quan sát màu sắc và mặt gãy của gang và thép

b) So sánh tính chất của vật liệu

- So sánh tính cứng và tính dẻo: dùng lực bẻ và dùng dũa để xác định.

- So sánh tính giòn: dùng búa đập, vật liệu nào dễ gãy, vỡ thì có tính giòn lớn hơn. Điền kết quả vào mục 3 báo cáo thực hành.

III - BÁO CÁO THỰC HÀNH

VẬT LIỆU CƠ KHÍ

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………………………….…………………………………….

Lớp: ……………………………………………………………………….………………………….………………….………………….………

1. So sánh tính cứng, tính dẻo khối lượng, màu sắc của thép và nhựa

Tính chất Thép Nhựa
Tính cứng    
Tính dẻo    
Khối lượng    
Màu sắc    

Chú ý: Sử dụng các kí hiệu lớn hơn (>), nhỏ hơn (<) để so sánh.

2. So sánh tính cứng, tính dẻo và khả năng biến dạng của thép, đồng và nhôm

Tính chất Kim loại đen Kim loại màu
Thép Đồng Nhôm
Tính cứng      
Tính dẻo      
Khả năng biến dạng      

Sử dụng các chữ số 1, 2, 3, theo thứ tự giảm dần của tính dẻo, tính cứng và khả năng biến dạng.

3. So sánh màu sắc, tính cứng, tính dẻo, tính giòn của gang và thép

Tính chất Gang Thép
Màu sắc    
Tính cứng    
Tính dẻo    
Tính giòn    

Sử dụng các chữ số 1,2 theo thứ tự giảm dần của các tính chất.

Chú ý:

Các tính chất trên chỉ so sánh ở mức độ định tính.

4. Nhận xét và đánh giá bài thực hành

Học sinh tự nhận xét và đánh giá bài thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

Xem và tải xuống trọn bộ sách giáo khoa Công Nghệ 8

Tổng số đánh giá:

Xếp hạng: / 5 sao

Sách giáo khoa liên quan

Ngữ Văn 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Ngữ Văn 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tiếng Anh 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 1

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Toán 8 - Tập 2

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Lịch Sử 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Địa Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Sinh Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Vật Lí 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Hóa Học 8

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Tin Học 8 (Quyển 3)

Sách Lớp 8 NXB Giáo Dục Việt Nam

Gợi ý cho bạn

lich-su-12-nang-cao-660

Lịch Sử 12 (Nâng Cao)

Sách Lớp 12 NXB Giáo Dục Việt Nam

toanhinh-810

Toán_Hình

Sách Toán_Hình. Tổng 3 chương, 10 bài

vo-bai-tap-tieng-viet-1-tap-mot-32

Vở bài tập TIẾNG VIỆT 1 - Tập Một

Sách Lớp 1 Kết Nối Tri Thức

lich-su-va-dia-li-8-922

Lịch Sử Và Địa Lí 8

Sách Lớp 8 Chân Trời Sáng Tạo

hoa-hoc-nang-cao-1149

Hoá học Nâng Cao

Với tóm tắt lý thuyết Hóa học 11 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Hóa 11

Nhà xuất bản

canh-dieu-1

Cánh Diều

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Cánh Diều

chan-troi-sang-tao-2

Chân Trời Sáng Tạo

Bộ sách giáo khoa của Nhà xuất bản Chân Trời Sáng Tạo

ket-noi-tri-thuc-voi-cuoc-song-3

Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa của nhà xuất bản Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

giao-duc-viet-nam-5

Giáo Dục Việt Nam

Bộ Sách Giáo Khoa của Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam

sach-bai-giai-6

Sách Bài Giải

Bài giải cho các sách giáo khoa, sách bài tập

sach-bai-tap-7

Sách Bài Tập

Sách bài tập tất cả các khối lớp

tai-lieu-hoc-tap-9

Tài liệu học tập

Đây là tài liệu tham khảo hỗ trợ trong quá trình học tập

Chủ đề

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.