I - NHỮNG SỰ KIỆN CHÍNH
1. Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 Lập bảng thống kê:
Thời gian | Quá trình xâm lược của thực dân Pháp | Cuộc đấu tranh của nhân dân ta |
2. Phong trào Cần vương (1885 - 1896)
Lập niên biểu:
- Ngày 5 - 7 - 1885: cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
- Ngày 13 - 7 - 1885: ra chiếu Cần vương.
...
3. Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX (đến năm 1918)
- Phong trào Đông du (1905 - 1909): Hội Duy tân, học sinh Việt Nam sang Nhật.
- Đông Kinh nghĩa thục (1907): sự thành lập và những hoạt động.
II - NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU
- Vì sao thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? (sự phát triển của chủ nghĩa thực dân, nhu cầu xâm chiếm thuộc địa...)
- Nguyên nhân làm cho nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp (thái độ và trách nhiệm của triều đình Huế trong việc để mất nước...).
- Nhận xét chung về phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX (từ sau năm 1884): quy mô (thời gian, không gian, số lượng người tham gia, mức độ quyết liệt...), cách thức và phương pháp đấu tranh, tính chất phong trào, ý nghĩa, bài học.
- Phong trào Cần vương: nguyên nhân phát sinh và phát triển, diễn biến (qua hai giai đoạn 1885 - 1888 và 1889 - 1896), đặc điểm, tính chất, kết quả và ý nghĩa của phong trào.
- Những chuyển biến về kinh tế, xã hội, tư tưởng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: nguyên nhân chuyển biến, những biểu hiện cụ thể qua các phong trào.
- Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX (nhấn mạnh những nét mới so với phong trào cuối thế kỉ XIX):
+ Về chủ trương đường lối
+ Về biện pháp đấu tranh
+ Về thành phần tham gia
+ Về hình thức hoạt động
...
- Bước đầu hoạt động cứu nước của Nguyễn Tất Thành (những sự kiện chính) và ý nghĩa.
III - BÀI TẬP THỰC HÀNH
Giáo viên xây dựng một số bài tập trắc nghiệm khách quan, tự luận, thực hành... bao quát nội dung chủ yếu của phần Lịch sử Việt Nam (1858 - 1918) và hướng dẫn học sinh thực hiện.
Ví dụ:
1. Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào cần vương theo các mục sau:
Khởi nghĩa | Thời gian | Người lãnh đạo | Địa bàn hoạt động | Nguyên nhân thất bại | Ý nghĩa; Bài học |
2. So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh (chủ trương, biện pháp, khả năng thực hiện, tác dụng, hạn chế...)
3. Sưu tầm tài liệu để trình bày về cuộc đời và hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ thuở niên thiếu đến năm 1918.
…